Shopee là sàn Thương mại điện tử được sự săn đón không chỉ người tiêu dùng mà còn có các nhà bán lẻ. Được xem là một thị trường kinh doanh tiềm năng nhất hiện nay với lượt truy cập hơn 70 triệu mỗi tháng và thường sẽ tăng gấp 5-6 lần vào dịp Siêu sale. Cũng bởi vì là thị trường tiềm năng nên nhà bán hàng ngày càng đa dạng, điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong cộng đồng người bán. Do đó, ngoài việc tạo thương hiệu riêng, chủ shop cũng cần có các chiến lược tối ưu & định giá thật khôn khéo để bán hàng trên Shopee hiệu quả. Bài chia sẻ dưới đây sẽ tổng quan giúp bạn những yếu tố cần thiết trong việc xây dựng chiến lược giá khi kinh doanh trên Shopee.
1. Chiến lược định giá là gì?
Chiến lược định giá sản phẩm cho sản phẩm trên Shopee
Chiến lược định giá (Pricing Strategy) là một trong những chiến lược quan trọng trong Marketing. Mục tiêu nhằm xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm kinh doanh trên thị trường. Định giá sản phẩm là một quá trình không đơn giản. Ngoài việc chủ shop phải tính toán giá thành làm sao để cân bằng được các chi phí sản xuất, nhân sự, marketing, phân phối,... mà bạn còn cần phải xác định, lựa chọn mức giá đảm bảo hình ảnh, chất lượng & định vị thương hiệu cũng như đủ sức cạnh tranh với nhiều đối thị trên thị trường.
Việc định giá sản phẩm được quyết định bởi 2 yếu tố: giá trị sản phẩm & giá trị thương hiệu.
Giá trị sản phẩm là giá trị về mặt lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn: chất lược dịch vụ, tính năng sản phẩm
Giá trị thương hiệu: là giá trị về thông điệp sản phẩm mà một doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng. Chẳng hạn: Slogan, logo, màu sắc,...
2. Một số lưu ý dành cho nhà bán hàng khi định giá sản phẩm
2.1 Định giá càng cao là giá trị sản phẩm/ thương hiệu mang lại cho khách hàng thật tương xứng
Chủ shop muốn định giá sản phẩm càng cao cần phải tăng đồng thời giá trị sản phẩm và giá trị thương hiệu.
Nếu giá trị sản phẩm thấp, giá trị thương hiệu cao dẫn tới mất uy tín thương hiệu;
Nếu giá trị sản phẩm cao, giá trị thương hiệu thấp không đẩy mạnh doanh thu
Nếu giá trị sản phẩm thấp, giá trị thương hiệu thấp thì doanh thu sẽ giảm
Hiện nay, bạn có thể thấy trên Shopee có nhiều gian hàng có bán chung một loại sản phẩm nhưng giá cả lại khác nhau. Do đó, điều này cũng ảnh hưởng đến hành trình mua hàng của khách hàng và những shop có giá rẻ thường thu hút khách hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chủ shop cung cấp được một giá trị về thương hiệu, chẳng hạn như chính hãng, bảo hành… người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sản phẩm giá tương xứng hơn là giá rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo..
2.2 Định giá sản phẩm cần dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp, đối thủ & thị trường
Chủ shop cần phải dựa vào nhiều yếu tố để mình định giá tốt sản phẩm của mình. Nếu gian hàng của bạn chưa có một thương hiệu cụ thể thì việc cung cấp cho khách hàng giá trị sản phẩm rất quan trọng. Khi nghĩ về một thương hiệu, người dùng sẽ định hình sản phẩm có giá cao. Tuy nhiên khi truy cập vào một gian hàng không có thương hiệu thì khi giá cao sẽ khiến họ nghi ngờ về chất lượng của mình.
Vậy nên, chủ shop cần nghiên cứu về giá cả của sản phẩm đối thủ, chi phí vận chuyển, sản xuất, lợi nhuận… để có một mức giá phù hợp với giá trị thương hiệu của mình. Hơn nữa, chủ shop không nên định giá quá cao hoặc quá thấp vì điều đó sẽ gây sự hoài nghi cho người mua hàng. Do đó, định giá tương xứng sẽ dễ thúc đẩy khách hàng tin tưởng và mua hàng nhanh hơn.
Giá quá thấp: Khách hàng luôn có khoảng giá từ A đến B trong tiềm thức. Giá sản phẩm thấp thì chất lượng thấp.
Giá quá cao: Khách hàng thấy cao hơn so với chức năng cũng như là giá trị thương hiệu mang lại
>> Xem thêm: Phân tích, xác định đối thủ cạnh tranh: Yếu tố dẫn đến thành công
3. Chiến lược định giá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử
Chiến lược định giá | Định nghĩa | Quá trình thực thi | Lưu ý |
Theo giá cạnh tranh | Nghiên cứu giá cả sản phẩm của đối thủ cạnh trên các sàn thương mại khác Chiến lược phù hợp với người bán mới trên Shopee | Giá bán sản phẩm là giá trung bình ở mọi mức giá từ cao đến thấp của đối thủ. Lợi nhuận tiềm năng = Giá trung bình - Chi phí của shop | Tránh bán dưới mức giá trung bình |
Dựa trên chi phí | Giá sản phẩm dựa vào lợi nhuận mà người bán muốn có Chiến lược phù hợp với người bán mới trên Shopee | Cộng tất cả các chi phí sản phẩm (bao gồm cả biên lợi nhuận mong muốn) |
| Cần điều chỉnh giá thường xuyên để tối ưu |
Định giá động | Là sự linh hoạt về giá, dựa trên quy luật cung-cầu. Người bán thiết lập giá bán tối ưu đáp ứng các biến động về nhu cầu và thị trường cạnh tranh | Nếu cạnh tranh tăng -> giảm giá. Nếu nhu cầu tăng -> tăng giá. | Chú ý đến thị trường và đối thủ để điều chỉnh giá |
Định giá lỗ | Thu hút người tiêu dùng bằng một số sản phẩm giá rẻ để kéo mua thêm sản phẩm Chiến lược phù hợp cho những sản phẩm có thể mua lại nhiều lần | Thiết lập mức giá thấp nhất có thể cho một sản phẩm và giá cao hơn cho những sản phẩm đi kèm hoặc những sản phẩm khác | Giá thiết lập không nên quá cao hay quá thấp |
Định giá hớt váng | Định giá sản phẩm ở mức cao sau đó giảm dần theo thời gian Tận dụng yếu tố mới và độc quyền để áp mức giá cao nhất để người mua sản phẩm ngay khi vừa tung ra thị trường | Sử dụng những cụm từ như Khuyến mãi độc quyền hoặc Sản phẩm giới hạn số lượng | Tận dụng tâm lý thích mới lạ và sợ bỏ lỡ (FOMO) của người dùng |
Theo combo sản phẩm | Phù hợp với những cửa hàng kinh doanh trên một nền tảng thứ ba có tính cạnh tranh cao như Shopee | Kết hợp những sản phẩm có tính chất bổ sung cho nhau để tạo thành combo với mức giá khuyến mãi | Chiến lược thu hút người tiêu dùng nếu sản phẩm có combo hỗ trợ lẫn nhau |
Dựa trên giá trị người tiêu dùng | Dựa trên những giá trị cảm nhận của người dùng về sản phẩm/dịch vụ. Nhà bán hàng nên dựa trên điểm bán hàng độc nhất (USP) mà cửa hàng muốn cung cấp cho người mua thông qua sản phẩm | Giá bán độc nhất = Giá trung bình của đối thủ + Giá trị USP Lợi nhuận tiềm năng = Giá bán độc nhất - Chi phí của cửa hàng | Xác định và quảng bá được điểm bán hàng độc nhất (USP) của cửa hàng |
4. Nguyên tắc định giá theo góc nhìn tài chính
Định giá theo góc nhìn tài chính là việc tính toán giá bán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận kỳ vọng của người bán.
Một giá sản phẩm sẽ gồm hai loại chi phí:
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số: Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng, chi phí thuê văn phòng, chi phí lương nhân viên, chi phí marketing, kho bãi….
Chi phí biến đổi là khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất và doanh số: chi phí sản phẩm, chi phí trả lương nhân viên thời vụ, chi phí thu hồi/ tiêu hủy sản phẩm, chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí hoa hồng cho nhân viên…
Cách tính giá sản phẩm
Để định giá sản phẩm, chủ shop dựa trên công thức trên để có thể đưa ra một mức giá phù hợp nhất cho người mua hàng!
5. Cách lên chiến lược tối ưu và định giá sản phẩm trên Shopee
5.1 Tăng giá trị cảm tính
Giá trị cảm tính tình cảm: Xây dựng mối quan hệ tối với khách hàng bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, bao bì đẹp, đóng gói kỹ lưỡng… Chủ shop nên tạo sự ấn tượng, thiện cảm của người dùng với sản phẩm & thương hiệu của mình. Chỉ cần một yếu tố chất lượng, khách hàng sẽ có một cảm nhận tích cực về shop của bạn.
Giá trị mỏ neo: Đưa tư tưởng về một sản phẩm vào tâm lý khách hàng lâu dài.
>> Xem thêm: 4 bước xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
5.2 Thêm giá gia tăng khác
Giữ nguyên giá trị lý tính, giá trị cảm tính cộng thêm giá trị gia tăng khác.
Những loại giá gia tăng
5.3 Cách giảm giá thành phần phố biến
Thay đổi bao bì/ đóng gói nhưng không gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
Cách giảm giá thành phần phổ biến
Giáo dục hành vi khách hàng để dùng sản phẩm lớn hơn: Tạo ra những sản phẩm có dung tích và khối lượng lớn hơn để chuyển đổi thói quen của người tiêu dùng.
Cần giáo dục hành vi khách hàng để chuyển đổi thói quen của họ
Giảm các loại chi phí khác, đầu tư vào các yếu tố quan trọng và cần thiết cho khách hàng. Có một số loại chi phí mà không ảnh hưởng đến hành trình mua sắm của khách hàng, chủ shop có thể tìm cách để tối ưu lại. Chẳng hạn như việc tiếp thị trên mạng xã hội, chủ shop không mất nhiều chi phí khi quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên đó. Vậy nên, chủ shop nên tận dụng nguồn lợi cho hiệu quả…
Đầu tư vào các yếu tố quan trọng và cần thiết
5.4 Ứng dụng hiệu ứng tâm lý trong định giá sản phẩm
Khi thấu hiểu được tâm lý khách hàng trong hành trình mua hàng. Chủ shop sẽ dễ dàng tăng doanh thu bán hàng hơn. Việc ứng dụng tâm lý trong định giá sản phẩm sẽ giúp:
>> Xem thêm: 11 chiến lược tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website thương mại điện tử 2020
Có 04 hiệu ứng tâm lý trong định giá sản phẩm phổ biến:
Neo giá cả: Mức giá bán đầu tiên Người mua tiếp nhận sẽ quyết định cảm nhật của họ về mức giá tiếp theo của sản phẩm. Trường hợp này phù hợp với khách hàng nào nhạy cảm về giá, ưu tiên các sản phẩm có giá rẻ hơn.
Neo giá cả
Neo giá cả chữ số đầu tiên: Người bán nên tận dụng Con số đầu tiên của một dãy số để tạo hiệu ứng bất cân đối khi lên kế hoạch về các mức giá khuyến mãi cho sản phẩm.
Neo giá cả chữ số đầu tiên
Hiệu ứng làm tròn giá: Khách hàng hay có xu hướng làm tròn giá, đưa mức giá đến một ranh giới gần đó. Do đó, chủ shop nên có chiến lược về giá để khách hàng làm tròn xuống chứ không nên làm tròn lên.
Hiệu ứng làm tròn giá
Phương pháp giá cả - chất lượng: Khách hàng xem giá cả là tiêu chí đánh giá. Giá trị cao thì chất lượng tốt, giá trị thấp thì chất lượng kém. Để có một giá trị cao, ngoài sản phẩm chất lượng, chủ shop cần phải xây dựng thương hiệu, trang trí shop và chăm sóc khách hàng hàng tốt.
5.5 Bỏ bớt các tính năng của sản phẩm
Những sản phẩm với số lượng có hạn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng tăng lên nhanh chóng. Từ đó, có thể nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ đang kinh doanh những sản phẩm tương tự trên thị trường.
Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng có thể giảm bớt lượng hàng hóa tồn kho, tránh bị nhầm lẫn các hàng hóa với nhau. Quá trình đó cũng có thể mở rộng được tệp khách hàng tiềm năng khi muốn tìm kiếm và mua sản phẩm.
6. Tổng kết
Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng nhiều hơn khi kinh doanh. Trên đây là những chia sẻ tổng quan cũng các lưu ý giúp nhà bán hàng trên Shopee hiểu hơn về cách để định một mức giá phù hợp, cạnh tranh tốt trên sàn TMĐT Shopee.
--------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Đọc thêm bài viết cùng chủ. đề bạn quan tâm:
Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee từ A-Z hiệu quả cho người mới bắt đầu (Mới nhất 2022)
Hướng dẫn cách quảng cáo Shopee từ A-Z, tăng đơn hàng hiệu quả (Cập nhật 2022)
Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee cho người mới