Nếu mong muốn mở một quán cafe nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thử cân nhắc mô hình kinh doanh nhượng quyền cafe. Thị trường kinh doanh quán cafe vốn là một sân chơi có tính cạnh tranh rất cao, và cafe nhượng quyền đã chứng minh được tính hiệu quả cũng như sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư. Hãy cùng Haravan tìm hiểu các thương hiệu cafe nhượng quyền đáng đầu tư nhất hiện nay cùng một số thông tin hữu ích để giúp bạn ra quyết định nhé!
1. Những điều cần biết về kinh doanh nhượng quyền cafe
1.1. Mô hình nhượng quyền cafe là gì?
Cafe nhượng quyền (franchise) là hình thức kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoặc người sở hữu một thương hiệu cafe cho phép một cá nhân hay một đơn vị nào đó kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình, thông qua ràng buộc về tài chính và pháp lý trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, người chủ quán cafe hay nhà đầu tư phải bỏ ra chi phí để “thuê” lại một thương hiệu đã có sẵn trên thị trường để đầu tư kinh doanh.
Cafe nhượng quyền thu hút các nhà đầu tư.
Để đạt được thỏa thuận nhượng quyền cà phê, nhà đầu tư cần tuân thủ và đáp ứng một số điều kiện theo yêu cầu của bên nhượng quyền về vị trí, diện tích mặt bằng, thiết kế quán… và ký hợp đồng. Đổi lại, bên nhượng quyền (chủ thương hiệu) sẽ cho phép bên nhận quyền (chủ quán cà phê, nhà đầu tư) sử dụng thương hiệu cũng như các công thức pha chế, menu, phong cách trang trí… có sẵn để kinh doanh.
1.2. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình cafe nhượng quyền
Nhượng quyền cafe là một mô hình lý tưởng; tuy nhiên, bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng không dễ dàng và luôn có những vấn đề cần xem xét. Việc tìm hiểu kỹ tất cả lợi ích và rủi ro là điều rất cần thiết trước khi nhà đầu tư ra quyết định tham gia hoạt động kinh doanh này.
Ưu điểm khi kinh doanh cà phê nhượng quyền
Đối với bên nhượng quyền cafe
- Mở rộng hệ thống phân phối và quy mô kinh doanh;
- Tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển thị trường;
- Mở rộng thị trường một cách nhanh chóng nhờ tận dụng các nguồn lực sẵn có từ bên nhận quyền;
- Tăng thêm nguồn thu từ các khoản phí và phần trăm doanh thu hàng năm thông qua hợp đồng nhượng quyền cafe.
Đối với bên nhận quyền cafe
- Tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức trong việc xây dựng thương hiệu và marketing, set-up ban đầu…;
- Tận dụng sức mạnh thương hiệu sẵn có với vốn đầu tư ít hơn;
- Tận dụng quy trình hoạt động, chế tạo sản phẩm, dịch vụ đã được chuẩn hóa;
- Được bên nhượng quyền hỗ trợ để đảm bảo khâu vận hành theo cam kết của hợp đồng nhượng quyền…
Nhượng quyền cà phê giúp tiết kiệm chi phí set-up.
Nhược điểm khi kinh doanh cà phê nhượng quyền
Đối với bên nhượng quyền cafe:
- Kết quả hoạt động của bên nhận quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của cả thương hiệu;
- Không thể đảm bảo kiểm soát hoạt động của mỗi quán cafe nhượng quyền;
- Có thể xảy ra tranh chấp về quyền lợi giữa hai bên…
Đối với bên nhận quyền cafe:
- Không được phép hoàn toàn kiểm soát hoạt động của thương hiệu theo cách mình mong muốn;
- Có thể trực tiếp chịu sự cạnh tranh của bên nhận quyền khác cùng chuỗi trong cùng một địa bàn;
- Chịu cùng rủi ro với các bên nhận quyền khác khi xảy ra sự cố về thương hiệu;
- Chịu ràng buộc bởi hợp đồng nhượng quyền và do đó thiếu sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh…
1.3. Những điều cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu cafe thành công
Tiến hành khảo sát, đánh giá địa bàn hiện tại có phù hợp để triển khai kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cafe không? Có đơn vị nhượng quyền nào hoạt động trong khu vực này chưa và hoạt động ra sao?
Lựa chọn thương hiệu cà phê nhượng quyền phù hợp với ngân sách và dự tính thu hồi vốn nhanh.
Tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến nhượng quyền cafe, nghiên cứu kỹ về thương hiệu cafe nhượng quyền.
Xem xét kỹ mọi khía cạnh của hợp đồng, đặc biệt là thời gian cho phép nhượng quyền vì nó tác động đến khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Nghiên cứu để tạo thêm dấu ấn riêng cho quán cafe nhượng quyền của riêng mình để gia tăng cơ hội thành công, dựa trên sự nghiên cứu kỹ về phạm vi hợp đồng.
Thương hiệu cà phê nhượng quyền uy tín có sẵn lượng khách đông đảo.
2. 10 thương hiệu cà phê nhượng quyền nổi bật hiện nay
2.1. Highlands Coffee
Highlands Coffee là mô hình kinh doanh cafe nhượng quyền có lợi nhuận cao và là thương hiệu mạnh có số lượng khách hàng thân thiết lớn. Từ một sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, Highlands đã phát triển thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và không ngừng mở rộng hoạt động nhượng quyền trong và ngoài nước. Bí quyết thành công của thương hiệu cà phê Highlands là sự kết hợp giữa cửa hàng, sản phẩm và mức giá.
Highlands Coffee được ưa chuộng bởi dân “sành” cà phê.
Yêu cầu về tài chính đối với bên nhượng quyền
- Đầu tư ban đầu: 170.000 – 250.000$
- Phí nhượng quyền hàng tháng: 7%
- Phí quản lý hàng tháng: 5%
- Địa điểm: ngã 3 hoặc ngã tư, khu vực có đông dân cư hoặc trong các tòa nhà văn phòng, căn hộ hoặc trung tâm mua sắm xung quanh, những vị trí tạo ra tầm nhìn tốt.
Hỗ trợ bên nhượng quyền
- Đào tạo tại chỗ: 28-42 ngày
- Đào tạo tại trụ sở: 5 ngày
- Đào tạo bổ sung: tại các trung tâm đào tạo.
- Hỗ trợ hoạt động marketing, truyền thông và các hoạt động ngày khai trương.
2.2. Trung Nguyên E-Coffee
Trung Nguyên Legend hiện đang triển khai nhượng quyền cà phê E-Coffee. Đây là một trong những chuỗi cửa hàng nhượng quyền cafe được lựa chọn phổ biến nhất nhờ ưu thế về các tiêu chí kinh doanh cũng như mức giá nhượng quyền hợp lý.
Trung Nguyên E-Coffee là lựa chọn được nhà đầu tư quan tâm.
Trung Nguyên sẽ không thu phí nhượng quyền và hỗ trợ phí quản lý 0đ ở giai đoạn đầu. Do đó, chủ đầu tư sẽ được hưởng 100% lợi nhuận ở giai đoạn đầu.
E-Coffee còn có nhiều mức đầu tư nhượng quyền với các gói Kết nối, Khởi nghiệp và Thịnh vượng chỉ từ 65 triệu đồng cho đến 175 triệu đồng bao gồm phí cho việc thiết kế, thi công xây dựng, bàn ghế, trang thiết bị, nguyên liệu,…Với mức nhượng quyền này rất phù hợp cho mọi đối tượng muốn kinh doanh quán cafe.
2.3. Cộng Cafe
Cộng cafe đang có 55 cửa hàng tại Việt Nam, 7 cửa hàng tại Hàn Quốc và 2 cửa hàng tại Malaysia. Cộng Cafe đã tạo được dấu ấn riêng cho mình nhờ thiết kế hoài cổ đặc trưng, phù hợp cho cả những người lớn tuổi tìm kiếm sự hoài niệm và người trẻ tuổi mong muốn được tìm hiểu, được trải nghiệm cuộc sống thời xưa cũ.
Các tiêu chí nhượng quyền của Cộng khá khắt khe hơn so với các thương hiệu khác và chi phí để thiết kế mặt bằng cũng sẽ cao hơn để đảm bảo sự nhất quán về phong cách và việc nhận diện thương hiệu.
Cộng Cafe với vẻ hoài cổ đặc trưng.
2.4. Cafe Ông Bầu
Cafe Ông Bầu là thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng với cửa hàng đầu tiên được thành lập vào tháng 2/2020 do 03 nhân vật nổi tiếng sáng lập là ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức - CLB HAGL), Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Bầu Thắng CLB ĐTLA); ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đồng Tâm và ông Trần Thanh Hải (Học viện bóng đá NutiFood-JMG), Chủ tịch Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood.
Mô hình quầy bar di động của Cafe Ông Bầu.
Cafe ông Bầu hiện cho nhượng quyền với chi phí từ 60 triệu đồng, bắt đầu với 0 đồng năm đầu tiên. Ngoài ra, Ông Bầu cũng có các chính sách cho vay với giá ưu đãi.
Hiện tại, cafe ông Bầu có 02 loại hình nhượng quyền là mô hình cố định với chi phí từ 205 triệu với yêu cầu diện tích từ 70 - 220m2, và mô hình quầy bar di động với chi phí từ 102 triệu với yêu cầu diện tích từ 2 - 5m2.
2.5. GUTA Cafe
Thương hiệu Guta Cafe gắn liền với sự tiện lợi, phục vụ nhanh, mật độ xuất hiện cao để tiếp cận lượng khách hàng lớn tại các thành phố đông đúc. Sự đa dạng về thức uống, mô hình kinh doanh đã đưa Guta trở thành thương hiệu gần gũi và quen thuộc trong giới kinh doanh nhượng quyền cà phê. Hiện nay, Guta Cafe có 02 hình thức nhượng quyền: GUkiosk và GUstore, với hơn 1.000 cửa hàng và 11.000 lượt khách mỗi ngày.
Guta Cafe đặt tại nơi đông người qua lại.
2.6. Kafa Coffee
Kafa Cafe hiện đang có nhiều cửa hàng ở vị trí đặc địa tại Hà Nội, Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Sapa. Kafa đã thành công trong việc nâng tầm mô hình cà phê đường phố thông qua xây dựng thương hiệu, quy trình dịch vụ và sản phẩm mà không làm mất đi cái chất vốn có của nét văn hóa đặc biệt này.
Chi phí nhượng quyền cà phê Kafa vào khoảng khoảng 800 triệu – 1 tỷ đồng.
Kafa Cafe nâng tầm mô hình cà phê đường phố.
2.7. Passio Coffee
Passio Coffee là thương hiệu cafe hướng đến giới trẻ năng động, trẻ trung một cách bài bản và chuyên nghiệp. Thương hiệu nhượng quyền Passio ngày càng mở rộng và phát triển vượt bậc với số lượng cửa hàng kinh doanh thành công trên toàn quốc.
Passio Coffee hướng đến đối tượng trẻ.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Passio Coffee khác biệt bởi hình thức góp vốn đầu tư để kiểm soát hiệu quả khâu vận hành, giúp việc kinh doanh thành công với kế hoạch bài bản và nguồn vốn hợp lý để mở rộng quy mô. Giá góp vốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Passio Coffee rơi khoảng 1 tỷ đồng.
2.8. King Coffee
Thành lập từ năm 2008, King Coffee không chỉ chinh phục khách hàng Việt Nam mà còn vươn ra thế giới tại hơn 60 quốc gia. King Coffee cũng là thương hiệu cà phê Việt Nam lần đầu xuất hiện tại Mỹ, với đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau như cafe hạt rang, cafe rang xay, cafe hòa tan, trà sữa,...
King Coffee hiện có nhiều mô hình nhượng quyền như (Premium, Grab & Go, Express, WeHome Café…) phù hợp với mức độ đầu tư tài chính của từng khách hàng với trọn gói đầu tư chỉ từ 33,5 triệu đồng.
King Coffee được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế lựa chọn.
2.9. Milano Coffee
Thương hiệu cà phê nhượng quyền này có hơn 10 năm trong ngành và hơn 1.900 cửa hàng trên 52 tỉnh thành. Milano được hình thành từ ý tưởng làm cà phê bình dân, thân thiện và mang nét truyền thống của những cửa hàng cà phê "cóc", và được nâng tầm bởi sản phẩm cà phê nguyên chất đi cùng chất lượng dịch vụ sạch sẽ, thoải mái và lịch sự.
Milano Coffee với phong cách bình dân.
MILANO COFFEE triển khai nhiều mô hình để tương thích với nhiều nhu cầu và cũng như lợi thế kinh doanh của khách hàng như mô hình kiosk với giá từ 115 triệu đồng, mô hình tiêu chuẩn G1 với giá từ 180 triệu đồng, mô hình container với giá từ 180 triệu đồng, mô hình G2 Premium với giá từ 700 triệu đồng.
2.10. Viva Star Coffee
Viva Star hiện có hơn 300 cửa hàng với không gian chủ đạo nâu pha vàng đồng "Tinh tế và Đẳng cấp". Với mô hình nhượng quyền cafe, công ty đưa ra gói hợp tác thương hiệu là: 286 triệu đồng/5 năm, và chi phí cố định mà đơn vị nhận quyền trả hàng tháng cho đơn vị nhượng quyền được áp dụng một mức cho toàn bộ các đơn vị nhận quyền trong hệ thống là 2% doanh thu/tháng, với yêu cầu diện tích tối thiểu là 100m2.
Viva Star Coffee nổi bật tại một góc phố.
3. Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền cafe hiệu quả
Mô hình cà phê nhượng quyền có vẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư đang sẵn sàng để “nhảy” vào thị trường kinh doanh cà phê; và để nó thật sự hấp dẫn, các nhà đầu tư nên nắm rõ những yếu tố “vàng” cần xem xét.
Mặt bằng đẹp và giá vốn thấp: Theo tư vấn của cán bộ tư vấn nhượng quyền cho một chuỗi cà phê lớn dẫn đầu hệ thống, mặt bằng đẹp với các địa điểm như có mặt tiền rộng, diện tích lớn, nằm ở vị trí đắc địa, bắt mắt, là tụ điểm lui tới cà phê của nhiều người có thể quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho nhà đầu tư. Nhưng, nếu không muốn chịu rủi ro lớn về chi phí, các nhà đầu tư có thể chọn các chuỗi yêu cầu thấp hơn về vị trí, vì một số chuỗi, mặt bằng chỉ cần có tổng diện tích lớn hơn 60-70 m2.
> Xem thêm: Mặt bằng kinh doanh và những điều cần biết khi thuê địa điểm kinh doanh
Cân đối chi phí hoạt động của quán: Theo kinh nghiệm của chuyên gia, công thức “vàng” là chi phí mặt bằng không nên chiếm trên 30% doanh thu bán hàng, mức chi lương tối đa khoảng 15%, giá vốn chiếm dưới 30%.
Xem xét kỹ các yếu tố nhượng quyền: Chẳng hạn như nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các loại chi phí và quyền lợi mà bên nhượng quyền đưa ra bên cạnh thông tin về phí nhượng quyền. Thực tế, nhiều bên sẽ thu lời từ việc thu phí set-up và bán nguyên liệu cho các cửa hàng.
4. Tổng kết
Trên đây là danh sách các thương hiệu cafe nhượng quyền hàng đầu và các thông tin cơ bản mà một nhà đầu tư chuẩn bị dấn thân vào mô hình này cần nắm. Trước khi quyết định đầu tư, đừng quên tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường và vai trò của bên nhượng quyền. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần phải tìm hiểu kinh nghiệm quản lý quán cafe và nâng cao năng lực vận hành để đảm bảo thành công, hoặc tìm kiếm thêm đơn vị đồng hành như Haravan để phát triển kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
>> Xem thêm bài viết liên quan: