Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của bộ nhận diện với doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu có thể coi là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên độc đáo và thu hút hơn trong mắt khách hàng. Ngoài ra, bộ thương hiệu càng nổi bật, càng đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như khác biệt hơn so với đối thủ. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Và tầm quan trọng của bộ nhận diện đối với doanh nghiệp là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (CIP) là yếu tố hữu hình của doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu hay CIP (Corporate Identity Program) được biết là như một tập hợp những yếu tố hữu hình của một doanh nghiệp. Đó là những hình ảnh, tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa,... Các yếu tố này sẽ là nhân tố chính giúp phân biệt hình ảnh của thương hiệu này so với những thương hiệu còn lại, khiến sự nhận dạng của thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bộ nhận diện cũng phải truyền tải một thông điệp chính xác đến khách hàng, cũng như mọi thiết kế của bộ nhận diện đều phải nhất quán và đồng bộ để đem lại hiệu quả tốt nhất

2. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu?

2.1 Tăng tần suất tiếp xúc với khách hàng

Doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu chi tiết bao gồm đầy đủ các yếu tố nhất quán đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Ví dụ như danh thiếp, bộ ứng dụng văn phòng, backdrop, vật phẩm khuyến mại, website, biển quảng cáo,... Như vậy thương hiệu sẽ gia tăng tần suất tiếp xúc, nhân lên cơ hội để tiếp cận khách hàng. Và được ghi nhớ trong tâm trí đối tác, khách hàng.

2.2 Tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp

Giá trị của một doanh nghiệp được định giá hàng năm, không chỉ dựa trên các yếu tố về vốn cổ phần, tài sản cố định, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn thông qua việc định giá thương hiệu. Nhiều thương hiệu lớn mạnh tay chi hàng triệu USD chỉ để thiết kế logo sao cho phù hợp, nhưng song song với đó cũng thu về hàng trăm tỷ USD, có thể kể đến như: Apple (180 tỷ USD), Google (140 tỷ USD),...

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Việc xây dựng bộ nhận diện giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc định giá thương hiệu

2.3 Thuận lợi cho các chiến dịch Marketing

Phần lớn các hoạt động, chiến dịch Marketing hay bán hàng đều vận hành trên bộ nhận diện thương hiệu. Marketing sử dụng bộ nhận diện như một nguyên liệu đồng thời biến tấu nó trở nên sáng tạo, độc đáo hơn để thu hút khách hàng, để từ đó thứ đặc trưng mà khách hàng còn nhớ được chính là bộ nhận diện.

2.4 Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Bộ nhận diện không chỉ được tạo ra để mang đến sự khác biệt, nhận biết hay thể hiện tính cách đặc thù của doanh nghiệp, mà nó còn mang nhiệm vụ tác động vào cảm nhận của khách hàng, tạo nên sự đáng tin cậy chuyên nghiệp của thương hiệu, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác.

3. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Việc xây dựng bộ nhận diện giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng và có lợi thế cạnh tranh

Xây dựng một bộ nhận diện chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, bộ nhận diện thương hiệu còn đóng vai trò trong việc phủ sóng hình ảnh, thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Việc thiết lập một bộ nhận diện đủ mạnh cũng sẽ giúp tạo sự khác biệt, tách biệt các sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, từ đó khiến khách hàng có thể nhận biết và phân biệt được sản phẩm của bạn. Ngoài ra, một hình ảnh đặc trưng còn có tác dụng giữ chân được một lượng khách hàng, giúp tăng độ trung thành đối với sản phẩm của bạn.

4. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

4.1 Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu

  • Logo: Đây là biểu tượng cho doanh nghiệp, là thứ mang khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp đầu tiên, Một logo có thể không cần phải đẹp mắt nhưng nó phải truyền đạt được ý nghĩa và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Nó phải khiến khách hàng nhớ đến ngay từ lần đầu tiên.

  • Slogan: Được hiểu là khẩu hiệu của doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ nhớ và hình dung ra được thông điệp của doanh nghiệp. Ví dụ, Slogan của Apple là “Think Different” (Nghĩ khác biệt).

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Logo và Slogan của Apple

  • Tagline: Nhiều người hay nhầm tưởng Tagline chính là Slogan, trên thực tế Slogan và Tagline là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau. Tagline cần phải thể hiện được các triết lý và phương châm kinh doanh của doanh nghiệp, một tagline ấn tượng cũng góp phần lớn trong việc thu hút khách hàng. Ví dụ, Tagline của Disneyland là “The happiest place on the Earth - Nơi hạnh phúc nhất Trái Đất”.

4.2 Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao gồm những yếu tố hữu hình như Logo, bì thư, name card, kẹp tài liệu, dây theo, đồng phục nhân viên,... Điều này giúp cho khách hàng và đối tác thấy được sự đồng bộ , nhất quán và chỉn chu của doanh nghiệp. Tất cả các hệ thống nhận đều cần phải được đồng bộ giống nhau để đảm bảo được sự chặt chẽ và chuyên nghiệp.

4.3 Hệ thống nhận diện tại điểm bán - POSM

POSM là viết tắt của từ Point Of Sales Material chỉ hệ thống nhận tại điểm bán, đó có thể là bảng hiệu, phông nền, backdrop, pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,... thường được thấy tại các siêu thị, hội chợ triển lãm. POSM được xem là hệ thống quảng cáo trực quan nhất trong bước đầu tiếp cận khách hàng, thu hút họ và giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

4.4 Hệ thống nhận diện trên internet

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện trên nền tảng internet bao gồm việc thiết kế website, chiến dịch quảng cáo, social network,...

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc, thì tiếp cận khách hàng thông qua bộ nhận diện trên nền tảng internet là một việc không thể thiếu. Bạn cần chú trọng vào việc thiết kế website, social network, logo, các chiến dịch quảng cáo, typo,... để truyền tải một cách đúng và đầy đủ nhất thông điệp và mục đích của thương hiệu.

5. Kết luận

Một bộ nhận diện nhất quán và đồng bộ thể hiện được sự chỉn chu và chuyên nghiệp của thương hiệu. Vì vậy việc đầu tư thiết kế và xây dựng bộ nhận diện phù hợp với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Qua đây, Haravan mong các bạn đã hiểu rõ khái niệm bộ nhận diện thương hiệu là gì. Chúc bạn thành công!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: