Trong những năm gần đây, có thể nói rằng trà sữa là một trong những loại thức uống được giới trẻ quan tâm nhiều nhất. Có lẽ chính vì vậy mà mô hình nhượng quyền trà sữa ngày càng trở nên hot và được rất nhiều chủ quán lựa chọn. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn những kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền đơn giản mà thành công cao.
1. Nhượng quyền trà sữa là gì?
Theo một cuộc khảo sát của một tạp chí dành cho tuổi teen, giới trẻ Việt Nam hiện nay thường giành trung bình từ 500.000 - 1.500.000đ/ tháng để uống trà sữa. Có lẽ chính vì vậy mà việc kinh doanh trà sữa chưa bao giờ hết thịnh hành. Và để có thể buôn may bán đắt ngay từ đầu, thì những chủ kinh doanh thường chọn kinh doanh trà sữa nhượng quyền.
Nhượng quyền trà sữa là gì?
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là một trong những hình thức kinh doanh giữa chủ doanh nghiệp và một thương hiệu trà sữa. Nói dễ hiểu thì khi lựa chọn kinh doanh trà sữa nhượng quyền, thì bạn sẽ nhận được một số quyền lợi như:
Được phép sử dụng và được phép bán trà sữa của thương hiệu trà sữa mà bạn đã hợp tác.
Được thương hiệu trà sữa nhượng quyền đó đào tạo bài bản từ quy trình pha chế trà sữa đến những chiến lược phát triển giúp quán trà sữa của bạn tăng doanh thu hiệu quả.
Được tự ý quản lý các hạng mục kinh doanh, đề ra và thực hiện các chương trình kinh doanh của quán trà sữa nhượng quyền của bạn.
Bên cạnh việc được hưởng những lợi ích từ mô hình trà sữa nhượng quyền, thì bạn cũng cần phải thực hiện đúng cam kết đã đề ra trong hợp đồng nhượng quyền trà sữa mà bạn đã ký với bên thương hiệu đề ra.
>> Xem thêm: Những lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
2. Các thương hiệu trà sữa nhượng quyền phổ biến hiện nay
2.1 Trà sữa The Alley
Nếu bạn là một tín đồ của trà sữa thì chắc hẳn bạn cũng đã quen thuộc với cái tên The Alley. The Alley là thương hiệu đi đầu với thức uống trà sữa trân châu đường đen - món trà sữa gây bão giới trẻ hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 50 quán trà sữa nhượng quyền The Alley đã xuất hiện trên khắp cả nước với ước tính sẽ hoàn toàn bộ vốn chỉ sau 3 - 6 tháng.
Nhượng quyền trà sữa The Alley
Là một thương hiệu nhượng quyền trà sữa mang đi có tên tuổi, khi mở quán trà sữa nhượng quyền tại The Alley bạn sẽ được hỗ trợ về rất nhiều mặt như nhập nguyên liệu chính hãng với giá gốc, chuyển nhượng những công thức pha chế và máy móc phục vụ. Thậm chí bạn sẽ được tư vấn từ mặt setup cửa hàng, quản lý, đào tạo nhân sự hay marketing,…
Tuy nhiên bạn sẽ chuẩn bị một số điều kiện khi mua thương hiệu trà sữa The Alley như bạn cần phải có những vị trí thuận lợi để mở cửa hàng, gần khu dân cư hay nơi có mật độ dân số đông đúc và diện tích mặt bằng từ 50m2 và mặt tiền từ 18m trở lên.
Tổng chi phí nhượng quyền: 600 triệu - 1 tỷ.
2.2 Trà sữa Tocotoco
Thương hiệu trà sữa Tocotoco được biết đến với những thức uống được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên rất có lợi cho sức khỏe nên luôn được các mọi người ưa chuộng và tin dùng. Hiện nay, Tocotoco đã có hơn 400 cửa hàng nhượng quyền cả trong lẫn ngoài nước. Với chính sách phí nhượng quyền hấp dẫn 0 đồng, Tocotoco là một thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nhượng quyền trà sữa Tocotoco
Gói ưu đãi nhượng quyền 0 đồng:
Phí nhượng quyền 0 đồng
Với 500 triệu bạn sẽ sở hữu mô hình kinh doanh trà sữa Tocotoco
Hỗ trợ vận hành tăng doanh số bán hàng
Công thức pha chế độc quyền
2.3 Trà sữa Dingtea
Dingtea - thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Đài Loan có mặt rất sớm tại thị trường Việt Nam từ năm 2013. Dingtea đã tạo nên sức hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt chính vì vậy đã có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến và muốn mua thương hiệu trà sữa này.
Nhượng quyền trà sữa Dingtea
Dự kiến khoảng 450 triệu đồng phí kinh doanh trà sữa nhượng quyền cho một nửa cửa hàng Dingtea. Khoản phí này có thể dùng vĩnh viễn cho một cửa hàng tuy nhiên, với một số khách hàng không có tiềm lực lớn về tài chính thì số chi phí này là không hề thấp. Ngoài ra, bạn cần chi trả 2 triệu VNĐ/ tháng cho phí quản lý thương hiệu và khoảng 50 - 70 triệu VNĐ/ 3 tháng cho tiền nhập nguyên liệu.
Ngoài ra, khách hàng cần chuẩn bị khoảng 100 - 200 triệu VNĐ để sắm máy móc và các thiết bị pha chế. Hơn nữa, khách hàng cần khoảng 450 - 1 tỷ VNĐ cho việc thuê một địa điểm phù hợp, thiết kế và sửa chữa. Chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền Dingtea là một con số không hề nhỏ nên bạn cần cân nhắc khi muốn đầu tư vào thương hiệu này.
2.4 Trà sữa Goky
Giữa làn sóng ồ ạt từ các thương hiệu trà sữa nhượng quyền từ Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do những hương vị khác biệt đến từ Nhật Bản. Với nhu cầu từ khách hàng ngày càng cao, Goky luôn duy trì, phát triển những hương vị mới và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Goky đã mở rộng vào vươn ra khắp cả nước và là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Nhượng quyền trà sữa Goky
Để mua thương hiệu trà sữa Goky, bạn cần mặt bằng cửa hàng của bạn cần nằm ở mặt tiền lô góc hoặc rộng tối thiểu 5m. Tổng chi phí nhượng quyền: 600-800 triệu VNĐ. Goky cũng là một thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ mà bạn có thể cân nhắc.
2.5 Trà sữa Royaltea
Là thương hiệu nhượng quyền trà sữa mang đi nổi tiếng với hương vị đặc sắc đến từ Đài Loan. Năm 2016, Royaltea đã cập bến và chính thức gia nhập và cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tại thị trường Việt Nam. Sau 2 năm, Royaltea đã chứng minh được sự khác biệt của mình. Đã có rất nhiều quán trà sữa nhượng quyền được mở ra tại khắp các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,...
Nhượng quyền trà sữa Royaltea
Lợi nhuận trung bình hàng tháng cho một cửa hàng của Royaltea đạt khoảng 200 triệu VNĐ. Qua đó khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi chọn mua thương hiệu trà sữa này.
Một số chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền:
Chi phí nhượng quyền: 150 triệu
Máy móc, thiết bị pha chế: 100 triệu
Nguyên vật liệu và vốn đầu tư nghiên cứu thị trường: 120 triệu
2.6 Trà sữa Bobapop
Bobapop là một trong những thương hiệu trà sữa Đài Loan không còn quá xa lạ với logo hình con chó khá nổi tiếng. Thương hiệu bắt đầu xuất hiện và chiếm được cảm tình của người dùng từ trước những 2010 trong bối cảnh các thương hiệu trà sữa tên tuổi ồ ạt đổ xô vào Việt Nam.
Tuy nhiên, một tin buồn dành cho các tín đồ và chủ kinh doanh trà sữa nhượng quyền, thì Bobapop vừa ra thông tin sẽ không nhượng quyền tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM nữa, tuy nhiên thương hiệu vẫn tiếp tục triển khai đến các thành phố khác trên toàn quốc.
Đây là một thương hiệu khá có tiếng và sức ảnh hưởng trên thị trường, nhà đầu tư nên nhìn nhận thực lực và khả năng đủ để hợp tác và phát triển thương hiệu.
2.7 Trà sữa Trà Tiên Hưởng (GotCha)
Trà Tiên Hưởng là thương hiệu kinh doanh luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ đông đảo từ khách hàng. Trên tinh thần cùng phát triển, thương hiệu luôn mong rằng sẽ có cơ hội hợp tác với nhiều cá nhân, tổ chức hơn nữa trên khắp Việt Nam. Cùng cam kết đem lại thức uống hương vị ngon đảm bảo, Trà Tiên Hưởng luôn không ngừng tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy, cùng hợp tác trên tinh thần cam kết hỗ trợ các đại lý tăng trưởng bán hàng.
Nhượng quyền trà sữa GotCha (Trà Tiên Hưởng)
Một số chi phí nhượng quyền của thương hiệu Trà Tiên Hưởng:
- Chi phí nhượng quyền tại các khu vực Cần Thơ, TPHCM, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Hải Phòng là 200 triệu đồng/ 3 năm
- Tại khu vực Hà Nội là 300 triệu đồng/ năm
- Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
- Chi phí máy móc, thiết bị: 130 triệu đồng
- Chi phí thuê nhân công và các chi phí khác
2.8 Trà sữa GongCha
Với hơn 1100 cửa hàng có mặt ở 18 quốc gia, Gong Cha luôn là thương hiệu chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng trên khắp thế giới. Vào năm 2014, Gong Cha đã gia nhập và mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam với mục đích là mang thương hiệu đến gần hơn với nhiều người dùng trên thế giới. Trong năm 2014, Gong Cha chỉ thực hiện nhượng quyền tại duy nhất TPHCM. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, thương hiệu đang tìm kiếm đối tác tại nhiều tỉnh thành khác nhau.
Nhượng quyền trà sữa Gong cha
Một số chi phí nhượng quyền mà bạn cần biết:
- Phí nhượng quyền thương hiệu: 1 tỷ
- Tiền bảo đảm: 30% giá trị nhượng quyền (300.000.000 đồng)
- Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu (chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác)
- Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu
- Tổng chi phí dự kiến: 3-5 tỷ
3. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh mô hình trà sữa nhượng quyền
3.1 Ưu điểm
- Thương hiệu sẽ hỗ trợ lựa chọn địa điểm, chuẩn bị nguyên liệu, cơ sở vật chất, không gian quán, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, quảng cáo, chuyển giao công nghệ và công thức pha chế.
- Bạn sẽ không phải mất thời gian tìm tòi, chỉnh sửa, thay đổi công thức pha chế, quy trình bán hàng hay lựa chọn nguyên vật liệu.
- Không tốn thời gian xây dựng thương hiệu vì nó đã có sẵn uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến.
- Giúp cắt giảm chi phí Marketing do đã có độ nhận diện, giảm chi phí nghiên cứu sản phẩm vì đã có sẵn công thức pha chế.
- Hạn chế các rủi ro khi tự kinh doanh riêng.
3.2 Nhược điểm
- Dễ tạo ra hiệu ứng lan truyền, nếu có khủng hoảng thương hiệu như an toàn thực phẩm, thái độ nhân viên,... thì các cửa hàng nhượng quyền cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Không có quyền quyết định về việc phát triển sản phẩm mới, thụ động trong việc sáng tạo đồ uống vì phải phụ thuộc vào thương hiệu nhượng quyền.
- Cần tuân thủ nguyên tắc của thương hiệu nhượng quyền. Trên thực tế, bạn không được làm chủ hoạt động kinh doanh mà chỉ là người sở hữu cơ sở do bạn đầu tư.
4. Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền thành công
4.1 Nghiên cứu thị trường
Để kinh doanh thành công thì tuyệt đối bạn không được bỏ qua bước này. Nghiên cứu thị trường là toàn bộ các công việc như: tìm hiểu thị trường kinh doanh trà sữa hiện nay; đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp của mình là ai; đâu là nhóm khách hàng tiềm năng mà mình nhắm tới;…
Nghiên cứu thị trường
Cụ thể, để nghiên cứu được thị trường, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
Hiện nay trên thị trường, xu hướng trà sữa được yêu thích nhất là gì?
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với quán trà sữa của bạn?
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh gián tiếp với quán trà sữa của bạn?
Đâu là nhóm khách hàng chính mà bạn hướng tới? (trẻ con, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…)
Thói quen và hành vi tiêu dùng của họ ra sao?
Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và nghiêm túc trả lời các câu hỏi trên. Việc phân tích thị trường và đối thủ càng kỹ càng, càng chi tiết thì bạn càng dễ dàng điều chỉnh menu và có thể tung ra được các chương trình giảm giá phù hợp phù hợp. Nếu như bước này bạn chỉ làm qua loa hoặc tìm hiểu không kỹ thì công việc kinh doanh quán trà sữa của bạn sau này sẽ cực kỳ khó khăn đấy.
4.2 Xác định nguồn vốn ban đầu
Tài chính được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nếu như không có vốn, thì gần như mọi ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để có thể tiếp tục thực hiện ý tưởng kinh doanh trà sữa thì bạn phải huy động vốn đầu tư từ nhiều phía. Theo tôi, ngay từ đầu, để cho chỉn chu thì bạn nên xem xét thật kỹ xem bạn có bao nhiêu vốn trong tay. Từ đó, có thể phân chia hợp lý số vốn này vào các mục như:
Chi phí thuê mặt bằng nếu bạn chưa có (thường thì thuê mặt bằng phải thuê 6 tháng).
Chi phí thiết kế quán.
Chi phí mua máy móc và nguyên liệu cho quán trà sữa.
Chi phí duy trì hoạt động của quán trà sữa như: tiền điện, nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế,...
Chi phí cho các khoản phát sinh khác.
Xác định nguồn vốn ban đầu
Ngoài ra, do là bạn kinh doanh trà sữa nhượng quyền, nên bạn cũng cần phải chuẩn bị một khoản vốn để có thể mua thương hiệu trà sữa nhượng quyền cùng các chi phí khác như chi phí đầu tư máy móc, chi phí mua nguyên liệu,...
Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị dư một khoản tiền bởi giai đoạn đầu là giai đoạn quyết định xem lần sau người dùng có đến ủng hộ quán trà sữa của bạn hay không. Thời gian đầu này bạn cũng sẽ phải tốn kha khá để quảng cáo và tạo ra chương trình khuyến mãi đó.
> Xem thêm: Các chi phí kinh doanh và giải pháp tối ưu chi phí hiệu quả
4.3 Chọn địa điểm “đẹp” cho quán trà sữa
Việc thu hút khách hàng cho quán trà sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu như quán bạn có một địa điểm “đẹp”.
Chọn địa điểm “đẹp” cho quán trà sữa
Vậy như thế nào được coi là một địa điểm “đẹp”?
Để tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần xác định xem nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến là ai.
Nếu là học sinh, sinh viên, thì địa điểm “đẹp” là gần các trường học, ký túc xá, nhà trọ,...
Nếu là nhân viên văn phòng thì địa điểm “đẹp” là gần các công ty.
Còn nếu là hộ gia đình, các cặp đôi thì địa điểm “đẹp” là gần các công viên, các khu tập thể, các con phố đi bộ,...
Thế nhưng, nếu bạn không chọn ra được địa điểm “đẹp” để mở quán trà sữa thì bạn hãy nghĩ tới việc mở ở nơi ít người cạnh tranh và có khả năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu mà quán trà sữa của bạn hướng tới ngay từ đầu.
> Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh
4.4. Quảng cáo, marketing quán trà sữa
Do bạn kinh doanh trà sữa nhượng quyền nên việc quảng cáo, marketing quán trà sữa của bạn cho người tiêu dùng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Do đã có thương hiệu từ trước, cộng với việc bạn sẽ được thương hiệu trà sữa nhượng quyền quảng cáo trên fanpage giúp bạn, nên rất nhanh sẽ có nhiều người biết đến quán trà sữa của bạn.
Quảng cáo, marketing quán trà sữa
Ngoài ra, bạn cũng nên quảng cáo, marketing cho quán trà sữa nhượng quyền của mình bằng cách tổ chức các chương trình khuyến mãi như mua 1 tặng 1, giảm giá 20%,...
4.5 Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa
Việc lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa của bạn cũng trở nên đơn giản hơn khi mua thương hiệu trà sữa nhượng quyền. Việc bạn cần làm là xem các quán trà sữa của thương hiệu đó thiết kế quán trà sữa theo concept nào, thì bạn sẽ trang trí quán trà sữa nhượng quyền của bạn theo concept đó.
Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa
Tránh vì muốn trở nên độc lạ, khác biệt với các quán khác cùng thương hiệu mà bạn lại đi thiết kế quán theo một phong cách khác. Điều đó rất dễ khách hàng lầm tưởng rằng quán trà sữa của bạn là hàng nhái.
5. Chi phí cần thiết để nhượng quyền kinh doanh trà sữa
5.1 Phí giám sát hàng tháng
Chủ nhượng quyền sẽ tốn một khoản phí về giám sát cho thương hiệu
Đây là mức chi phí mà hầu như cửa hàng kinh doanh nhượng quyền nào cũng có. Tùy thuộc vào từng thương hiệu cùng như khu vực mở quán mà mức phí này sẽ có độ chênh lệch khác nhau. Mức phí giám sát hàng tháng thường sẽ không tốn quá nhiều, nếu cao nhất sẽ khoảng 30 triệu/năm.
Khoản phí này thường được trả cho thương hiệu để tư vấn cho đơn vị nhượng quyền về các vấn đề có liên quan đến tiêu chuẩn quản lý, quảng bá, bán hàng và tạo các chương trình khuyến mãi.
5.2 Chi phí nguyên liệu
Khi kinh doanh nhượng quyền, những đơn vị nhượng quyền cần nhập nguyên liệu trực tiếp từ thương hiệu. Đây là yếu tố bắt buộc giúp thương hiệu có thể đảm bảo chất lượng về nguyên vật liệu và sản phẩm đúng với tiêu chuẩn, tránh các vấn đề ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Đơn vị nhượng quyền sẽ tốn chi phí nguyên liệu cụ thể trong lần nhập đầu tiên. Sau khoảng 4 tháng kinh doanh, mức nhập nguyên liệu sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của cửa hàng.
5.3 Chi phí về máy móc, thiết bị, dụng cụ pha chế
Chủ nhượng quyền cũng cần trả phí về máy móc, thiết bị, dụng cụ pha chế cho thương hiệu
Đây cũng là một trong những chi phí bắt buộc, đơn vị nhượng quyền sẽ cần nhập các loại máy móc, dụng cụ pha chế đồng bộ với thương hiệu. Và thương hiệu cũng sẽ hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ pha chế, mức chi phí này thường sẽ rơi vào khoảng 100 - 200 triệu đồng.
5.4 Chi phí nhân sự
Tùy vào mô hình kinh doanh và khu vực kinh doanh mà cửa hàng thường sẽ yêu cầu số lượng nhân sự khác nhau, tuy nhiên mức chi phí này thường dao động trong khoảng 500 triệu đồng/năm.
5.5 Chi phí sửa chữa, thiết kế cửa hàng
Đây được xem là khoản phí lớn nhất mà bạn sẽ phải bỏ ra khi kinh doanh nhượng quyền. Mức phí này sẽ tăng cao nếu như bạn lựa chọn thương hiệu nhượng quyền lớn, có yêu cầu thiết kế cửa hàng thu hút và ấn tượng. Chi phí sửa chữa, thiết kế nội thất sẽ có thể rơi vào khoảng 400 triệu đến 1 tỷ VNĐ.
Một số điều bạn cần lưu ý đó chính là về mặt bằng, thông thường diện tích kinh doanh trà sữa tối thiểu là 50m2. Ngoài ra, cũng cần đặt quán ở những nơi dân cư đông đúc, khu tập trung kinh doanh thương mại, trường học. Bạn cũng có thể chọn đặt quán ở các trung tâm thương thương mại, siêu thị sẽ có diện tích nhỏ hơn.
6. Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh nhượng quyền trà sữa
Ngoài câu hỏi “chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền là bao nhiêu?” thì câu hỏi “mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không?” cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi mới kinh doanh lần đầu. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ những người đi bán hàng rong hay bán xe đẩy thì mới không cần giấy phép kinh doanh. Còn nếu đã có cửa hàng cố định rồi thì việc phải đi đăng ký giấy phép kinh doanh là điều hiển nhiên.
Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh nhượng quyền trà sữa
Trước khi có thể mở quán trà sữa nhượng quyền thì bạn cần phải tiến hành tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để có thể tránh những rủi ro không đáng có khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền.
7. Kinh doanh trà sữa nhượng quyền thành công với phần mềm Harasocial
Phần mềm Harasocial của Haravan là phần mềm bán hàng trên mạng xã hội có thể giúp đỡ bạn nhiều trong việc gia tăng tỷ lệ chốt đơn trên bình luận và trong tin nhắn, sẽ giảm thiểu được tình trạng sót đơn hay “cướp” đơn. Ngoài ra, Harasocial còn giúp bạn giảm thiểu nhân sự - tăng hiệu quả bán hàng - tiết kiệm chi phí, nhờ hệ thống trả lời tin nhắn tự động theo kịch bản bán hàng. Haravan hỗ trợ quý khách hàng sử dụng thử 14 ngày để trải nghiệm sản phẩm, bạn đăng ký tại đây để được hỗ trợ ngay nhé!
Giải pháp bán hàng đa kênh Harasocial
8. Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ của Haravan về các thương hiệu nhượng quyền trà sữa phổ biến hiện nay cũng như là những kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền thành công cho người mới khởi nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên, Haravan có thể giúp bạn ít nhiều trong việc kinh doanh trà sữa nhượng quyền. Chúc bạn thành công!
---------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Bí quyết kinh doanh quán cà phê nhượng quyền hiệu quả
Cách kinh doanh ăn vặt thành công, lợi nhuận khủng
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán tạp hóa lãi cao