Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả cho người lần đầu khởi nghiệp

Biết cách quản lý nhà hàng sao cho hiệu quả là điều rất quan trọng, bởi đây là yếu tố góp phần vào sự thành công cho nhà hàng của bạn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 7 cách quản lý hiệu quả cho người lần đầu mở nhà hàng. Cùng theo dõi nhé!

1. Quản lý nhà hàng là làm gì?

Quản lý nhà hàng tốt sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành nhà hàng

Quản lý nhà hàng tốt sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành nhà hàng

Quản lý nhà hàng là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động trong nhà hàng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công việc quản lý nhà hàng bao gồm nhiều khía cạnh, từ quản lý nhân viên, quản lý thực đơn, quản lý chất lượng dịch vụ đến quản lý tài chính.

Quản lý nhà hàng tốt sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng mục tiêu, tăng doanh thu hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành nhà hàng. Bên cạnh đó, quản lý những hoạt động kinh doanh nhà hàng tốt cũng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường F&B khắc nghiệt, từ đó đưa nhà hàng ngày càng phát triển.

2. Tại sao cần biết cách quản lý nhà hàng khi kinh doanh

Cách quản lý nhà hàng hiệu quả khi kinh doanh là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của nhà hàng.

  • Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh: Quản lý nhà hàng tốt giúp bạn tổ chức và điều hành mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, từ quản lý nhân sự đến quản lý tài chính, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc, giảm thiểu lãng phí và tăng lợi nhuận.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ: Những hoạt động như quản lý nhân viên, quản lý thực đơn, quản lý chất lượng dịch vụ,... sẽ giúp nhà hàng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi đến nhà hàng và tăng cơ hội khách hàng quay lại với nhà hàng bạn.
  • Kiểm soát tài chính: Biết cách quản lý nguồn thu, chi phí và lợi nhuận của nhà hàng sẽ giúp bạn tránh rủi ro tài chính, đảm bảo luôn đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh nhà hàng và dự phòng cho những trường hợp ngoài kế hoạch.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Quản lý nhà hàng tốt cũng giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Khách hàng thường đánh giá một nhà hàng dựa trên trải nghiệm tổng thể, từ dịch vụ đến không gian và món ăn.

3. Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả, không nên bỏ qua

Nếu bạn lựa chọn mở nhà hàng ăn uống để khởi nghiệp thì chắc chắn không thể bỏ qua 7 cách quản lý hiệu quả dưới đây:

3.1. Lập danh sách công việc cần thiết

Lập danh sách các công việc cần làm mỗi ngày giúp đảm bảo quy trình vận hành được suôn sẻ, dễ quản lý hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Danh sách này cũng sẽ giúp bạn tránh bỏ sót các công việc cần thiết hoặc những lưu ý quan trọng.

3.2. Cách quản lý nhà hàng hiệu quả: Hãy chú ý nguyên liệu “đầu vào”

Người bán cần quản lý nguyên liệu đầu vào để lựa chọn được nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon và chất lượng. Đồng thời, kiểm soát được số lượng, tránh tình trạng thất thoát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Quy trình quản lý nguyên liệu đầu vào sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín hoặc tuyển vị trí kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng mô hình kinh doanh 3F (từ trang trại đến bàn ăn), cụ thể là người bán sẽ sản xuất nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng bắt đầu từ khâu nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ.
  • Bước 2: Kiểm tra số lượng hàng hóa với phiếu giao hàng để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa nguyên vật liệu.
  • Bước 3: Người bán cần bảo quản nguyên liệu đúng cách như: cấp đông, làm mát, làm khô tùy vào từng loại. Ví dụ, rau củ quả nên rửa sạch, bọc lại và bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm tươi như thịt cá nên bỏ tủ đông giúp kéo dài thời gian sử dụng, nguyên vật liệu nên để nơi khô ráo, thoáng mát.

cách quản lý nhà hàng

Kiểm soát kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu đầu vào là cách quản lý nhà hàng hữu hiệu, nhằm đảm bảo chất lượng món ăn.

3.3. Bố trí, sắp xếp kho nhà hàng ngăn nắp

Sắp xếp kho hàng ngăn nắp cũng là cách quản lý nhà hàng hiệu quả để dễ dàng tìm kiếm khi cần sử dụng và tiết kiệm diện tích lưu trữ hàng hóa. Cụ thể, bạn nên sắp xếp hàng hóa lên kệ và phân chia khu vực theo các mặt hàng có chung chủng loại, công dụng. Bên cạnh đó, những đồ đạc hay sử dụng nên để ra bên ngoài sẽ dễ lấy hơn, những vật dụng ít dùng sẽ đặt lên cao, những vật nặng ở phía dưới, mặt hàng dễ vỡ sẽ bọc giấy rồi đặt vào thùng.

3.4. Đào tạo nhân viên nhà hàng

Tùy từng vị trí công việc mà bạn đào tạo nhân viên một cách phù hợp:

Đối với nhân viên bồi bàn

Đây là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất. Vì vậy, người quản lý sẽ bố trí số người mỗi ca phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của nhà hàng.

Chờ khách:

  • Nhẹ nhàng, linh hoạt, nhanh nhẹn, không trò chuyện với nhân viên khác trong quá trình chờ khách.
  • Chờ khách trong tư thế thoải mái, tự nhiên, không ngồi trên ghế hoặc dựa vào quầy.
  • Áp dụng tư thế tôn trọng khách hàng và kính trọng đối với người hơn tuổi.
  • Ghi nhớ số bàn và số phòng còn chỗ để sau đó bố trí vị trí khách hàng phù hợp.

Đón khách:

  • Giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, thân thiện, vui vẻ.
  • Xác nhận số lượng khách hàng.
  • Sử dụng cử chỉ phù hợp để chào khách, dẫn đường và phục vụ khách hàng.
  • Luôn tập trung cao độ để không xảy ra sai sót.

Đối với nhân viên order món

Nhân viên order món là người thực hiện quy trình gọi món khi khách hàng đến thưởng thức tại nhà hàng. Họ cần áp dụng quy tắc order như sau:

  • Thái độ thân thiện, nhanh nhẹn đưa ra thực đơn cho khách hàng lựa chọn.
  • Chuẩn bị sẵn menu, phiếu order và bút để ghi chép khi khách hàng sẵn sàng gọi món.
  • Hỏi và ghi chép đầy đủ thông tin bao gồm: số người, số món, loại đồ uống, ghi chú.
  • Ghi nhớ menu và thông tin món ăn để nhanh chóng giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng như tư vấn chọn món phù hợp cho họ.
  • Đảm bảo các thông tin ghi trên menu rõ ràng, chính xác.

Đối với nhân viên thu ngân

Nhân viên thu ngân là người giao dịch trực tiếp khi khách hàng thanh toán hóa đơn. Bộ phận này có trách nhiệm:

  • Thái độ nhanh nhẹn, nhã nhặn và thân thiện với khách hàng.
  • Thực hiện quá trình thanh toán của khách hàng và giải quyết vấn đề liên quan đến tiền bạc.
  • Thông báo, quản lý và xử lý phiếu giảm giá cho khách hàng.
  • Xử lý sai sót trong hóa đơn của khách hàng.
  • Kiểm kê tiền mỗi ngày để đảm bảo tính chính xác.

quản lý nhà hàng

Người quản lý nên tổ chức đào tạo nhân viên để nâng cao kỹ năng làm việc của mỗi người.

3.5. Học cách điều hành nhân sự hiệu quả

Bạn nên tổ chức buổi họp nhỏ khoảng 10 - 20 phút giữa các nhân viên vào đầu mỗi ca. Buổi họp này sẽ giúp nhân viên nắm bắt kịp thời những thay đổi mới phát sinh, giải quyết vấn đề tồn đọng ngày hôm trước. Đồng thời, quản lý sẽ triển khai mục tiêu làm việc trong ngày và xử lý sự cố nếu có.

Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe và giải quyết xung đột của nhân viên một cách khéo léo để họ có thể thoải mái làm việc và cống hiến hết mình. Chú ý giám sát mọi hoạt động của nhân viên trong giờ làm, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng các sự cố, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, bình đẳng, thân thiện thông qua các bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và nhân viên với nhau. Xây dựng cơ chế thưởng phạt rõ ràng để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.

3.6. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng

Ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp là cách quản lý nhà hàng giúp hạn chế sai sót, dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý nhà hàng còn giúp bạn xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng xử lý mọi công việc với độ chính xác cao và cho phép người bán điều khiển hoạt động từ xa thông qua thiết bị điện thoại hoặc máy tính mọi lúc mọi nơi.

Các tính năng nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng gồm:

  • Kiểm soát kho nhanh chóng và chính xác thông qua các báo cáo nhập - xuất, từ đó lên kế hoạch nhập hàng phù hợp để duy trì hạn mức tồn kho.
  • Hỗ trợ người bán dễ dàng quản lý tài chính thông qua các báo cáo chi tiết theo từng thời điểm ngày/tuần/tháng/năm như: thu - chi, công nợ, doanh thu, lợi nhuận...
  • Theo dõi hoạt động, năng suất làm việc của từng nhân viên và chi phí cần chi trả cho mỗi người bằng các tính năng phân quyền chi tiết, thiết lập chức năng phù hợp với từng vị trí và tự động lưu giữ lịch sử giao dịch.
  • Tích hợp tính năng cho phép người dùng thiết lập các chương trình khuyến mãi để tự động tính giá trị hóa đơn nhanh chóng và chính xác.

Phần mềm quản lý Hararetail - giải pháp kinh doanh mới cho chủ nhà hàng

Hararetail là phần mềm quản lý được nhiều chủ nhà hàng áp dụng, nổi bật bởi các tính năng như:

  • Nghiệp vụ O2O (online to offline): Haravan mang đến khả năng quản lý tối ưu cho cả cửa hàng offline và online với đầy đủ các bước. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát các khâu xử lý đơn hàng, tạo đơn, kiểm tra tồn kho, nhập hàng, đóng gói và báo cáo vào cuối ngày. Nhờ vậy mà nhà hàng vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, hạn chế các sai sót trong việc quản lý.
  • OmniChannel: Đây là tính năng có khả năng đồng bộ hóa dữ liệu từ các kênh như app đặt đồ ăn, website và cửa hàng offline. Mọi thông tin về hàng hóa và khách hàng sẽ được cập nhật liên tục, giúp bạn nắm bắt được tình hình kinh doanh và phục vụ khách hàng tốt hơn.

học cách quản lý nhà hàng

Nắm vững cách quản lý nhà hàng kết hợp với phần mềm chuyên nghiệp giúp hạn chế sai sót.

> Tìm hiểu kỹ hơn về phần mềm Hararetail TẠI ĐÂY:

3.7. Vệ sinh cẩn thận và kiểm tra mọi thứ trước khi đóng cửa

Vệ sinh cẩn thận mọi ngóc ngách bên trong và bên ngoài, kiểm tra mọi thứ trước khi đóng cửa vừa đảm bảo vệ sinh trong nhà hàng, đỡ tốn thời gian dọn dẹp và sẵn sàng đón tiếp khách hàng vào ngày hôm sau.

4. Những sai lầm cần tránh khi quản lý nhà hàng ăn uống

Ngoài những cách quản lý nhà hàng đã nêu trên, bạn cũng cần tránh những sai lầm sau để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:

4.1 Thiếu sự thân thiện với nhân viên

Hỏi han, tâm sự với nhân viên cũng là cách giúp bạn hiểu rõ tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu bạn quá cứng nhắc, tạo rõ ranh giới cấp trên - nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng và ngại chia sẻ vấn đề, giảm năng suất làm việc.

4.2 Phản ứng thiếu nhanh nhạy

Khi phát sinh các sự cố, người quản lý cần nhanh chóng đưa ra phương án để xử lý kịp thời. Đừng nên bỏ qua các vấn đề nhỏ nhặt, không quá quan trọng, bởi nếu không giải quyết triệt để thì vấn đề này có thể trở nên rắc rối hơn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nhà hàng.

4.3 Không khuyến khích nhân viên học hỏi, đào tạo nhân viên

Một người quản lý nhà hàng ăn uống thông minh sẽ biết cách tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức các buổi đào tạo để nhân viên có cơ hội học hỏi và nâng cao năng lực. Nếu nhân viên còn nhiều thiếu sót ở kỹ năng sẽ phục vụ khách hàng không tốt và các hoạt động khác của nhà hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

quản lý nhà hàng hiệu quả

Bạn nên khuyến khích nhân viên học hỏi qua các buổi đào tạo để đảm bảo hoàn thành công việc tốt hơn.

5. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới

5.1 Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Đầu tiên, khi xác định kinh doanh nhà hàng, bạn cần lựa chọn mô hình nhà hàng phù hợp mà bạn muốn phục vụ. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phải dựa vào nhiều yếu tố như mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu, nguồn lực sẵn có,...

Khi xác định kinh doanh nhà hàng, bạn cần lựa chọn mô hình nhà hàng phù hợp mà bạn muốn phục vụ

Khi xác định kinh doanh nhà hàng, bạn cần lựa chọn mô hình nhà hàng phù hợp mà bạn muốn phục vụ

Dưới đây là một số mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Nhà hàng kiểu buffet: Khách hàng tự lựa chọn thực phẩm từ một loạt các món ăn được trưng bày trên bàn. Đây thường là lựa chọn tốt cho khách hàng muốn thử nhiều món ăn khác nhau trong một lần.
  • Nhà hàng thức ăn nhanh (fast food): Tập trung vào cung cấp thức ăn nhanh chóng và tiện lợi như hamburger, gà rán, pizza,... Mô hình này sẽ phù hợp với những khu vực đông dân cư như thành thị, khu chung cư,...
  • Nhà hàng gia đình: Tập trung vào không gian ấm cúng và phục vụ những món ăn chất lượng. Nhà hàng gia đình thường có thực đơn đa dạng, phục vụ các bữa ăn từ sáng đến tối.
  • Nhà hàng cao cấp: Chú trọng vào trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp, với thực đơn độc đáo và dịch vụ tốt. Đây thường là những nhà hàng đắt đỏ, hướng đến khách hàng có thu nhập cao.
  • Nhà hàng chuyên về một loại món ăn: Tập trung vào một loại món ăn cụ thể như sushi, pizza, dim sum, steak,... Mô hình này có thể thu hút khách hàng yêu thích loại món đó.
  • Nhà hàng mang về và giao hàng: Tập trung vào việc cung cấp thực phẩm để mang về hoặc giao đến tận nơi cho khách hàng, thích hợp trong thời đại nơi mà tính tiện lợi là quan trọng.
  • Nhà hàng tự phục vụ (self-service): Khách hàng tự lấy thực phẩm và thanh toán tại quầy, phù hợp cho những khách hàng muốn có trải nghiệm mới mẻ khi đến nhà hàng ăn uống.

5.2 Nghiên cứu thị trường - Xác định khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực hay mô hình nhà hàng bạn muốn kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược và định hình cách hoạt động của nhà hàng hiệu quả hơn.

Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu hiện tại của khách hàng là gì, những đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh như thế nào, xu hướng phát triển và các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thói quen thưởng thức món ăn của khách hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu bằng cách xây dựng chân dung khách hàng theo các yếu tố như nhân khẩu học, sở thích, hành vi và thói quen khi lựa chọn nhà hàng ăn uống,... từ đó giúp bạn có thể tiếp cận và cung cấp dịch vụ chu đáo hơn cho khách hàng của mình.

5.3 Chuẩn bị nguồn vốn vững chắc khi kinh doanh nhà hàng

Chuẩn bị nguồn vốn vững chắc là một phần quan trọng để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh thành công

Chuẩn bị nguồn vốn vững chắc là một phần quan trọng để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh thành công

Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì chuẩn bị nguồn vốn vững chắc là một phần quan trọng để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh thành công.

  • Xác định chi phí cần thiết để khởi đầu và vận hành nhà hàng như các khoản như tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị, lương nhân viên, nguyên vật liệu, quảng cáo, tiền thưởng, và các khoản phí khác,...
  • Trong giai đoạn ban đầu, hãy tập trung vào việc quản lý tài chính một cách hiệu quả như cắt giảm lãng phí, tối ưu hóa nguồn cung cấp và kiểm soát tốt việc chi tiêu.
  • Luôn có một phần dự phòng trong kế hoạch tài chính để đối phó với các tình huống không mong muốn hoặc thay đổi trong thị trường.

5.4 Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng

Vị trí mở nhà hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

  • Thuê mặt bằng kinh doanh tại những khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư và thuận lợi đi lại sẽ giúp nhà hàng thu hút được đông khách nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí thuê mặt bằng cũng sẽ cao hơn.
  • Thuê mặt bằng tại những khu vực nhỏ lẻ hay trong hẻm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng bạn cần có chiến lược tiếp thị hiệu quả để khách hàng biết đến nhà hàng của bạn.

Xem thêm: Cách lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng ưng ý hiệu quả cao

5.5 Lựa chọn phong cách thiết kế, trang trí nhà hàng

Lựa chọn phong cách thiết kế và trang trí nhà hàng là một phần quan trọng để tạo ra không gian ấn tượng và thu hút khách hàng. Phong cách thiết kế có thể phản ánh điểm đặc trưng của nhà hàng và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

Lựa chọn phong cách thiết kế và trang trí nhà hàng là một phần quan trọng để tạo ra không gian ấn tượng và thu hút khách hàng

Lựa chọn phong cách thiết kế và trang trí nhà hàng là một phần quan trọng để tạo ra không gian ấn tượng và thu hút khách hàng

Dưới đây là một số phong cách thiết kế và trang trí nhà hàng phổ biến:

  • Phong cách hiện đại: Phong cách thiết kế hiện đại thường tập trung vào sự đơn giản, sử dụng các màu trung tính, thiết kế tối giản, đường nét sắc sảo và công nghệ mới để tạo nên không gian hiện đại và thời thượng.
  • Rustic và nông thôn: Phong cách này sử dụng các yếu tố từ cuộc sống nông thôn như gỗ, da và các vật liệu tự nhiên. Trang trí bằng đồ gỗ cũ, vật liệu tự nhiên và tông màu ấm áp tạo nên cảm giác ấm cúng và thoải mái.
  • Industri và cổ điển: Kết hợp giữa phong cách công nghiệp và cổ điển, với các yếu tố như ống cống, thép, gỗ thô và trang trí vintage. Sử dụng màu sắc đậm và mạnh mẽ, cùng với ánh sáng dịch chuyển và độc đáo.
  • Tropic và biển: Tạo ra một không gian kết hợp giữa phong cách nhiệt đới và biển, với màu sắc tươi sáng, cây xanh và trang trí như ghế dựa vải mây, tường tranh với hình ảnh biển, và các yếu tố biển khác.
  • Phong cách châu Á: Sử dụng các yếu tố thiết kế từ các nền văn hóa châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Thiên hướng kiến trúc truyền thống, sử dụng hoa văn, vật liệu tự nhiên và cách bày trí độc đáo.

Trước khi chọn phong cách thiết kế, hãy xem xét về đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí của nhà hàng, thực đơn và trải nghiệm ẩm thực bạn muốn mang đến cho khách hàng của mình.

5.6 Cơ sở vật chất và thiết bị của nhà hàng

Tùy vào quy mô và mô hình kinh doanh nhà hàng mà những trang thiết bị, cơ sở vật chất sẽ khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số dụng cụ cần thiết khi kinh doanh nhà hàng:

  • Bếp nấu ẩm thực: Bếp gas, bếp điện, bếp hồng ngoại, bếp chiên, v.v.
  • Đồ dùng nhà bếp: Lò nướng, lò vi sóng, máy xay, tủ đông, tủ mát, tủ trưng bày thực phẩm,...
  • Trang thiết bị phục vụ: Bàn ăn, ghế ngồi, bàn phục vụ, quầy bar, đèn trang trí và đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ và hệ thống thông gió.
  • Dụng cụ phục vụ khách hàng: Bát đĩa, chén đũa, ly, thìa, nĩa,...
  • Trang thiết bị an toàn và vệ sinh: Bình chữa cháy, bộ phát hiện khí gas, đèn thoát hiểm, lối thoát khẩn, thiết bị vệ sinh, túi rác, hệ thống xử lý nước thải,...
  • Trang trí và nội thất: Bàn trang trí, tranh ảnh, cây cảnh, thảm trải sàn,...
  • Thiết bị thanh toán và quản lý: Máy tính tiền, máy in hóa đơn, hệ thống quản lý đặt chỗ và đặt hàng.
  • Âm thanh và giải trí: Hệ thống âm thanh trong nhà hàng, màn hình TV (nếu có),...

Tùy vào quy mô và mô hình kinh doanh nhà hàng mà những trang thiết bị, cơ sở vật chất sẽ khác nhau

Tùy vào quy mô và mô hình kinh doanh nhà hàng mà những trang thiết bị, cơ sở vật chất sẽ khác nhau

5.7 Thiết kế menu nhà hàng hấp dẫn

Sau khi đã tiếp thị và thu hút khách hàng đến nhà hàng thì menu chính là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn món ăn của khách hàng. Một thiết kế menu ấn tượng, trình bày rõ ràng, hình ảnh món ăn hấp dẫn, thông tin cụ thể,... sẽ giúp khách hàng dễ dàng hình dung về món ăn và thôi thúc họ dùng thử món ăn đó.
Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để thiết kế menu nhà hàng hấp dẫn:

  • Chọn phong cách thiết kế thích hợp: Menu nên phản ánh phong cách và bản chất của nhà hàng. Nếu nhà hàng của bạn có phong cách cổ điển, bạn có thể sử dụng font chữ và hình ảnh cổ điển. Nếu nhà hàng có phong cách hiện đại, hãy sử dụng thiết kế đơn giản và màu sắc tương phản.
  • Sử dụng hình ảnh chất lượng cao: Nếu có thể, sử dụng hình ảnh món ăn có chất lượng cao để trình bày món ăn trên menu. Hình ảnh đẹp có thể kích thích khẩu vị của khách hàng và giúp họ hình dung được món ăn.
  • Phân loại món ăn một cách rõ ràng: Chia menu thành các phần như món chính, món tráng miệng, đồ uống,... giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm món ăn theo mong muốn của họ.
  • Mô tả món ăn một cách hấp dẫn: Sử dụng mô tả món ăn chi tiết như miêu tả các thành phần chính, phong cách nấu nướng, và cảm nhận khẩu vị để khách hàng có thể hình dung được món ăn.
  • Sử dụng font chữ dễ đọc: Chọn font chữ mà dễ đọc và không quá phức tạp. Kích thước chữ phải đủ lớn để mọi người đọc được dễ dàng, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Giới hạn số lượng màu sắc: Sử dụng màu sắc hợp lý để tạo cảm giác thích thú cho khách hàng. Tránh quá nhiều màu sắc gây loạn mắt và chọn màu sắc phù hợp với phong cách của nhà hàng.

Menu chính là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn món ăn của khách hàng

Menu chính là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn món ăn của khách hàng

5.8 Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để nhà hàng có thể đi vào hoạt động và không bị gián đoạn, bạn cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh và chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Khi đăng ký giấy phép sẽ mất một khoảng thời gian để kiểm duyệt nên bạn cần cân nhắc để đảm bảo nhà hàng vẫn được khai trương đúng như kế hoạch.

5.9 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Kinh doanh trong lĩnh vực F&B thì yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm luôn cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe của khách hàng và không ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của nhà hàng. Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà nhập những nguyên liệu chế biến món ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,... điều này có thể sẽ khiến nhà hàng không thể kinh doanh bền vững vì không một khách hàng nào muốn chi tiền để thưởng thức những món ăn có hại cho bản thân.

5.10 Đào tạo nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp

Bên cạnh việc chế biến những món ăn ngon thì phong cách phục vụ và những dịch vụ của nhà hàng cũng là yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngày nay, khách hàng không chỉ chi tiền để được ăn ngon mà họ mong muốn mình nhận được trải nghiệm tốt hơn tại nhà hàng đó như thái độ phục vụ của nhân viên, cách nhà hàng phục vụ món ăn hay ngay từ lúc gửi xe để vào nhà hàng,...

Phong cách phục vụ và những dịch vụ của nhà hàng cũng là yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng

Phong cách phục vụ và những dịch vụ của nhà hàng cũng là yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng

6. Kết luận

Trên đây là những cách quản lý nhà hàng và những sai lầm bạn cần tránh để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng vào công việc quản lý nhà hàng của mình. Chúc bạn thành công!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:

>> Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: