Mở quán cơm văn phòng cần biết những mẹo sau để buôn bán đắt khách

Những ai làm việc tại văn phòng hoặc là những người đi làm bận rộn chắc hẳn rất cần những bữa cơm trưa ngon và bổ dưỡng. Thời gian nghỉ trưa chính là lúc họ được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng thời gian lại khá ngắn chỉ tầm 30 phút đến 1 giờ đồng hồ nên rất khó để nấu bữa cơm hoàn chỉnh. Chính vì thế nếu ai nắm bắt được nhu cầu và mở quán cơm văn phòng sẽ kiếm được bộn tiền.

1. Quán cơm văn phòng có gì khác với quán cơm bình dân?

Mở quán cơm văn phòng

Kinh doanh quán cơm văn phòng online rất phổ biến

Quán cơm văn phòng sẽ hướng đến giới văn phòng, thường thì họ có thu nhập khá ổn định. Những người này sẵn sàng chi số tiền lớn để thưởng thức bữa ăn và có yêu cầu khá khắt khe về chế độ dinh dưỡng. Ngày nay, việc mở quán cơm văn phòng không còn đơn giản chỉ cần bán món ăn là đủ mà còn có thể kết hợp với nhiều hình thức khác như:

  • Mở quán cơm văn phòng kết hợp bán nước: Khi bạn có số vốn ổn định và muốn kiếm thêm lợi nhuận thì nên kết hợp bán cơm trưa kèm nước uống. Điều này sẽ thu hút rất nhiều khách hàng vì họ đến ăn trưa và có chỗ để nghỉ ngơi buổi trưa hoặc bàn công việc. Hiện nay một suất cơm trưa văn phòng tại các quán theo hình thức này là khoảng từ 50.000 đồng trở lên (chưa kể thức uống), vì thế nó phù hợp hơn với đối tượng là những người làm văn phòng có thu nhập cao. Nếu mở quán theo hình thức này thì cần quán có mặt bằng rộng, chỗ ngồi thoáng mát và sạch sẽ.
  • Mô hình quán cơm văn phòng online: Nếu như bạn là một người mới khởi nghiệp và vốn chưa nhiều để mở cửa hàng thì có thể kết hợp hình thức kinh doanh online. Hiện nay việc đặt đồ ăn online rất phổ biến và được nhiều dân văn phòng lựa chọn vì tiện lợi. Tuy nhiên, nếu kinh doanh trên mạng, bạn cần có những cách thức quảng cáo hiệu quả trên các kênh mạng xã hội, các app đặt đồ ăn, giao hàng…

2. Lợi ích khi mở quán cơm văn phòng

2.1 Nhu cầu của người dùng cao

Phần lớn dân văn phòng hiện nay đều có nhu cầu đặt cơm hoặc ra ngoài hàng để ăn. Bởi vì bận rộn và không có nhiều thời gian để nấu ăn. Chưa kể, nhiều khi số tiền chuẩn bị cơm nhà còn vượt quá cả so với ăn ngoài. Chính vì thế mở quán cơm văn phòng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

2.2 Chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh

Thị trường cơm văn phòng hiện nay chưa có nhiều thương hiệu nổi bật, đa phần chỉ là những quán bình dân. Dân văn phòng khi đặt tại quán cơm bình dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về chất lượng thức ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh. Vì thế họ không ngại chi thêm tiền để tiêu thụ đồ ăn lại đảm bảo chất lượng và đảm bảo dinh dưỡng.

2.3 Chưa chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng

Mở quán cơm văn phòng sẽ cần phải cải thiện về chất lượng dịch vụ, địa điểm…Dân văn phòng đều là những người có thu nhập khá ổn định và là những khách hàng khó tính. Chính vì thế họ có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng. Các quán cơm bình dân khác dường như chưa trú trọng vào việc này nên đây là cơ hội để những quán cơm văn phòng chiếm ưu thế và giành lấy thị phần.

Mở quán cơm văn phòng

Quán cơm văn phòng rộng rãi và thoáng mát

3. Cách xây dựng mô hình quán cơm văn phòng hiệu quả

3.1 Nghiên cứu thị trường cẩn thận

Trước khi kinh doanh bất kì loại sản phẩm nào thì đều cần nghiên cứu thị trường kỹ càng, xác định quán của mình có bao nhiêu đối thủ, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu để rút kinh nghiệm.Từ việc nghiên cứu thị trường là cơ sở để đưa ra mức bán thích hợp.

Mở quán cơm văn phòng

Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán

3.2 Chọn mặt bằng kinh doanh

Vì là quán cơm văn phòng, cơm bình dân nên việc đầu tiên là bạn phải có được mặt bằng gần các văn phòng công ty, nơi tập trung nhiều nhân viên, người lao động… Những địa điểm như thế này sẽ giúp có nhiều người biết đến hơn và đảm bảo số lượng khách ghé quán. Địa điểm kinh doanh góp phần lớn trong việc thành công của mô hình quán cơm văn phòng. Để kiểm tra xem đây có phải mặt bằng phù hợp hay không thì bạn nên để ý lượng xe qua lại, đường có dễ đi hay không…

3.3 Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Việc lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, giá cả phù hợp là yếu tố then chốt trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực. Chợ đầu mối hoặc ngay các chỗ sản xuất để lựa chọn hàng tươi mới mỗi ngày. Về phần những mặt hàng để được lâu như gạo, gia vị…, bạn nên mua số lượng lớn để dùng dần và khi mua với số lượng lớn giá cả cũng sẽ ưu đãi hơn.

Mở quán cơm văn phòng

Lựa chọn những nguồn cung thực phẩm uy tín và chất lượng

3.4 Tuyển dụng đầu bếp có tay nghề

Với quán cơm văn phòng thì quan trọng nhất là những người đầu bếp có tay nghề, tâm huyết và có thể nấu đa dạng món ăn. Đây sẽ là điểm khác biệt giữa các quán cơm với nhau nhờ hương vị độc đáo mà chỉ mình quán của bạn mới có. Kế đến là những nhân viên phục vụ, đối với các quán nhỏ thì không cần quá nhiều nhân viên. Khi tuyển dụng lao động, bạn cần chọn người tâm huyết, có trách nhiệm, nhiệt tình, niềm nở…

3.5 Chiến lược marketing hiệu quả

Kinh doanh cơm văn phòng online cần nhất một chiến lược Marketing hiệu quả, bạn có thể thể áp dụng một số hình thức như giảm giá, chương trình khuyến mãi, đăng băng rôn, tờ rơi, người thân giới thiệu… Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường quảng bá trên các trang mạng xã hội, app giao đồ ăn… Với mỗi một hình thức marketing, bạn sẽ tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Ngoài ra để cho khách hàng biết đến quán ăn của bạn nhiều hơn thì có thể đưa thông tin của quán lên Google Map (bản đồ của Google). Cách này sẽ giúp cho khách hàng tìm kiếm địa chỉ và đường đến cửa hàng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, yếu tố tạo nhận diện thương hiệu cũng cực kỳ quan trọng. Những thành phần giúp cho bộ nhận diện thương hiệu thành công trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng bao gồm: Biểu tượng, màu sắc, logo, slogan….Có thể ứng dụng vào việc thiết kế đồng phục nhân viên nhà hàng, tạp dề, hộp đựng thìa đũa, bao giấy bọc đũa, lót cốc, túi đựng món ship mang về, hay phong bì thư cảm ơn,…

Mở quán cơm văn phòng

Đồng phục quán ăn đẹp sẽ thu hút khách hàng

4. Những kinh nghiệm để mở quán cơm văn phòng đắt khách

4.1 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Những rủi kho khi mở quán cơm văn phòng mà bạn cần lưu ý đến là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu chẳng may có khách hàng bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại quán thì sẽ chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trường hợp khách chỉ đau bụng nhẹ thông thường thì giải quyết bằng cách thương lượng. Nhưng nếu khách bị nặng, có biểu hiện khó thở, buồn nôn và phải đi bệnh viện thì có nguy cơ bạn sẽ phải làm việc với cơ quan nhà nước.

4.2 Thiệt hại do cháy nổ

Đây là rủi ro khi mở quán cơm văn phòng rất phổ biến và hết các quán đều sử dụng bếp nấu tại chỗ. Nhiên liệu đốt lại thường là gas nên nguy cơ cháy rất dễ xảy ra. Bạn nên lưu ý tránh để hở gas, dầu mỡ chảy tràn lan, để nhiều vật dụng dễ cháy gần bếp gas. Chính vì thế cửa hàng nên tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy và training cho nhân viên về các cách xử lý khi gặp hỏa hoạn.

Mở quán cơm văn phòng

Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy

4.3 Lên thực đơn đa dạng và phong phú

Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng thì nên lưu ý về việc lên thực đơn sao cho đa dạng và phong phú để khách hàng thoải mái lựa chọn. Ngoài món chính bạn cần có thêm các món phụ, món ăn kèm hoặc món tráng miệng để thu hút khách hàng. Mẹo nhỏ là thực đơn món ăn còn phải được thay đổi liên tục để tránh gây nhàm chán cho khách hàng. Món ăn nên đa dạng, cải tiến, thêm nhiều món lạ miệng, thực đơn thay đổi theo mùa cũng là bí quyết thu hút khách hàng đến với bạn.

5. Câu hỏi thường gặp khi mở quán cơm văn phòng

Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở quán?

Giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện là quan trọng nhất. Tùy theo quy mô quán, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn tiếp tục làm giấy phép đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với hộ kinh doanh cá thể, thẩm quyền cấp sẽ thuộc về UBND cấp quận, huyện. Đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể có quy mô phục vụ trên 200 suất ăn, thẩm quyền cấp sẽ thuộc về Chi cục An toàn Thực phẩm Tỉnh, Thành phố. Thêm vào đó bạn cần thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá (nếu có kinh doanh), giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (diện tích nhà hàng trên 200m2)…

Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn?

Vốn để mở quán cơm văn phòng từ 100 triệu trở lên để mở một quán cơm. Quy mô quán càng lớn thì số vốn bạn cần bỏ ra càng nhiều. Khoảng vốn này, bạn đầu tư vào việc thuê mặt bằng phù hợp, tu sửa, mua sắm bàn ghế, chén bát, thiết bị nhà bếp… Tuy nhiên để có thể kiểm soát chi phí tốt, sử dụng vốn hiệu quả, bạn nên vạch ra bảng chi tiêu.

6. Kết luận

Mở quán cơm văn phòng hiện nay đang là trào lưu và được rất nhiều người lựa chọn. Bạn nên nắm bắt lấy xu thế này để kinh doanh để thu về nhiều lợi nhuận. Chúc bạn kinh doanh hiệu quả và thành công.

--------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Mở quán cơm văn phòng

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Khởi nghiệp bằng kinh doanh trái cây nhập khẩu có khả thi không?

16/01/2023 MKT Ngoc Anh

Kinh doanh phụ tùng ô tô đắt khách cần chuẩn bị những gì?

16/01/2023 MKT Ngoc Anh

Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh quan trọng nhất định bạn phải biết

16/01/2023 MKT Ngoc Anh