Bật mí 5 bước xây dựng chiến lược sản phẩm đảm bảo thành công

Chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một sản phẩm hay một dòng sản phẩm khi quảng bá, tiếp thị “đứa con tinh thần” của thương hiệu đến với người tiêu dùng. Thương hiệu xác định chiến lược càng chặt chẽ, chi tiết ngay từ những bước đầu tiên sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy chiến lược sản phẩm là gì? Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm và phân loại các chiến lược ra sao. Hãy cùng đọc hết bài viết sau để khám phá câu trả lời cho mình nhé.

Chiến lược sản phẩm là gì?

chien-luoc-san-pham

Chiến lược sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm

Việc một doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng và bền vững phần lớn sẽ phụ thuộc vào các chiến lược sản phẩm mà thương hiệu đã đề ra. Thông thường, các nhà quản trị cấp cao sẽ là người quyết định chiến lược sản phẩm của thương hiệu.

Theo John Fayerwaeher thì chiến lược sản phẩm cần phải có 5 nhóm yếu tố chính sau: chức năng chủ yếu, chức năng bổ sung, thời gian tồn tại và chất lượng, các điều kiện sử dụng, duy trì và bảo dưỡng sản phẩm.

Sau khi cung cấp những thông tin chi tiết về sản phẩm trong bản chiến lược sản phẩm các nhà quản trị cũng cần phải phối hợp với người đứng đầu các phòng ban để đề ra kế hoạch định giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trong quá trình hoàn thiện bản chiến lược sản phẩm, những người đứng đầu doanh nghiệp cần phải liên tục tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi như:

  • Sản phẩm này phục vụ cho nhóm khách hàng nào?
  • Lợi ích mà sản phẩm này có thể mang lại cho khách hàng là gì? Sản phẩm có thể giải quyết vấn đề hay đáp ứng mong muốn nào của khách hàng?
  • Mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp khi cho ra mắt sản phẩm này là gì?

Vai trò của chiến lược sản phẩm?

Sở dĩ trước khi ra mắt sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải có bản chiến lược sản phẩm là vì:

  • Chiến lược sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những sai số trong quá trình sản xuất sản phẩm. Từ đó, thương hiệu có thể tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian sản xuất.
  • Việc hoạch định chiến lược sản phẩm sẽ giúp thương hiệu có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn, đúng đắn hơn. Điều này có thể lý giải vì mỗi một quyết định của doanh nghiệp cần phải dựa trên những nền tảng nhất định như sứ mệnh, mục tiêu và triết lý hoạt động của sản phẩm. Vì một bản chiếc lược được xem là thành công khi nó có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm chính xác nhất trong thời gian ngắn.

chien-luoc-san-pham

Chiến lược sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu

Các yếu tố bên trong chiến lược sản phẩm

Nội dung bên trong bản chiến lược sản phẩm cần phải bao gồm nội dung cụ thể của từng yếu tố sau:

Nhãn hiệu, bao bì

Một trong những yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm chính là nhãn hiệu và bao bì. Chính vì thế bản chiến lược sản phẩm cũng cần phải thể hiện chi tiết mong muốn về nhãn hiệu cũng như bao bì mà thương hiệu muốn phác họa cho đứa con tinh thần của mình. Thông thường, khi miêu tả khái quát nhãn hiệu và bao bì bạn cần phải thể hiện những nội dung như:

  • Màu sắc chủ đạo
  • Phông chữ
  • Tinh thần thiết kế
  • Phong cách thiết kế

Chủng loại và danh mục sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu nhiều nhóm sản phẩm khác nhau dành cho nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu riêng biệt. Vì vậy, trước khi bắt tay vào thiết kế một sản phẩm mới doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng mục tiêu và nhóm khách hàng chính của sản phẩm. Song song, doanh nghiệp cần phân chủng loại và danh mục cho các sản phẩm mới đồng thời đánh giá đóng góp của chúng trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu.

Dịch vụ hỗ trợ

Bên cạnh bao bì, chất lượng sản phẩm thì dịch vụ hỗ trợ cũng chính là một yếu tố quyết định sức mua của khách hàng. Thương hiệu cần phải thể hiện sự quan tâm, lắng nghe và hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn họ mua sắm như:

  • Trước khi mua sắm: tư vấn và đề xuất các sản phẩm phù hợp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng trải nghiệm và so sánh giữa các dòng sản phẩm
  • Sau khi mua sắm: hỗ trợ khách hàng lắp đặt/ sử dụng các thiết bị, bảo hành sản phẩm, đổi trả sản phẩm,...

Sự tận tâm trong phong cách dịch vụ sẽ giúp thương hiệu tăng tần suất sử dụng và giới thiệu sản phẩm của các khách hàng tiềm năng. Đồng thời, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng sẽ cải thiện đáng kể.

Phát triển sản phẩm mới

Để thương hiệu phát triển nhanh chóng và bền vững thì việc phát triển các dòng sản phẩm mới là yếu tố không thể thiếu. Điều này sẽ mang đến đa dạng sự lựa chọn cho người tiêu dùng khi trải nghiệm sản phẩm tại thương hiệu. Đồng thời, việc ra mắt sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tiềm năng phát triển của thương hiệu trong các lĩnh vực mới.

Ngoài ra, hành vi người tiêu dùng có xu hướng thay đổi nhanh chóng. Do đó để có thể tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp cần phải cải thiện và thay đổi liên tục.

Các loại chiến lược sản phẩm

Thông thường, ta sẽ có 3 loại chiến lược sản phẩm chính được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Trong quá trình lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như giá cả, khuyến mãi, chi phí vận chuyển,... và hơn hết là chất lượng sản phẩm. Để có thể thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm bạn cần phải thể hiện sự khác biệt hóa trong đứa con tinh thần của mình. 2 sự khác biệt mà thương hiệu có thể thực hiện như:

  • Khác biệt theo chiều dọc: Thương hiệu có thể nâng cấp các tính năng hiện có của sản phẩm để mang đến sự khác biệt so với đối thủ. Ví dụ: Điện thoại có bộ nhớ lớn, camera sắc nét hơn,...
  • Khác biệt theo chiều ngang: Bạn cũng có thể đa dạng hóa sản phẩm để mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Ví dụ: điện thoại với nhiều phiên bản màu sắc, bộ nhớ khác nhau,...

Lãnh đạo về chi phí

Nếu sản phẩm của bạn không có quá nhiều khác biệt về tính năng, đặc tính so với các đối thủ khác trong ngành hàng, bạn có thể tạo ra sự khác biệt về chi phí. Thương hiệu có thể mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời hạ giá sản phẩm thấp hơn so với các thương hiệu khác hay bán tặng kèm với mức giá ưu đãi để khuyến khích người dùng lựa chọn sản phẩm.

chien-luoc-san-pham

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn lãnh đạo về chi phí để có thể khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Chiến lược ưu tiên cạnh tranh

Chiến lược chất lượng

Đối với một số nhóm người tiêu dùng, điều khiến họ quan tâm nhiều nhất khi mua một sản phẩm chính là chất lượng của chúng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao để giải quyết vấn đề hoặc thỏa mãn mong muốn của một tệp khách hàng nhất định.

Chuyển

Đối với một số doanh nghiệp, việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn chính là một lợi thế lớn của họ. Tiki now giao nhanh trong 2h chính là ví dụ tiêu biểu cho mô hình này.

Chiến lược dịch vụ

Đối với nhiều thương hiệu, chiến lược dịch vụ là một trong những cách họ thu hút và giữ chân khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tận tình trước và sau khi mua hàng sẽ giúp thương hiệu ghi điểm trong mắt người tiêu dùng, từ đó có thể phát triển hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

5 bước xây dựng chiến lược sản phẩm thành công

Để có thể xây dựng chiến lược sản phẩm thành công, doanh nghiệp không thể bỏ qua 5 bước sau:

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cho mình tầm nhìn và sứ mệnh riêng và sản phẩm cũng thế. Việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa và giá trị mà sản phẩm mang đến cho thương hiệu cũng như người tiêu dùng. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đề ra những hướng đi phù hợp nhất để có thể sản xuất sản phẩm đúng với sứ mệnh và tầm nhìn đã đề ra.

chien-luoc-san-pham

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh sản phẩm bước đầu tiên để có thể xây dựng chiến lược sản phẩm

Xác định thị trường mục tiêu

Việc sản xuất sản phẩm không chỉ cần phù hợp với khả năng sản xuất của thương hiệu mà còn phải phù hợp với nhu cầu và xu hướng chung của thị trường. Vì vậy, trước khi xây dựng chiến lược sản phẩm các doanh nghiệp cần phải thực hiện khảo sát và phân tích thị trường kỹ lưỡng đồng thời nghiên cứu thêm về tầm nhìn và xu thế thị trường trong tương lai. Từ đó đề ra phương án sản xuất và phát triển sản phẩm nhanh chóng và bền vững trong tương lai.

Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Mỗi tệp khách hàng sẽ có những nhu cầu cũng như “nỗi đau” khác nhau. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cung cấp những giải pháp, sản phẩm đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Chính vì thế, việc khảo sát khách hàng trước khi triển khai sản xuất là điều vô cùng cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp thương hiệu có cái nhìn đa chiều hơn về khách hàng của mình và có thể đáp ứng đủ và đúng những gì họ yêu cầu.

chien-luoc-san-pham

Cần hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng kỹ lưỡng trước khi lập chiến lược sản phẩm

Xác định điểm khác biệt của sản phẩm

Trong thời đại hiện nay khi sự gia nhập thị trường không còn là điều quá khó khăn với mỗi doanh nghiệp thì việc khác biệt hóa sản phẩm sẽ là các yếu tố khiến doanh nghiệp đặt lên hàng đầu khi lập chiến lược sản phẩm. Cần phải đảm bảo rằng sản phẩm sẽ thể hiện được tinh thần mà doanh nghiệp đang hướng đến đồng thời sở hữu điểm khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường. Chỉ như thế, doanh nghiệp có thể giành ưu thế trong mắt người tiêu dùng.

Lập kế hoạch tiếp cận thị trường

Sau khi đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp cần lập kế hoạch tiếp cận thị trường. Kế hoạch phải bao gồm các yếu tố như nhiệm vụ cần thực hiện, phân công, thời gian triển khai,... nhằm cung cấp và quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng mục tiêu.

chien-luoc-san-phamSau khi xác định các yếu tố liên quan, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch tiếp cận thị trường

Các lưu ý khi xây dựng chiến lược sản phẩm

Khi xây dựng chiến lược sản phẩm, thương hiệu cần phải lưu ý những yếu tố sau:

Hiểu rõ tệp khách hàng mục tiêu

Có thể nói, thương hiệu có thành công hay không đều phải dựa vào phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm. Vì thế việc xác định rõ ràng, cẩn trọng và chi tiết nhóm khách hàng mục tiêu sẽ là tiền đề cho sự thành công của sản phẩm trong tương lai.

chien-luoc-san-pham

Hiểu rõ tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược sản phẩm dễ dàng hơn

Tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải theo dõi từng động thái của đối thủ cạnh tranh để có thể phản ứng kịp thời và chiếm ưu thế trong mắt người tiêu dùng. Ngoài ra, việc tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng khác biệt hóa sản phẩm dễ dàng hơn bằng cách nâng cấp tính năng sản phẩm hoặc khai thác các “ngách” mà đối thủ chưa chiếm tới.

Luôn chú ý đến các yếu tố vĩ mô

Một trong những yếu tố có thể tác động mạnh mẽ đến chiến lược sản phẩm chính là các yếu tố vĩ mô như chính sách kinh tế, chính trị, những thay đổi mang tính toàn cầu,... Việc thường xuyên chú ý đến các yếu tố này sẽ giúp thương hiệu nhanh chóng thay đổi và thích nghi với thời cuộc.

chien-luoc-san-pham

Cần phải lưu ý đến những yếu tố vĩ mô khi thiết lập chiến lược sản phẩm

Kết luận

Chiến lược sản phẩm sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể đúc kết được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thành lập chiến lược sản phẩm.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Cộng tác viên bán hàng online

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: