Google Trends là gì? 5 cách sử dụng Google Trends hiệu quả

Với sự chuyển đổi không ngừng của mạng xã hội và công nghệ phát triển, người dùng ngày càng có nhu cầu cập nhật những tin tức sự kiện nóng hổi nhất. Đây cũng chính là lý do khiến Google xu hướng (Googel Trends) trở thành công cụ tìm kiếm đặc lực giúp doanh nghiệp đón đầu xu hướng nổi bật để phát triển kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu Google Trends là gì và những thông tin sử dụng Google Trends hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.

1. Google Trends là gì?

googletrendslagi_HRV

Googel xu hướng giúp người dùng nắm bắt những từ khoá thịnh hành nhất trong khoảng thời gian nhất định

Chúng ta có xem Google xu hướng hoặc Google Trends là một công cụ tìm kiếm trực tuyến ra mắt vào năm 2006, cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, nắm bắt chủ đề và cụm từ cụ thể đang được tìm kiếm thịnh hành nhất trên Google, Youtube ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ngoài ta, để đưa ra độ phổ biến tương đối chính xác nhất, Google Trend không cho phép các tìm kiếm lặp lại từ cùng một người trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Một số lợi ích không tưởng của Google Trends mang lại đối với marketer, doanh nghiệp

Với người làm SEO, quảng cáo nói riêng, Marketing nói chung, Google Trends là một công cụ khá quen thuộc. Những dữ liệu được cung cấp từ công cụ hơn 10 năm này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các Marketer.

2.1 Nắm bắt và cập nhật xu hướng mới tức thời

googletrendslagi_HRV

Google Trends giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới

Với Google Trends, việc nắm bắt, cập nhật xu hướng mới sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn chỉ cần truy cập vào công cụ này, nó sẽ ngay lập tức trả về cho bạn kết quả là các nội dung, chủ đề đang thịnh hàng ở phạm vi tùy chỉnh (toàn cầu hoặc quốc gia bạn đang sinh sống).

Thông qua dữ liệu này, giúp các marketer nắm bắt các xu hướng kịp thời và đưa ra chiến lược hợp lý. Có cơ sở hợp lý để tạo ra các nội dung bắt Trend, mang về lưu lượng truy cập khủng, giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nhờ đó vừa tăng độ nhận biết thương hiệu vừa thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.


2.2 Phân tích và xác định đúng đối tượng mục tiêu, khu vực

Với Google Trends bạn còn có thêm xem các thông tin liên quan đến khu vực, địa điểm, quốc gia có mức độ quan tâm cao đến từ khóa, từ đó xác định đối tượng mục tiêu của mình chính xác.

Cụ thể, khi nhập một cụm từ tìm kiếm hoặc chủ đề vào Google Trends, bạn sẽ biết được mức độ phổ biến của tìm kiếm theo nhân khẩu học, thời gian, vị trí địa lý... Đây là cơ sở để bạn phân tích, tối ưu các từ khóa đến đúng đối tượng, đúng thời điểm mà họ có nhu cầu cao về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

googletrendslagi_HRV

Kết quả khi search từ khóa “thương mại điện tử" tại Việt Nam

Ví dụ, khi search từ khóa “thương mại điện tử” tại Việt Nam, kết quả còn hiển thị những địa điểm tìm kiếm từ khóa này nhiều nhất. Với tính năng này bạn hoàn toàn có thể biết được đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng của mình từ đó có những kế hoạch marketing phù hợp.

2.2 Cơ sở để xây dựng từ khoá SEO hiệu quả

Google Trends thường được biết đến như một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả. Công cụ miễn phí của Google này giúp bạn có được nhiều thông tin liên quan đến từ khóa như mức độ quan tâm theo vùng, mức độ quan tâm theo thời gian, cụm từ tìm kiếm có liên quan, chủ đề có liên quan…

Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để so sánh các cụm từ tìm kiếm khác nhau. Từ đó biết được cụm từ nào được tìm kiếm và quan tâm nhiều hơn giúp trang Web của bạn tiếp cận được với số đông người dùng.

> Xem thêm: 7 công cụ miễn phí giúp hỗ trợ SEO website tốt nhất

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

So sánh sự phổ biến của 2 cụm từ khoá "Samsung Galaxy Fold" và Iphone 14

Ngoài việc giúp người dùng tìm kiếm và cập nhật nhanh xu hướng đang thịnh hành, Google Trends còn có thể hỗ trợ bạn trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Dù đây không phải là công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh tốt nhất nhưng vẫn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về nhu cầu/ tần suất tìm kiếm của sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ của bạn đang cung cấp trên thị trường, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn và cung cấp những sản phẩm dịch vụ nổi trội hơn.

3. 5 Cách dùng Google Trends để tăng hiệu quả SEO

3.1 Xây dựng & tối ưu hoá nội dung theo mùa

Xu hướng theo mùa (Seasonal Trends) là một chủ đề phù hợp và đáng tin cậy để khai thác. Để tận dụng sự gia tăng của tìm kiếm, bạn có thể tạo nội dung mới hoặc tối ưu hoá nội dung hiện có về các chủ để nổi bật khi độ phổ biến tăng cao.

Tuy nhiên, bạn nên ước tính thời điểm để kịp chuẩn bị sản xuất nội dụng khi độ tìm kiếm đạt đỉnh. Cùng xem ví dụ dưới đây để biết chính xác độ phổ biến của từ khóa hay cụm từ khoá nhé!

Ví dụ: Hãy xem dữ liệu Google Trend cho từ khóa “đồ trang trí” ở Việt Nam.

googletrendslagi_HRV


Sử dụng Google Trends để nắm bắt xu hướng theo mùa về đồ trang trí để tạo nội dung liên quan

Bạn có thể thấy rằng truy vấn “đồ trang trí" phổ biến ở Việt nam vào những tháng cuối năm từ tháng 11 đến tháng 2/2022. Đây là những tháng bắt đầu mùa lễ hội và mọi người có nhu cầu mua sắm đồ trang trí nhà cửa.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào mùa, bạn có thể nhanh chóng ước tính các đỉnh và đáy của doanh nghiệp bằng cách phân tích các truy vấn tìm kiếm có liên quan trong Google Trend.

Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này theo hai cách:

  • Tạo nội dung có liên quan trùng với thời điểm cao điểm

Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh đồ trang trí– bạn nên tạo ra những content “cách trang trí nhà vào đêm Giáng Sinh hoặc Tết" và đăng vào vào giữa tháng 11. Cuối cùng, đây là lúc khách hàng tiềm năng của bạn có nhiều khả năng tìm kiếm những thông tin đó nhất.

  • Tối ưu hóa các nội dung có liên quan hiện có trước thời điểm cao điểm

Giả sử bạn đã có “cách trang trí nhà vào đêm Giáng Sinh hoặc Tết” hoặc thậm chí có thể là trang thương mại điện tử bán đồ trang trí. Hãy bắt đầu ưu tiên tối ưu hóa các trang như vậy một vài tháng trước khi cao điểm xảy ra (tức là 2 – 3 tháng trước tháng 11.

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu chiến dịch xây dựng liên kết, khuyến mại vào cuối năm 2021, điều này có thể dẫn đến việc tăng thứ hạng trong thời gian tìm kiếm cao điểm.


3.2 Khai thác chủ đề mới theo xu hướng

Nếu bạn muốn nhanh chóng cập nhật các chủ đề nóng để khai thác, sản xuất nội dung, Google Trends có thể hỗ trợ bạn. Cụ thể, để tìm chủ đề theo xu hướng đang được nhiều người tìm kiếm nhất, bạn làm theo hướng dẫn sau:

  • Truy cập vào Google Trends, chọn mục Trending Searches (tìm kiếm thịnh hành).
  • Sau đó, bạn sẽ nhận được danh sách: “xu hướng tìm kiếm hàng ngày”, “xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực trong 24 giờ qua”.
  • Tiếp đó, trong mục xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực, tùy vào lĩnh vực quan tâm, bạn có thể nhanh chóng lọc kết quả theo danh mục như mua sắm, điện tử, sức khỏe, thể thao, khoa học/công nghệ, doanh nghiệp, và giải trí.

googletrendslagi_HRV

Game và bóng đá đang là chủ đề người dùng quan tâm nhất trong 24h qua

3.3 Tham khảo nhu cầu người dùng theo địa lý

Khi bạn nhập một cụm từ trong Google Trends, kết quả trả về sẽ hiển thị một bản đồ nhiệt thể hiện các khu vực mà cụm từ đó được nhiều người tìm kiếm nhất. Với dữ liệu này, bạn có thể tham khảo ngay nhu cầu của khách hàng theo địa lý.

Đây là điều tối quan trọng khi chạy một chiến dịch quảng cáo bởi không phải khách hàng ở khu vực nào cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn. Lấy ví dụ như lò sưởi thì người dân ở các tỉnh có khí hậu nóng sẽ không quan tâm, tìm kiếm cụm từ này.

Ngược lại, ở khu vực miền Bắc lượng tìm kiếm lớn hơn. Căn cứ vào đó, bạn có thể tìm được khu vực địa lý mà từ khóa biến nhất, người dùng có nhu cầu cao và chạy quảng cáo Google Ads.

googletrendslagi_HRV

Bản đồ nhiệt thể hiện các khu vực miền Bắc, khu vực lạnh quan tâm nhiều cụm từ “lò sưởi" so với miền Nam

3.4 Tìm kiếm những từ khoá đuôi dài “Long-tail" cho SEO

Với tính năng truy vấn liên quan hữu ích của mình, Google Trends không chỉ là một công cụ nghiên cứu từ khóa mà còn là công cụ để phát triển toàn bộ chiến lược nội dung của bạn. Để sử dụng, bạn chỉ cần nhập một cụm từ hoặc chủ đề vào thanh tìm kiếm của Google Trends. Sau đó, công cụ sẽ đưa ra các từ khóa trong phần cụm từ Related queries (tìm kiếm có liên quan) và Related topics (chủ đề liên quan).

Sau khi tham khảo keyword, bạn có thể sử dụng các từ khóa này và nhập chúng vào các phần mềm SEO như SEMrush, Ahrefs... để giúp bạn có được các chỉ số quan trọng như search volume, độ khó của từ khóa... và có thêm nhiều ý tưởng từ khóa mới. Từ đó, bạn có thể phân tích, lựa chọn các từ khóa đuôi dài hiệu quả cho chiến dịch SEO của mình.

googletrendslagi_HRV

Những từ khoá và chủ đề liên quan đến cụm từ “bán lẻ"

3.5 Xây dựng chủ đề hấp dẫn cho Video Marketing

Để tìm kiếm và xác định một chủ đề tốt hơn cho Video, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Google Trends. Bằng cách so sánh mức độ quan tâm của từ khóa khi tìm kiếm trên hai nền tẳng Google và trên Youtube, bạn sẽ biết độ phổ biến và liệu có nên phát triển nội dung bài viết trên Google hay chuyển sang sản xuất nội dung định dạng Video.

Lấy ví dụ, với một từ khóa Kinh doanh, khi nhập vào Google Trends và tìm kiếm trên Web, bạn sẽ thấy mức độ phổ biến của từ khóa này có dấu hiệu giảm đi trong những năm qua. Nhưng khi chuyển qua tìm kiếm trên YouTube, mức độ quan tâm của nó lại tăng lên.

googletrendslagi_HRV

googletrendslagi_HRV

Sự khác nhau về mức độ phổ biến của cụm từ “kinh doanh" trên Web và Youtube

Dữ liệu này là cơ sở để bạn xác định chủ đề Kinh doanh vẫn được nhiều người quan tâm ở nền tảng video. Việc bạn cần làm là chuyển nội dung từ viết bài đơn thuần sang sản xuất Video hấp dẫn và lôi cuốn người xem.

4. Kết luận

Bài viết trên đây bao gồm những thông tin chi tiết nhất về Google xu hướng. Lợi ích và hướng dẫn sử dụng Google Trends mang lại hiệu quả trải nghiệm cho người dùng. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích này của Haravan giúp bạn tham khảo Google xu hướng một cách linh hoạt, cải thiện hoạt động khai thác nội dung, SEO và quản lý vận hành kinh doanh tốt hơn mỗi ngày.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: