Tối ưu cách tính giá cost món ăn, đồ uống sẽ giúp nhà hàng, quán cafe cân đối các khoản chi phí, từ đó đạt được lợi nhuận mong muốn. Nếu bạn có nhiều thắc mắc về cách tính giá vốn thức ăn thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm kiến thức cần thiết cho việc kinh doanh.
1. Tìm hiểu về giá cost là gì?
Giá cost phụ thuộc vào các loại chi phí và cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường, hoạt động kinh doanh
Giá cost là số tiền khách hàng phải trả cho mỗi món ăn, đồ uống được chế biến, pha chế tại nhà hàng, quán cà phê. Theo đó, để điều chỉnh giá bán món ăn, đồ uống phù hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cần tính toán, cân nhắc thời điểm điều chỉnh để đảm bảo được lợi nhuận.
Điều này bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ. Giá thành không chỉ bao gồm các khoản chi phí trực tiếp như nguyên liệu, lao động và máy móc, mà còn bao gồm các khoản chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, marketing, chi phí hành chính và các khoản chi phí khác.
2. Lợi ích của việc tính giá cost món ăn, đồ uống
Khi doanh nghiệp tối ưu cách tính cost món ăn, đồ uống sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Định giá cạnh tranh: Tính toán chi phí một cách chính xác giúp bạn xác định giá bán món ăn, đồ uống sao cho hợp lý và cạnh tranh với các đối thủ. Điều này giúp thu hút khách hàng và tạo lợi thế trong thị trường cạnh tranh.
Quản lý nguyên liệu: Hiểu rõ về chi phí nguyên liệu và các thành phần khác của món ăn, đồ uống giúp bạn tối ưu hóa việc mua sắm và quản lý nguyên liệu. Điều này có thể giảm chi phí và tăng hiệu suất quy trình sản xuất.
Chương trình khuyến mãi, giảm giá: Dựa trên giá cost, bạn có thể thẩm định được khả năng áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này có thể thu hút khách hàng mới, tạo động lực mua sắm và tăng doanh thu.
Theo dõi tình hình kinh doanh: Tính toán giá thành giúp bạn theo dõi sát sao tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể theo dõi doanh thu, lợi nhuận và biết được mức độ hiệu quả của mỗi món hàng hóa hoặc dịch vụ.
Kiểm soát và quản lý dòng tiền hiệu quả: Quản lý chi phí giúp bạn kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn. Bạn có thể dự đoán và quản lý tốt hơn về các nguồn thu, các khoản phải trả và lợi nhuận, từ đó đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được duy trì ổn định.
Tóm lại, tối ưu hóa cách tính giá cost cho món ăn và đồ uống không chỉ mang lại những lợi ích cụ thể mà còn là một phần quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống.
3. Những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá cost món ăn
Có một số chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành món ăn. Dưới đây là một số ví dụ:
- Nguyên liệu: Chi phí nguyên liệu là một yếu tố quan trọng trong giá thành món ăn. Giá của các thành phần chính như thịt, hải sản, rau củ quả, gia vị và các nguyên liệu khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành món ăn.
- Chi phí lao động: Lao động đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và chế biến món ăn. Tiền lương của đầu bếp, đầu bếp phụ, nhân viên phục vụ và nhân viên nhà hàng sẽ tác động đến giá cost món ăn.
- Chi phí hoạt động nhà hàng: Bao gồm chi phí tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước, tiền gas và các chi phí vận hành khác. Những chi phí này cũng được tính vào giá cost món ăn.
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Nhà hàng cần tiêu thụ một phần chi phí để quảng cáo và tiếp thị cho món ăn của mình. Chi phí này có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến, in ấn, các chiến dịch tiếp thị và các hoạt động quảng bá khác.
- Chi phí vận chuyển và lưu trữ: Đối với các nhà hàng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu hoặc có quy mô lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá thành món ăn.
- Chi phí hỗ trợ khác: Bao gồm chi phí bảo trì và sửa chữa thiết bị, chi phí bảo hiểm, chi phí học đào tạo nhân viên và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động nhà hàng.
Những yếu tố này và nhiều yếu tố khác cùng tác động đến giá thành món ăn trong một nhà hàng. Nhà hàng cần tính toán cẩn thận các chi phí này để đảm bảo giá thành phù hợp với mô hình kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
4. Các loại chi phí để tính cost món ăn
Cách tính cost đồ uống, món ăn dựa trên các loại chi phí cụ thể như sau:
Chi phí trực tiếp: Gồm chi phí nguyên vật liệu, gia vị, đũa thìa, cốc nhựa, hàng tồn kho, hàng hư hỏng.
Chi phí cố định: Là chi phí không đổi dù doanh thu tăng hay giảm, bao gồm tiền mặt bằng, dụng cụ, thiết bị,...
Chi phí dịch vụ: Các loại chi phí sự kiện, quảng cáo, xây dựng thương hiệu,...
Chi phí nhân công: Tiền chi trả cho tất cả nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
Chi phí phát sinh: Bao gồm chi phí điện nước, khấu hao mặt bằng.
Biến phí: Đây là chi phí phát sinh khi đồ uống có thay đổi, chẳng hạn như trái cây theo mùa, đúng mùa vụ sẽ có giá thấp hơn đầu vụ hoặc trái vụ.
>> Tham khảo thêm: Tính toán chi phí kinh doanh nhà hàng như thế nào cho đúng?
5. Cách tính cost món ăn, đồ uống
Sau đây là những cách tính giá vốn món ăn, đồ uống được áp dụng phổ biến:
5.1 Cách tính cost món ăn, đồ uống theo chi phí và lợi nhuận
Cách tính này được áp dụng theo công thức sau:
P = C + (I + V)/m + X
Trong đó:
P là giá bán trên menu.
C là chi phí giá vốn.
I là chi phí quản lý, vận hành và quảng bá.
V là số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội /lãi suất ngân hàng.
X là lợi nhuận mong muốn.
M là hệ số dự trù mức doanh thu đạt được trong tháng.
Trong đó, V được tính theo lãi vốn đầu tư (v), lãi suất ngân hàng (a) và dự trù số tháng hòa vốn (n) với công thức:
V = (v+a.n.v)/n
5.2 Định giá đồ ăn, thức uống theo đối thủ cạnh tranh
Đây là cách tính cost đồ uống, món ăn dựa trên
giá bán của đối thủ cạnh tranh cũng như tình hình thị trường. Dù vậy, bạn không nên định giá quá thấp so với đối thủ vì sẽ ảnh hưởng đến các chi phí khác.
Tham khảo giá của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu cách tính cost đồ uống, món ăn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường
5.3 Tính giá cost món ăn, đồ uống theo tiêu chuẩn thực phẩm
Cách tính này được áp dụng phổ biến với công thức đơn giản:
Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu/% chi phí thực phẩm
Trong đó, tỷ lệ chi phí thực phẩm dao động trong khoảng 25-55% tùy vào quy mô của doanh nghiệp. Thông thường, chủ quán và nhà hàng sẽ chọn tỷ lệ 35%.
5.4 Định giá món ăn theo yếu tố cung - cầu
Quá trình định giá món ăn, đồ uống không thể thiếu bước nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Nếu nhu cầu của khách hàng nhiều nhưng nguồn cung trên thị trường đang eo hẹp thì giá sẽ được nâng lên.
Ngược lại nếu nguồn cung trên thị trường cao hơn nhu cầu của khách hàng thì mức giá sẽ bị giảm. Trong trường hợp một món ăn, đồ uống được chọn phổ biến trên các menu nhà hàng thì doanh nghiệp có thể giảm giá cost để tạo sức cạnh tranh với đối thủ.
6. Những lưu ý khi định giá món ăn để tối ưu lợi nhuận
Khi định giá thức ăn, đồ uống, doanh nghiệp nên lưu ý những điều quan trọng sau:
6.1 Thiết kế menu đa dạng
Bên cạnh những món ăn, đồ uống nổi bật, doanh nghiệp nên thêm vào các món khác như thức ăn nhanh, điểm tâm, các món được ưa chuộng theo xu hướng. Việc này sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, cũng như góp phần tăng doanh thu.
6.2 Tạo chương trình ưu đãi, khuyến mãi
Doanh nghiệp có thể áp dụng các chương trình ưu đãi, bao gồm nhiều mã giảm giá trên các nền tảng giao hàng, khung giờ vàng giảm giá sâu, tặng sản phẩm kèm theo, mua 2 tặng 1... Các chương trình khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn lớn với khách hàng, kích thích họ mua hàng nhiều hơn.
6.3 Tăng giá khéo léo
Giá cost đồ uống, món ăn có thể thay đổi khi thị trường biến động hoặc các khoản chi phí leo thang. Dù vậy, bạn nên tăng giá từ từ, khéo léo để tránh làm khách hàng cảm thấy quá bất ngờ, khó chấp nhận sự thay đổi này và không muốn quay lại quán.
Doanh nghiệp cần cân nhắc cách tính cost món ăn, đồ uống, tránh tăng giá quá nhanh.
6.4 Để giá bán lẻ theo dạng x9.000đ hoặc x99.000đ
Đây là một phương thức “đánh lừa thị giác” thực khách được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công. Chẳng hạn như một ly trà sữa có giá 39.000VNĐ sẽ dễ được khách hàng lựa chọn hơn mức giá 40.000VNĐ.
6.5 Quản lý giá món ăn, đồ uống bằng phần mềm bán hàng
Để thuận tiện cho việc định giá chính xác cũng như theo dõi sát sao tình hình kinh doanh và lợi nhuận thu về, doanh nghiệp cần có một giải pháp tối ưu. Hiện nay, Haravan là phần mềm bán hàng cho phép doanh nghiệp quản lý thu chi và tình hình kinh doanh, từ đó chủ động kiểm soát và điều chỉnh giá vốn/giá bán của sản phẩm phù hợp.
Ứng dụng Haravan đưa ra báo cáo trực quan về lợi nhuận, tổng doanh thu, danh sách các mặt hàng bán chạy cũng như tình hình kinh doanh theo thời gian
Không những thế, Haravan còn hỗ trợ tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cửa hàng và online hiệu quả. Con số 50.000 doanh nghiệp tin dùng Haravan là minh chứng cho những ưu điểm nổi bật khác của ứng dụng được công nhận rộng rãi:
Dễ dàng kiểm tra tình trạng đơn hàng, hàng tồn kho, tình trạng xuất nhập hàng.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp được quản lý trên một phần mềm duy nhất với thao tác đơn giản, dễ hiểu.
Cung cấp đầy đủ thông tin để nhân viên bán hàng dễ theo dõi, áp dụng ưu đãi, cũng như tăng giá trị đơn hàng bán ra.
Tự động đẩy đơn hàng cho các nhà vận chuyển uy tín (NinjaVan, DHL, GrabExpress,..), giúp hàng đến tay khách hàng đúng hẹn.
Đồng bộ dữ liệu tất cả đơn hàng trên các kênh bán hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng và thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo.
Haravan được đánh giá là giải pháp toàn diện tối ưu toàn bộ hoạt động bán hàng đa kênh.
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin về cách tính giá cost món ăn, đồ uống. Trong kinh doanh, việc nắm rõ cách tính cost sẽ giúp cửa hàng của bạn dễ dàng cạnh tranh với đối thủ, tăng trưởng doanh thu bền bỉ, quản lý chi phí hiệu quả và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:
>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: