Muốn kinh doanh cần những gì? Bật mí 10 việc quan trọng nhất

Muốn kinh doanh cần những gì là câu hỏi mà những ai khi bắt đầu kiếm tiền trong lĩnh vực này đều thắc mắc. Bài viết này sẽ bật mí với bạn 10 việc quan trọng cần chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nền tảng kiến thức - Bước đệm đầu tiên để kinh doanh thành công

Để bắt đầu kinh doanh, việc đầu tiên bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức về quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khối kiến thức nền tảng này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm, thị trường, công nghệ, nhân lực, tài chính, chiến lược,...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đầu tư cho bản thân những kỹ năng mềm như quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục,... để con đường startup đạt thành công như mong muốn.

muốn kinh doanh cần những gì

Muốn kinh doanh thành công, bạn hãy trang bị một nền tảng kiến thức vững vàng.

>>> Bài viết có liên quan: Những kỹ năng mà bạn nhất định phải có trong kinh doanh

2. Xác định ý tưởng kinh doanh

Nếu muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần có một ý tưởng startup phù hợp. Theo đó, bạn cần có tư duy nhạy bén, nắm bắt được thị trường và tâm lý khách hàng để đưa ra những ý tưởng có tỷ lệ thành công cao nhất. Sự sáng tạo trong ý tưởng sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn “phất” lên nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh những ý tưởng quá viển vông để hạn chế mất thời gian và tiền bạc.

>> Xem thêm: 12 ý tưởng kinh doanh hiệu quả, tiềm năng cho người mới khởi nghiệp.

3. Khi muốn kinh doanh cần những gì? Tiến hành nghiên cứu thị trường

Bước tiếp theo cần làm là tìm hiểu và phân tích thị trường. Bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường với những thông tin quan trọng như danh sách mặt hàng đang được ưa chuộng, mức độ cạnh tranh hay biến động thị trường tại từng thời điểm.

Đồng thời, bạn cũng cần khảo sát và phân tích mức độ cung - cầu của từng mặt hàng để có định hướng kinh doanh đúng hơn. Để làm được điều này, bạn có thể dựa vào các trang mạng xã hội, lượt mua trên các trang web hoặc sàn thương mại điện tử,...

4. Xác định khách hàng tiềm năng

Trong thị trường rộng lớn có rất nhiều khách hàng, do đó bạn cần xác định rõ phân khúc khách hàng của mình là ai, có thu nhập, độ tuổi, sở thích,... như thế nào. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng đặt ra các giải pháp để tiếp cận họ, mang đến họ sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất.

Vậy làm thế nào để thu thập dữ liệu khách hàng? Bạn có thể nắm được tâm lý và hành vi nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách phỏng vấn khách hàng hiện có, phân tích website, nghiên cứu đối thủ…

>> Xem thêm: 5 bước xác định và xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng.

5. Chọn mô hình kinh doanh

Việc tiếp theo bạn cần chuẩn bị trước khi startup đó là xác định mô hình kinh doanh của cửa hàng. Bạn có thể kinh doanh mô hình truyền thống, online hoặc kết hợp kinh doanh offline và online. Trong đó, bạn có thể cân nhắc áp dụng mô hình kết hợp online và offline, bởi nó sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng ở tất cả mọi nơi mà bạn muốn.

6. Muốn kinh doanh cần những gì? Lập kế hoạch Marketing - quảng cáo

Marketing là một phần không thể thiếu nếu muốn kinh doanh thành công trong thời điểm hiện tại. Chiến lược này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cửa hàng với người mua mà còn góp phần đo lường chính xác mức độ phủ sóng và thành công của sản phẩm.

Theo đó, bạn hãy tạo một website giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách độc đáo và để khách hàng có thể ghé thăm hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình qua mạng xã hội, Email Marketing, TVC, PR,... để tiếp cận đa dạng khách hàng hơn.

kinh doanh cần những gì

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần có một kế hoạch marketing phù hợp nhằm thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.

7. Chuẩn bị nguồn vốn

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên tìm cách phân bố nguồn vốn phù hợp cho từng loại chi phí. Điều này sẽ giúp cửa hàng tránh được tình trạng “hụt ngân sách”. Thêm nữa, cửa hàng bạn nên có thêm hệ thống quản lý nguồn tiền thu - chi kỹ càng nhằm đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của sản phẩm, chiến lược quảng cáo và điều chỉnh cho phù hợp trong tương lai.

8. Giấy phép kinh doanh

Đây là việc quan trọng mà chủ kinh doanh cần thực hiện để bắt đầu vận hành doanh nghiệp. Bởi các loại giấy phép này không chỉ là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của cửa hàng bạn, mà còn giúp cửa hàng tăng độ uy tín, từ đó thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.

Tuy nhiên, các loại giấy phép kinh doanh sẽ thay đổi theo từng ngành hàng và khu vực. Do đó, để biết rõ cần chuẩn bị giấy phép gì bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư.

9. Muốn kinh doanh cần những gì? Chuẩn bị địa điểm phù hợp

Vị trí cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng khách hàng mua sắm trực tiếp của bạn. Bởi một vị trí thu hút khách hàng sẽ giúp cửa hàng bán được nhiều sản phẩm và tăng doanh thu hiệu quả hơn. Nên khi lựa chọn địa điểm để bắt đầu kinh doanh bạn cần tìm hiểu và phân tích những yếu tố như:

  • Khu vực bạn tính mở cửa hàng có tập trung những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp không?
  • Vị trí cửa hàng có bị khuất, giao thông có thuận lợi hay không?
  • Các đối thủ cạnh tranh có xuất hiện ở khu vực đó không?
  • Một số yếu tố khác như chi phí thuê, không gian, thiết kế,...

10. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý

Khi bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều đơn và dữ liệu thì bạn có thể chưa cần đến phần mềm quản lý bán hàng. Tuy nhiên, khi cửa hàng đã phát triển hơn, đơn hàng tăng lên, nhiều sản phẩm cần quản lý,... thì một phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá trình kinh doanh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, nhiều phần mềm quản lý bán hàng đã lần lượt ra đời với nhiều tính năng hỗ trợ hiện đại. Trong đó, Haravan Omnichannel là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn áp dụng nhất. Mọi tính năng cần thiết cho kinh doanh đều được tích hợp trên một nền tảng duy nhất, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, mang lại doanh thu cao cho người bán hàng.

Các đặc điểm nổi bật không thể bỏ qua của phần mềm Haravan Omnichannel gồm:

  • Đồng bộ dữ liệu về khách hàng, sản phẩm trên cùng một giao diện, giúp bạn dễ dàng quản lý và chăm sóc khách hàng.
  • Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng từ các kênh, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng lên gấp 3 lần.
  • Tích hợp Chatbot tiện lợi, dễ dàng kết nối với điện thoại nên bạn có thể tư vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Kiểm soát tồn kho hiệu quả, tránh các sai sót không đáng có khi kinh doanh. Bên cạnh đó còn có thể quản lý tồn kho theo lô và hạn sử dụng.
  • Thanh toán dễ dàng với 12 cổng thanh toán phổ biến như Momo, Zalopay, Moca,...
  • Có báo cáo chi tiết về doanh thu, đơn hàng, tồn khi, chi phí, lợi nhuận,...giúp bạn dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh, điều chỉnh chiến lược bán hàng cho hiệu quả.

>> Trải nghiệm dùng thử 14 ngày với phần mềm Haravan Omnichannel: TẠI ĐÂY.

để kinh doanh cần những gì

Haravan Omnichannel là một giải pháp hợp nhất việc quản lý bán hàng ở nhiều kênh vào một trong tâm quản lý duy nhất từ online đến offline.

Trên đây là giải đáp chi tiết thắc mắc muốn kinh doanh cần những gì? Hãy nắm rõ và vận dụng những bí quyết trên một cách phù hợp với doanh nghiệp của bạn sẽ thu hút khách hàng và tạo dựng uy tín trên thị trường.

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Vốn kinh doanh là gì? Cách huy động và quản lý vốn kinh doanh hiệu quả

09/02/2023 MKT Ngoc Anh

Hành vi tiêu dùng là gì? Tác động của nó đến chiến dịch Marketing

09/02/2023 MKT Ngoc Anh

Kinh nghiệm khi mở quán kinh doanh bida cafe nhất định phải biết

20/02/2023 MKT Ngoc Anh