Tổng hợp mô hình kinh doanh nhà hàng thu hút khách hiện nay

Mô hình nhà hàng ngày một đa dạng do nhu cầu ăn uống, giải trí của con người không ngừng thay đổi. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại đòi hỏi một mô hình riêng biệt, từ phong cách trang trí, xu hướng ẩm thực cho tới quy mô, dịch vụ. Bài viết dưới đây của Haravan sẽ cập nhật cho bạn các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay.

1. Đặc điểm của mô hình kinh doanh nhà hàng

Mohinhnhahang_HRV

Đặc điểm mô hình nhà hàng

  • Sản phẩm của mô hình kinh doanh nhà hàng bao gồm 2 hình thức: sản phẩm tự chế (các món ăn, thức uống pha chế) và hàng hoá mua đi bán lại (bánh kẹo, rượu, bia, nước uống đóng chai, lon…).
  • Doanh thu nhà hàng thường không ổn định phụ thuộc vào lượng khách, nhu cầu ăn uống của khách, giá bán và còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như thị trường, thời tiết, đối thủ cạnh tranh và tính thời điểm.
  • Lực lượng lao động trong nhà hàng được xem là đội ngũ lao động thủ công nhưng có tay nghề và chuyên môn như chế biến, phục vụ và lực lượng quản lý.
  • Thời gian phục vụ của nhà hàng thường từ 6 giờ đến 24 giờ. Một số nhà hàng phục vụ 24/24.

2. Tổng hợp những mô hình nhà hàng độc đáo thu hút thực khách

2.1 Mô hình kinh doanh nhà hàng Casual Dining

Đây là một trong những mô hình nhà hàng ăn uống được yêu nhất hiện nay. Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với mức độ “sang chảnh” vừa phải.

Chi phí bỏ ra để thưởng thức bữa ăn tại đây không quá đắt nhưng cũng không quá rẻ. Một số nhà hàng theo mô hình Casual Dining hiện nay như: Tokyo Deli, Thái Express, Al Fresco’s…

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng Thai Express

2.2 Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet

Trong tiếng Pháp Buffet có nghĩa là tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. So với tiệc ngồi thì Buffet có thể phục vụ cho nhiều người hơn. Đây cũng là mô hình giúp các thực khách giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Một bữa ăn Buffet sẽ được tính theo suất với giá cố định, không phụ thuộc vào số món, cũng như số phần ăn với một thực đơn đa dạng. Chính vì vậy, loại hình này dễ chiều lòng thực khách hơn.

Do nhu cầu khác nhau nên sẽ có nhiều nhà hàng Buffet phục vụ bàn, thường thấy nhất là các nhà hàng lẩu, đồ nướng, với không gian thiết kế, ấm cúng và mang nhiều tính chất gia đình, ngoài ra các món ăn ở thường có chất lượng trung bình khá.

Mô hình kinh doanh Buffet có những đặc điểm sau:

  • Tận dụng nguyên liệu được mùa: Ví dụ rau củ, thịt và hải sản tươi vào mùa thu hoạch. Chúng tạo cho thực khách cảm giác được ăn “cao lương mỹ vị” nhưng vẫn bảo toàn được chi phí cho nhà hàng.
  • Cắt giảm nhân sự: Mô hình Buffet giảm thiểu được số lượng nhân viên nhờ việc khách hàng tự phục vụ.
  • Lợi nhuận từ các dịch vụ đi kèm như thuế VAT và đồ uống. Thức uống sẽ tính tiền riêng và thường có giá tương đối cao.

Các tên tuổi thường thấy đang triển khai mô hình này như nhà hàng buffet Hoàng Yến, nhà hàng D'Maris Buffet, nhà hàng King BBQ…

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng Hoàng Yến Buffet

2.3 Mô hình kinh doanh nhà hàng FastFood

Nhà hàng FastFood là nơi đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của các thực khách. Đây là một mô hình nhà hàng rất phổ biến, phù hợp với cuộc sống hiện đại, bận rộn. Từ cách bài trí không gian đến menu và cách vận hành của mô hình này đều hội tụ yếu tố nhanh - gọn - tiện lợi. Điểm thu hút của mô hình này là chế biến nhanh chóng, dễ đóng gói mang đi. Bên cạnh đó, FastFood thường kèm theo dịch vụ giao hàng tận nơi nhằm tiếp cận với số lượng khách hàng nhiều hơn. Mô hình này thường được mở theo dạng chuỗi kinh doanh nhượng quyền và được xếp vào nhóm bình dân, không yêu cầu cao về chất lượng phục vụ.

Tiêu biểu cho các cửa hàng đồ ăn nhanh phải kể đến McDonald’s, KFC, Lotteria, Pizza Hut… Các loại thức ăn phổ biến của mô hình kinh doanh thức ăn này là hamburger, gà rán, khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì sandwich…

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng KFC

2.4 Mô hình kinh doanh Bistro

Đây là mô hình kết hợp giữa kinh doanh nhà hàng và kinh doanh quán cà phê. Bistro thường mang đến không gian ấm cúng và các loại thức uống, món ăn đơn giản. Ở Việt Nam, mô hình kinh doanh này thường mang phong cách châu u phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và các buổi gặp mặt hoặc một cuộc hẹn ăn trưa nhanh chóng.

Với quy mô không quá sang chảnh nên loại hình này rất thích hợp với những người bận rộn như dân văn phòng. Một số thương hiệu phổ biến là 48 Bistro, Bonjour Resto’, Bụi Bistro…

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng 48 Bistro

2.5 Mô hình kinh doanh nhà hàng Fine Dining

Fine Dining là hình thức phục vụ ẩm thực cao cấp theo phong cách quý tộc, cũng thường xuất hiện ở các trung tâm mua sắm lớn hoặc khách sạn hạng sang. Không giống như các hình thức kinh doanh nhà hàng thông thường, Fine Dining chỉ phục vụ một số ít thực khách đặt trước. Mô hình này thường hướng đến một trải nghiệm ẩm thực sang trọng với các món ăn chất lượng, bắt mắt.

Nhà hàng Fine Dining thường được trang trí xa hoa, với đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nhằm mục đích là mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Chính vì vậy, giá món ăn và dịch vụ tại các nhà hàng theo mô hình kiểu này thường khá cao.

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng Fine Dining

2.6 Mô hình kinh doanh nhà hàng Banquet Hall

Banquet Hall là nhà hàng đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi, chuyên phục vụ khách hàng với số lượng lớn, thường là tiệc cưới, sự kiện, hội nghị.... Banquet Hall có khi chỉ là một bộ phận của khách sạn lớn, nhưng so với nhà hàng chuyên nghiệp thì mô hình này cũng không có gì khác biệt. Tính chất của mỗi bữa tiệc là khác nhau nên mô hình Banquet Hall sẽ cho nhân viên set up, sắp xếp bàn tiệc theo yêu cầu của khách hàng.

Mô hình này có một đội ngũ đầu bếp phục vụ chuyên nghiệp. Do lượng khách lớn nên món ăn ở những nhà hàng theo mô hình này sẽ được chọn sẵn theo gói và chuẩn bị trước. Các món ăn trong buổi tiệc đa số đều đầy đủ từ khai vị cho đến món tráng miệng.

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng Banquet Hall

2.7 Mô hình kinh doanh nhà hàng Snack Bar

Khác với mô hình nhà hàng ăn uống thường thấy, Snack bar chủ yếu tập trung vào các món đồ uống đa dạng và đồ ăn nhẹ cho khách hàng thư giãn buổi tối. Nơi đây sở hữu quầy pha chế đẹp và cao cấp. Snack Bar thay vì chiêu mộ những đầu bếp giỏi, họ lại tập trung tuyển dụng những bartender dày dặn kinh nghiệm. Vì khách hàng đến quán chủ yếu để thưởng thức đồ uống và chill theo điệu nhạc nên hệ thống âm thanh ở đây cần có chất lượng cao.

Để tạo không gian hiện đại, sôi động, nhiều Snack Nar còn trang bị thêm hệ thống ánh sáng nghệ thuật với đèn led và sân khấu để tại không gian riêng đầy sảng khoái cho khách hàng.

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình Snack Bar

2.8 Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền

Kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn cực kỳ phổ biến với khả năng đem lại lợi nhuận cao. Mọi vấn đề như sản phẩm, thương hiêu, thiết kế... hay kế hoạch kinh doanh nhà hàng, marketing… đều được cung cấp bởi bên nhượng quyền. Điều cần thiết là nhà đầu tư phải chọn được địa điểm tốt và có tiền để đầu tư.
Một số thương hiệu nhương quyền tại Việt Nam có thể kể đến như: Phở 24, Dookki Việt Nam, Pizza Company…

> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh nhượng quyền cafe hiệu quả

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng nhượng quyền

2.9 Mô hình kinh doanh nhà hàng theo đặc trưng quốc gia, vùng miền

Mỗi một quốc gia đều có văn hóa, đặc trưng ẩm thực khác nhau. Bạn có thể chọn mô hình nhà hàng kinh doanh chuyên các món ăn của một quốc gia nào đó, ví dụ như ẩm thực Nhật Bản (sushi, sashimi, món nướng), Hàn Quốc (Mì cay, cơm trộn, Gimbap, Kim chi, gà tần sâm, lẩu…) Trung Quốc (vịt quay Bắc Kinh, lẩu tứ xuyên, đậu hủ sốt tứ xuyên…).

Bên cạnh bán thức ăn ngon, nhà hàng có thể trang trí nội thất phong cách đặc trưng của quốc gia đã chọn để tạo điểm nhấn và thu hút thực khách.

Mohinhnhahang_HRV

Mô hình nhà hàng theo vùng miền

3. Bí kíp kinh doanh nhà hàng hiệu quả

3.1 Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Mohinhnhahang_HRV

Lựa chọn mô hình nhà hàng phù hợp

Từ những mô hình nhà hàng độc đáo kế trên, bạn nên nghiên cứu để xác định phong cách mình và mô hình theo đuổi ngay từ đầu, dựa trên sở thích, nguồn lực, vốn đầu tư, thị trường… cùng những lợi thế/bất lợi mà mình đang có.

3.2 Lên kế hoạch mở nhà hàng

  • Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu: Bạn cần trả lời được các câu hỏi về quy mô nhà hàng, thực đơn sẽ có những món ăn nào, nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu, đối tượng khách hàng hướng đến là ai?... Bạn nên phác họa chân thực khách một cách cụ thể theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích, đặc điểm… để có hướng đi đúng đắn.
  • Chuẩn bị vốn đầu tư: Bạn nên lập một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, vì thời gian đầu nhà hàng mới hoạt động có thể sẽ chưa có lãi hoặc lãi rất ít nên cần chuẩn bị tinh thần cũng như tiền bạc cho giai đoạn này. Nếu chưa có đủ chi phí mở nhà hàng, bạn có thể vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đầu tư.
  • Tìm kiếm/thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng: Một mặt bằng lý tưởng để kinh doanh phát triển nhà hàng bắt buộc phải nằm ở nơi tập trung nhiều người, gần khu dân cư, khu công nghiệp và nhất là nằm trên các trục đường thuận tiện giao thông cho việc di chuyển, đi lại của khách.
  • Lên menu: một cách hợp lý và có tính cạnh tranh, thiết kế menu một cách chuyên nghiệp để tạo dấu ấn.
  • Thiết kế và trang trí nhà hàng: một cách ấn tượng nhưng vẫn phải đảm bảo ngân sách; sắm sửa các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết
  • Lên kế hoạch: vận hành và tuyển nhân viên
  • Tìm hiểu và lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp: Đơn cử như phần mềm từ Haravan có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong khâu quản trị và vận hành nhà hàng một cách hiệu quả, theo dõi báo cáo thường xuyên, lên order cho khách nhanh, quản lý nhân viên

3.3 Thực hiện quảng bá, tiếp thị

Đầu tiên là bạn cần đặt tên nhà hàng hay, đảm bảo dễ ghi nhớ, không trùng lặp với các thương hiệu trên thị trường và phải thể hiện được định hướng phát triển của mình trong đó.

Việc lên một kế hoạch marketing bài bản từ offline đến online sẽ rất quan trọng, bao gồm cả kế hoạch khai trương và làm sao để truyền miệng nhanh chóng từ những thực khách đã đến ăn tại nhà hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên kết với các đơn vị giao nhận món ăn như Grab Food, Shopee, Gojek… để gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mở rộng doanh thu.

Mohinhnhahang_HRV

Lên kế hoạch để kinh doanh mô hình nhà hàng

4. Tổng kết

Hy vọng với bài viết hôm nay, Haravan giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về những mô hình nhà hàng thu hút thực khách nhất hiện nay. Chúc bạn kinh doanh thành công và hãy liên hệ Haravan nếu cần hỗ trợ trong công tác quản trị bán hàng chuyên nghiệp!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Etsy là gì ? Cách bán hàng hiệu quả trên Etsy cho người mới bắt đầu

03/05/2023 MKT Nhi

Có 1 tỷ nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư sinh lời thông minh

03/05/2023 MKT Nhi

Top 5 mô hình spa phổ biến nhất hiện nay trên thị trường

14/11/2022 MKT Nhi