Kinh doanh phụ tùng ô tô đắt khách cần chuẩn bị những gì?

Phụ tùng ô tô hiện đang là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn tại thị trường Việt Nam khi nhu cầu di chuyển người có thu nhập cao ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đây là sản phẩm đòi hỏi người kinh doanh cần có kiến thức và kinh nghiệm, nếu không sẽ dễ bị hụt vốn và thất bại. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tần kinh nghiệm và những thứ cần chuẩn bị dành cho người mới bắt đầu kinh doanh phụ tùng ô tô tại Việt Nam.

1. Mô hình kinh doanh phụ tùng ô tô là gì?

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Phụ tùng ô tô hiện đang là ngành kinh doanh hấp dẫn tại thị trường Việt Nam

Phụ tùng ô tô là những thành phần rất quan trọng để lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Trong trường hợp xe bị hỏng hoặc bạn muốn nâng cấp, hay còn gọi là “độ” xe thì phải thay thế một vào chi tiết máy.

Kinh doanh phụ tùng ô tô là cung cấp các chi tiết phụ tùng phổ biến như: giảm xóc, rotuyn, xy lanh, piston, gạt mưa ô tô, má phanh… Đồng thời, một số cửa hàng còn bán kèm các phụ kiện ô tô như thảm lót sàn ô tô, bọc bảo vệ ô tô, thảm lót cốp, taplo, bạt che mưa nắng ô tô…

2. Kinh doanh phụ kiện ô tô có cạnh tranh nhiều không?

Tại thị trường Việt Nam, kinh doanh phụ tùng ô tô đang trở thành một ngành vô cùng tiềm năng. Khi nhu cầu di chuyển đi lại thuận tiện càng trở nên thiết yếu hơn thì việc sử dụng ô tô của các gia đình, doanh nhân, người đi làm ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu sửa chữa, sở thích tân trang cho xe cùng được tăng lên cao. Vì vậy, mọi người dễ dàng bắt gặp các cửa hàng buôn bán phụ tùng ô tô lớn nhỏ tại các trung tâm thành phố, hay các tuyến đường quốc lộ tại các tỉnh thành.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Kinh doanh phụ tùng ô tô ở những khu vực thành thị sầm uất

Có thể khẳng định việc kinh doanh phụ tùng, phụ kiện ô tô đang là một nghề tiềm năng và mang nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để kinh doanh cửa hàng phụ tùng, phụ kiện ô tô thành công thì chủ cửa hàng cần phải là người am hiểu về ô tô, có kiến thức tư vấn.

3. 7 bước chuẩn bị quan trọng để mở cửa hàng phụ tùng ô tô thành công?

Khi mới bắt đầu tìm hiểu và tập tành kinh doanh phụ tùng ô tô, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vấn đề thủ tục, cũng như kiến thức liên quan, để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình tìm kiếm khách hàng và phát triển kinh doanh. Dưới đây là 7 bước chuẩn bị cơ bản nhưng quan trọng bạn nên tham khảo trước khi quyết định kinh doanh phụ tùng xe ô tô.

3.1 Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên khi bắt tay vào kinh doanh một lĩnh vực nào đó, bắt buộc bạn phải thực hiện công việc nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ giúp người kinh doanh hiểu rõ hơn về sự cạnh tranh, thị hiếu hay nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, với ngành phụ tùng ô tô, thị trường phần lớn tập trung vào mảng xe Hàn Quốc, Nhật Bản hay các dòng xe châu Âu…

Từ những nghiên cứu trước đó, bạn có thể lập chiến lược bán hàng phù hợp để thu hút được khách hàng mục tiêu, rút ngắn thời gian hoàn vốn, kinh doanh thuận lợi và gia tăng doanh số tốt hơn.

3.2 Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh

Kinh doanh phụ tùng ô tô cần bao nhiêu vốn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định mở cửa hàng buôn bán. Bởi vì chi phí luôn là yếu tố tiên quyết cho tất cả những kế hoạch kinh doanh. Trên thực tế, vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện kinh doanh hay các mặt hàng phụ tùng ô tô.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Chi phí kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô cửa hàng.

Tuy nhiên, theo khảo sát mức giá phụ tùng ô tô hiện này thì bạn có thể tham khảo mức chi phí căn từ 100 triệu đến 500 triệu đồng để triển khai phương án kinh doanh phù hợp.

- Chi phí thuê mặt bằng: kinh doanh phụ tùng ô tô sẽ cần một mặt bằng khá lớn, vì vậy nếu nguồn lực tài chính không quá mặt thì nên chọn những địa điểm xa trung tâm một chút sẽ giảm bớt gánh nặng cho bạn. Bạn có thể cân nhắc là 10 - 15% tổng ngân sách.

- Chi phí nhập hàng: Đây là chi phí cố định và thường xuyên của cửa hàng. Thông thường sẽ chiếm khoảng 30 - 35% ngân sách.

- Chi phí trang trí cửa hàng: Bạn có thể dự trù 20 - 50 triệu mua bàn ghế và các vật dụng cần thiết.

- Chi phí thuê nhân viên: Nếu một xưởng lớn thì sẽ cần khoảng 3 - 4 nhân viên. Lương trung bình sẽ nằm trong khoảng 10 - 15 triệu/người/tháng.

- Chi phí dự phòng phát sinh: Bạn nên dành ra 15 - 20% tổng ngân sách để khi có sự cố phát sinh sẽ có tiền để xử lý kịp thời.

3.3 Đăng ký kinh doanh

Để cửa hàng kinh doanh hợp pháp, bạn phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu chỉ mở một cửa hàng duy nhất, bạn có thể đăng ký theo hộ kinh doanh hoặc nếu có kế hoạch phát triển nhiều chi nhánh trong tương lai thì nên đăng ký giấy phép kinh doanh doanh nghiệp.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Đăng ký kinh doanh hợp lệ để tránh các vấn đề phát sinh với quy định nhà nước.

Một số loại giấy phép kinh doanh hợp lệ dành cho doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô bạn có thể tham khảo:

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty trừ mô hình Doanh nghiệp tư nhân;

- Danh sách thành viên công ty, cổ đông…

- Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân của các cá nhân tham gia kinh doanh; người đại diện kinh doanh.

- Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.

3.4 Lựa chọn vị trí mặt bằng

Vị trí mặt bằng buôn bán phụ tùng ô tô lý tưởng đó là tại những khu dân cư đông đúc, có mức thu nhập cũng như nhu cầu chi trả cho sinh hoạt cao. Họ sử dụng ô tô là phương tiện di chuyển phổ biến. Mức phí thuê sẽ dao động theo vị trí mà bạn lựa chọn, trung bình tầm 10 đến 20 triệu đồng cho những khu vực thành phố, thị trấn sầm uất.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Cân nhắc vào chi phí để lựa chọn Vị trí mặt bằng buôn bán phụ tùng ô tô

3.5 Lựa chọn sản phẩm kinh doanh

Phụ tùng ô tô hay phụ kiện ô tô bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, phù hợp với từng phân khúc nhóm khách hàng khác nhau. Do đó, để tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp thị trường và tập trung vào các loại sản phẩm, thương hiệu nhất định.

Thông thường các loại phụ tùng được lựa chọn bán sẽ bao gồm:

- Phụ tùng theo xe: Đây là các loại phụ tùng dành riêng cho từng loại xe, gắn liền với từng thương hiệu giúp đảm bảo tính đồng nhất, phù hợp.

- Phụ tùng động cơ: Hệ thống phân phối khí, Hệ thống làm mát, Hệ thống bôi trơn, Hệ thống cung cấp nhiên liệu,...

- Phụ tùng gầm: Hệ thống phanh, hộp số, hệ thống lái,...

- Phụ tùng thân, vỏ: Hệ thống cản trước - cản sau, khung xương, kính,...

- Phụ tùng điện, điều hòa: Hệ thống điều hòa, công tắc, cầu chì, dây điện,...

- Phụ tùng khác: Trang thiết bị an toàn, Dây curoa, cụm tăng tổng,...

3.6 Tìm kiếm nhà cung cấp

Tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh cần hiểu rõ. Bởi trên thực tế, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự hài lòng cũng như khả năng quay trở lại của khách hàng.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Ưu tiên chất lượng sản phẩm để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp

Thị trường phụ tùng ô tô không phải là một thị trường quá nhỏ, có rất nhiều nguồn hàng chất lượng và uy tín. Do đó, chủ kinh doanh có thể tìm hiểu đối thủ cạnh tranhyếu tố thị trường để lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Chủ kinh doanh có thể tự tìm nguồn hàng sỉ, lẻ hoặc làm đại lý, nhà phân phối của các thương hiệu phụ tùng ô tô.

3.7 Lập kế hoạch quản lý kinh doanh cửa hàng

Với đặc thù kinh doanh phụ tùng, phụ kiện, số lượng hàng hóa và mẫu mã sản phẩm của cửa hàng là không hề ít. Điều này khiến vấn đề kiểm kê, quản lý hàng hóa không hề dễ dàng. Do đó, chủ kinh doanh cần có quy trình và hệ thống quản lý phù hợp để đảm bảo khả năng quản lý hàng hóa, cửa hàng hiệu quả.

4. Gợi ý các mặt hàng kinh doanh phụ tùng ô tô dễ bán

Một chiếc ô tô có khoảng hơn 30.000 linh kiện, phụ tùng khác nhau. Nếu có thể đáp ứng được nhu cầu phần đông người mua hàng, chắc chắn bạn sẽ phải đầu tư khá nhiều tiền để có thể kinh doanh thành công và không lo bị thiếu hàng để bán cho khách.

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu cơ bản về các loại phụ tùng ô tô trên thị trường và cần biết được những điểm mạnh quan trọng của từng hãng xe khác nhau:

Phụ tùng hàng chính hãng:

Đây hầu hết là những phụ tùng của các hãng xe tên tuổi lớn, được nhà máy của hãng sản xuất trực tiếp và bán ra thị trường, có chất lượng tốt nhất nhưng có giá thành cao vì liên quan đến các quy trình nghiêm ngặt, chế độ bảo hành. Có thể kể tới các thương hiệu Hyundai, Kia, Honda, Chevrolet, Vinfast, Toyota…

Phụ tùng nhà sản xuất:

Đây là phụ tùng của hãng thứ ba sản xuất, hay còn gọi là hàng OEM thay thế cho hàng chính hãng. Thông thường hàng này có giá rẻ hơn khoảng 30% và có chất lượng khá tốt.

Phụ tùng động cơ:

Lọc xăng, lọc dầu động cơ, cao su chân máy, chân số, lọc gió động cơ, gioăng phớt đại tu, điện động cơ, máy phát, bô bin, nắp máy, mặt máy, máy đề, bi tăng dây cu roa, két làm mát, bàn ép, bánh đà, thăm dầu, bu gi, cầu chì, piston, xéc măng, tay biên, bạc biên, trục cơ, trục cam, bạc balie,...

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Một chiếc ô tô có khoảng hơn 30.000 linh kiện, phụ tùng khác nhau.

Phụ tùng gầm:

Rô tuyn, phanh trước, phanh sau, tổng phanh, bình dầu phanh, bơm trợ lực lái, giảm xóc, moay ơ, giá đỡ, càng chữ a, cao su ô tô, thước lái, cây láp, giá đỡ động cơ,...

Phụ tùng thân - vỏ:

Chổi gạt mưa, vè chắn mưa, gương chiếu hậu, ba đờ sốc, bóng đèn, đèn pha, đèn hậu, đèn xi-nhan, đèn phản quang, đèn gầm, cánh cửa, chắn bùn, nắp ca pô, nẹp ốp các loại, ca lăng, phụ tùng, phụ kiện cốp xe,...

Phụ tùng điện - điều hòa:

Máy đề, máy phát, bô bin, điện động cơ, bu gi, cầu chì, hộp điều khiển điều hòa, dàn nóng, dàn lạnh, lốc lạnh, công tắc, lọc gió, quạt gió, lốc lạnh, dàn lạnh, dàn nóng, tuy ô cao áp, tuy ô hạ áp, van tiết lưu, cảm biến, hộp điều khiển, module điều hòa,...

Phụ tùng nội thất – ngoại thất:

Táp ly cánh cửa, táp lô, túi khí, dây đai an toàn, tay mở cửa, bàn đạp, la phông trần, ốp trụ, kính chắn gió, kính cửa, nẹp ốp các loại, ca lăng, ba đờ sốc, chắn bùn, gương chiếu hậu, đèn hậu, đèn xi-nhan, đèn pha, đèn phản quang, đèn gầm,...

5. Kinh doanh phụ tùng ô tô có cần chiến lược quảng cáo không?

Đối tượng khách hàng của sản phẩm phụ tùng đa số là người có thu nhập cao, thành công trong cuộc sống, họ sẽ rất quan trọng đến chất lượng hàng sử dụng cũng như uy tín và dịch vụ của bên cung cấp. Do vậy, việc cần có chiến lược quảng cáo cho cửa hàng là điều vô cùng cần thiết để có thể tiếp cận được họ. Bạn có thể tận dụng ngày khai trương, ngày lễ cửa hàng để thu hút sự chú ý của nhiều người, hoặc là lên các chiến lược marketing dài hạn để duy trì tương tác giữa khách hàng và cửa hàng.

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Xây dựng chiến lược quảng cáo để thu hút khách hàng có thu nhập cao

Đặc biệt, bạn có thể thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu riêng cho cửa hàng. Hình ảnh bắt mắt độc đáo sẽ giúp khách hàng chú ý và nhớ đến cửa hàng của bạn một cách dễ dàng hơn. Chi phí xây dựng hình ảnh ban đầu cho cửa hàng chỉ từ 5 – 10 triệu đồng. Hoặc nếu dư giả nguồn tài chính ban đầu, bạn có thể chi ngân sách lớn hơn cho kế hoạch marketing vì đây sẽ là hình đồng hành với bạn suốt quá trình phát triển kinh doanh.

6. Kết luận

Nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô thành công, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức và thông tin về ngành hàng này. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích về cách kinh doanh phụ tùng ô tô từ Haravan, bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như phương án kinh doanh cho kế hoạch của mình. Từ đó nhanh chóng mở ngay một cửa hàng phụ tùng ô tô uy tín chất lượng cao.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Kinh doanh phụ tùng ô tô

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh quan trọng nhất định bạn phải biết

16/01/2023 MKT Ngoc Anh

Phương pháp thiết kế shop hoa tươi nhỏ thu hút khách hàng hiệu quả

31/01/2023 MKT Ngoc Anh

Muốn kinh doanh cần những gì? Bật mí 10 việc quan trọng nhất

07/02/2023 Học viện Haravan