Khởi nghiệp bằng kinh doanh trái cây nhập khẩu có khả thi không?

Hiện tại, trái cây nhập khẩu đang là mặt hàng rất được ưa chuộng tại Việt Nam như: táo, nho, lê, cherry,... Đặc biệt là các trái cây được nhập khẩu từ có nguồn gốc từ các quốc gia châu Âu, sử dụng công nghệ sản xuất đạt chuẩn an toàn quốc tế. Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn dẫn đến sức cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh trái cây nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ. Với sự đa dạng về loại hình sản phẩm và tiềm năng lớn từ thị trường quốc tế, câu hỏi đặt ra là liệu khởi nghiệp bán trái cây nhập khẩu có khả thi hay không?

Nếu bạn đang quan tâm và muốn thử sức ở ngành hàng này, hãy tham khảo thêm những kiến thức hữu ích trong bài viết sau.

1. Trái cây nhập khẩu là gì?

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Trái cây nhập khẩu đang là mặt hàng rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Trái cây nhập khẩu là những loại cây trái không được trồng tại nước ta do khí hậu và điều kiện khác biệt. Tại Việt Nam, người tiêu dùng đang ưa chuộng các giống trái cây được trồng tại các nước Mỹ, Úc, Hàn Quốc, New Zealand hoặc thậm chí tận Nam Phi.

Một số loại trái cây nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay gồm có: Táo Envy, Nho Mỹ, Cherry, Trái Kiwi, Lê Hàn Quốc, Cam ruột đỏ Navel, Cam Cara, Việt Quốc, Lựu,… Đặc điểm chung của các loại trái cây nhập khẩu là được trồng và sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn an toàn quốc tế, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng. Vì vậy, đây là một trong những sản phẩm tự nhiên chăm sóc sức khỏe tiềm năng mà bạn có thể thử sức kinh doanh và khởi nghiệp bán trái cây.

2. Lợi thế kinh doanh trái cây nhập khẩu

Không phải ngẫu nhiên mà trái cây nhập khẩu lại trở thành sản phẩm yêu thích của nhiều gia đình, mặc dù giá thành của trái cây nhập khẩu đa số cao hơn so với trái cây trồng trong nước. Và cũng không phải ngẫu nhiên khi khởi nghiệp bán trái cây luôn lấy được lòng yêu thích của nhiều chủ shop.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Giá thành của trái cây nhập khẩu đa số cao hơn so với trái cây trồng trong nước.

Nguồn hàng đa dạng:

Với điều kiện thời tiết của Việt Nam, bạn có thể nhập hơn 200 loại trái cây khác nhau trên thế giới xuyên suốt 12 tháng trong năm.

Công nghệ nông nghiệp tiên tiến:

Ngay từ thời điểm trồng trọt, trái cây nhập khẩu đã được áo áp dụng công nghệ trồng và quy trình chăm sóc trái cây nhập khẩu theo khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hoa quả thu hoạch đảm bảo hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào. Ngoài mang lại cảm giác thơm ngon thì sản phẩm còn mang đến tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng…

An toàn vệ sinh thực phẩm:

Tính đặc trưng của trái cây nhập khẩu chính là độ kiểm định an toàn thực phẩm. Mọi mặt hàng đều trải qua giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt từ sản xuất đến phân loại. Vệ sinh An toàn vệ sinh thực phẩm ATTP là loại tiêu chuẩn quốc tế được dùng đối với mặt hàng này. Quá trình khảo sát nghiêm ngặt loại bỏ tất cả mặt hàng có nồng độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Do đó mà các loại hoa quả nhập từ nước ngoài thường có vẻ ngoài đẹp mắt, bên trong lại giàu chất dinh dưỡng.

Cung cấp quanh năm

Nhờ sự chênh lệch về mùa vụ giữa các quốc gia, kinh doanh trái cây nhập khẩu cho phép bạn cung cấp sản phẩm suốt cả năm, thậm chí khi mùa vụ trái cây trong nước đã kết thúc.

3. Rủi ro kinh doanh trái cây nhập khẩu

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Trái cây nhập khẩu cần được kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi nhập về Việt Nam.

Bên cạnh những lợi thế khi kinh doanh hoa quả nhập khẩu, thì vẫn tồn tại những rủi ro dễ gặp phải dành cho những người mới tìm hiểu và chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong ngành hàng này. Nếu bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp bán trái cây nhập khẩu, cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu quá trình bảo quản và đóng gói không được kỹ càng, chất lượng trái cây dễ bị giảm sút, có thể hoa quả sẽ không đảm bảo tươi ngon như lúc mới hái xong.
  • Mặc dù hoạt động nhập khẩu được giám sát nghiêm ngặt tại Cục Hải Quan trước khi vào nước, nhưng vẫn xuất hiện tình trạng pha trộn hàng kém chất lượng gắn mác thương hiệu Úc, Mỹ.
  • Số vốn nhập hàng cao: Hoa quả nhập khẩu sẽ có giá thành cao, ngoài ra còn phải thêm phí vận chuyển từ nước ngoài. Nếu bạn nhập quá nhiều hàng về và bán ra không kịp dẫn đến tình trạng hoa quả héo, lỗ vốn.
  • Nhập khẩu hàng ở nước ngoài, môi trường và khí hậu khác biệt so với ở Việt Nam nên khi nhập về có thể mang nguy cơ về sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường và sức khỏe con người.

4. Kinh doanh trái cây nhập khẩu cần chuẩn bị những gì?

Bán buôn hoa quả nhập khẩu được cấp phép kinh doanh hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số loại trái cây cụ thể sẽ không được phép nhập khẩu. Trước khi quyết định nhập hàng, bạn cần tra cứu trang web của Cục bảo vệ thực vật Việt Nam, để kiểm tra thông tin những loại trái cây được nhập khẩu và buôn bán hợp pháp trong nước.

Bên cạnh đó, một số yếu tố như vốn, yếu tố thị trường, khách hàng mục tiêu,… cũng cần bạn nghiên cứu trước khi chính thức mở cửa hàng kinh doanh.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Bán buôn hoa quả nhập khẩu được cấp phép kinh doanh hoạt động tại Việt Nam.

4.1 Hồ sơ kinh doanh

Để mở cửa hàng trái cây nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dành cho doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh. Bao gồm 3 giai đoạn với 3 bộ hồ sơ như sau:

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

4.1.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh trái cây nhập khẩu

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

4.1.2 Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu trái cây

  • Bộ hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu trái cây tươi mà doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:
  • Đơn đăng ký kinh doanh trái cây tươi của doanh nghiệp;
  • Đơn đăng ký xin giấy phép theo mẫu;
  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn thương mại của lô hàng.

4.1.3 Hồ sơ tiến hàng thủ tục nhập khẩu trái cây

  • Đơn đăng ký;
  • Bản gốc Phytosanitary được cấp bởi nước xuất khẩu;
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hóa;
  • Vận đơn (hóa đơn chuyển hàng);
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hoá;
  • - Tờ khai nhập khẩu hàng hoá;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng.

Nơi tiếp nhận hồ sơ kinh doanh trái cây nhập khẩu của bạn là Cục bảo vệ thực vật. Hồ sơ đăng ký sẽ được xử lý trong vòng 15 ngày đến 30 ngày.

4.2 Xác định nguồn vốn đầu tư ban đầu

Vốn đầu tư luôn là phần quan trọng bạn cần ưu tiên để phát triển cửa hàng kinh doanh của mình. Theo khảo sát, hầu hết các chủ cửa hàng đều cần có ít nhất từ 50 - 80 triệu đồng. Bao gồm chi phí nhập hàng, trang trí, quầy, tủ lạnh, hệ thống lạnh, bảng hiệu,… và thêm một ít tiền cho chi phí hỗ trợ.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Cân nhắc dòng vốn khi muốn khởi nghiệp kinh doanh trái cây nhập khẩu.

  • Chi phí thuê địa điểm: Tùy vào quy mô và vị trí cửa hàng mà chi phí thuê sẽ tương ứng, dao động từ 5 – 10 triệu đồng.
  • Chi phí nhập hàng: Bạn cần liệt kê những mặt hàng sẽ kinh doanh tại cửa hàng hoa quả nhập khẩu của mình. Từ đó, bạn có thể ước lượng được chi phí mình cần bỏ ra. Theo khảo sát thực tế, chi phí nhập hàng có thể dao động trong khoảng từ 20 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Mức thu nhập hiện tại dành cho nhân viên bán hàng trái cây nhập khẩu dao động từ 5-7 triệu đồng/ nhân viên.
  • Chi phí thiết bị máy móc: Đây gần như vốn đầu tư 1 lần khi mở cửa hàng kinh doanh. Trong quá trình buôn bán, bạn có thể tốn thêm một ít để bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

4.3 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước cần thiết khi bạn muốn kinh doanh hiệu quả, trái cây nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Hãy bắt đầu nghiên cứu sở thích và nhu cầu của khách hàng, ít nhất là tại khu vực bạn định mở cửa hàng. Xem xét họ quan tâm nhiều nhất về trái cây nào, họ chú ý đến giá cả hay chất lượng sản phẩm nhiều hơn,…

Đồng thời, bạn cũng nên khảo sát những cửa hàng của đối thủ cạnh tranh đã kinh doanh cùng khu vực trước đó để có kế hoạch marketing cũng như xây dựng dịch vụ kinh doanh khác biệt, thu hút khách hàng đến với cửa hàng của bạn.

4.4 Tìm kiếm nguồn cung cấp trái cây nhập khẩu

Để khởi nghiệp bán trái cây bạn cần tìm được nguồn trái cây nhập khẩu uy tín và an toàn. Thị trường hiện nay tương đối đa dạng với các sản phẩm trái cây từ Úc, New Zealand, Thái Lan, Canada và Hoa Kỳ. Các trái cây nhập khẩu chất lượng cần có tem, giấy in để khách hàng dễ dàng kiểm tra.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Chất lượng trái cây sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng hiệu quả.

4.5 Chế độ bảo quản trái cây tốt nhất

Đặc điểm của trái cây là có độ tươi ngắn, thế nên bạn cần phải đảm bảo nghiên cứu những thiết bị tủ lạnh để bảo quản hoa quả thời gian lâu nhất và tươi nhất có thể. Vậy nên, hãy lựa chọn những loại tủ lạnh chất lượng tốtđặt yêu cầu quy định thống nhất về việc bảo quản cho toàn bộ nhân viên đều thành thạo về yêu cầu này.

5. Trái cây nhập khẩu có bán online được không?

Kinh doanh online hiện đang là thị trường vô cùng tiềm năng cho mặt hàng trái cây nhập khẩu. Người tiêu dùng có thói quen tìm kiếm và mua hàng trực tuyến với những cơ sở đáng tin cậy thay vì đến trực tiếp cửa hàng. Với các hình thức bán hàng này, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đến với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, có thể ở cả những tỉnh thành khác. Đồng thời bạn có thể lan tỏa thương hiệu của mình rộng hơn.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Hình ảnh sản phẩm rất quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh online.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường đầy cạnh tranh khi các cơ sở kinh doanh ngày càng có nhiều chiến lược quảng cáo độc lạ. Dù vậy, uy tín thương hiệu vẫn là yếu tố tiên quyết để khách hàng quyết định mua hàng.

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu và thiết kế các kênh mạng xã hội cho cửa hàng của mình như: website, fanpage,… Đồng thời, nên thường xuyên sản xuất những bài viết, hình ảnh cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến trái cây nhập khẩu để khẳng định sự uy tín và hiểu biết của bạn đối với thị trường này.

>>> Xem thêm bài viết: Chuyên viên ngân hàng lương khủng, nghỉ việc đi bán trái cây online

6. Kế hoạch marketing cho cửa hàng trái cây nhập khẩu

Có được một kế hoạch marketing bài bản sẽ giúp bạn có cơ hội quảng bá cửa hàng của mình tới khách hàng mục tiêu, góp phần thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, gia tăng doanh số. Kế hoạch marketing hiệu quả nên dựa trên việc nghiên cứu thị trường và khách hàng trước đó. Bạn có thể xây dựng những chiến dịch quảng cáo hoặc chương trình khuyến mãi theo tháng, theo mùa lễ,… để thu hút người tiêu dùng.

Tuy nhiên, các chương trình cần phù hợp với chi phí và tình hình kinh doanh thực tế, tránh chiếm quá nhiều chi phí đầu tư, dẫn đến tình trạng chi nhiều nhưng doanh thu thấp.

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

Chương trình khuyến mãi cũng là cách thu hút người tiêu dùng.

Ví dụ:

  • Chương trình mua trái cây nhập khẩu tặng gói giỏ quà miễn phí.
  • Mua hàng trong ngày khai trương được giảm giá 20 % - 30 %.
  • Giao hàng miễn phí cho khách hàng mua số lượng lớn,…

7. Kết luận

Như vậy, việc khởi nghiệp bán trái cây nhập khẩu không chỉ là một thách thức mà còn mang lại những cơ hội đáng kể. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, người khởi nghiệp cần phải nắm vững kiến thức về thị trường, tìm hiểu kỹ về các quy định về nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh linh hoạt và sáng tạo. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những sản phẩm chất lượng, mà còn cần xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với đối tác cung ứng và khách hàng. Điều quan trọng là không chỉ dựa vào tiềm năng thị trường mà còn phải có kiến thức, kỹ năng và sự kiên nhẫn để vượt qua những thách thức và biến đổi trong ngành.

-------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Kinh doanh trái cây nhập khẩu

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Kinh doanh phụ tùng ô tô đắt khách cần chuẩn bị những gì?

16/01/2023 MKT Ngoc Anh

Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh quan trọng nhất định bạn phải biết

16/01/2023 MKT Ngoc Anh

Phương pháp thiết kế shop hoa tươi nhỏ thu hút khách hàng hiệu quả

31/01/2023 MKT Ngoc Anh