12 kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công cho người mới bắt đầu

Mở quán trà sữa cần những gì? Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Kinh doanh trà sữa như thế nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng? … Đây có thể nói là những câu hỏi muôn thuở của những người mới muốn kinh doanh trà sữa. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 12 kinh nghiệm mở quán trà sữa giúp bạn có thể kinh doanh quán trà sữa thành công.

1. Nghiên cứu thị trường

Để kinh doanh thành công thì tuyệt đối bạn không được bỏ qua bước này. Nghiên cứu thị trường là toàn bộ các công việc như: tìm hiểu thị trường kinh doanh trà sữa hiện nay; đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp của mình là ai; đâu là nhóm khách hàng tiềm năng mà mình nhắm tới…

Cụ thể, để nghiên cứu được thị trường, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Hiện nay trên thị trường, xu hướng trà sữa được yêu thích nhất là gì?

  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với quán trà sữa của bạn?

  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh gián tiếp với quán trà sữa của bạn?

  • Đâu là nhóm khách hàng chính mà bạn hướng tới? (trẻ con, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…)

  • Thói quen và hành vi tiêu dùng của họ ra sao?

Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và nghiêm túc trả lời các câu hỏi trên. Việc phân tích thị trường và đối thủ càng kỹ càng, càng chi tiết thì bạn càng dễ dàng điều chỉnh menu và có thể tung ra được các chương trình giảm giá phù hợp. Nếu như bước này bạn chỉ làm qua loa hoặc tìm hiểu không kỹ thì công việc kinh doanh quán trà sữa của bạn sau này sẽ cực kỳ khó khăn đấy.

2. Các mô hình trà sữa đang có trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều loại mô hình trà sữa. Sau đây, tôi sẽ chỉ ra cho bạn một số mô hình trà sữa đang đứng “top” trên thị trường hiện nay:

2.1 Mô hình trà sữa xe đẩy

Nếu như số vốn của bạn ít thì bạn có thể tham khảo mô hình này. Với mô hình này thì chi phí để kinh doanh trà sữa sẽ luôn ở mức ổn định và tiết kiệm nhất.

Mô hình trà sữa xe đẩy

2.2 Mô hình trà sữa mang đi (take - away)

Với mô hình này thì bạn nên chọn những nơi đông đúc, có nhiều người qua lại để có thể tiếp cận gần hơn đến nhóm khách hàng mục tiêu như học sinh, sinh viên, dân văn phòng... Do đặc điểm, tính chất công việc của những người này nên họ cần sự nhanh, gọn, tiện lợi. Với mô hình này, bạn sẽ vừa đảm bảo được lợi nhuận và vừa thành công thu hút khách hàng.

Mô hình trà sữa mang đi (take - away)

2.3 Mô hình trà sữa khổng lồ

Ngày nay, đa số các bạn giới trẻ đều bị nghiện trà sữa. Nắm bắt tâm lý này, các quán trà sữa đã sáng tạo ra loại trà sữa big size và full topping đầy hấp dẫn nhằm phục vụ khách hàng trong những ngày hè oi bức. Ngoài việc giúp đỡ cho người bán tối đa trong việc pha chế thì mô hình trà sữa này còn đem lại lợi nhuận cao cho quán. Bên cạnh đó, trà sữa khổng lồ cũng giúp cho người dùng cảm giác thích thú hơn, từ đó thu hút được nhiều người dùng hơn.

Mô hình trà sữa khổng lồ

2.4 Mô hình kết hợp quán trà sữa và đồ ăn vặt

Hiện nay, rất nhiều quán trà sữa đã sử dụng mô hình này. Mô hình này ngoài việc làm cho menu của quán phong phú, đa dạng hơn thì nó còn đáp ứng được nhu cầu và sở thích ăn uống của giới trẻ.

Mô hình kết hợp quán trà sữa và đồ ăn vặt

2.5 Mô hình kinh doanh quán trà sữa, cà phê

Đây có lẽ không còn là một mô hình xa lạ đối với những người kinh doanh trà sữa, cà phê nữa. Việc kết hợp kinh doanh cả 2 loại đồng uống là trà sữa và cà phê sẽ giúp cho quán có thể thu hút được nhiều nhóm đối tượng mục tiêu hơn.

Mô hình kinh doanh quán trà sữa, cà phê

2.6 Mô hình buffet trà sữa

Đây có thể nói là một bài toán thông minh “siêu lợi nhuận” mà một số quán trà sữa đã học hỏi và áp dụng. Khi khách uống càng nhiều, chọn topping càng nhiều thì quán lại càng lãi.

Mô hình buffet trà sữa

2.7 Mô hình kết hợp kinh doanh trà sữa và bánh ngọt

Trà sữa ngoài được kết hợp cùng cà phê hay đồ ăn vặt thì việc uống trà sữa ăn kèm với bánh ngọt cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Mô hình này được học hỏi từ các nước phương Tây, ngoài việc tăng được lợi nhuận cho người bán, mô hình này còn làm gia tăng sự tinh tế của người dùng.

Mô hình kết hợp kinh doanh trà sữa và bánh ngọt

2.8 Mô hình trà sữa nhượng quyền

Đây là một mô hình tương đối quen thuộc đối với những quán bán trà sữa mà không muốn tự lên menu hay làm các thủ tục rườm rà khác. Hiện nay, có rất nhiều hãng trà sữa nổi tiếng đã sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh như Dingtea, Tocotoco,... Do đây là mô hình nhượng quyền kinh doanh trà sữa nên đã có trước rất nhiều người biết đến hãng rồi, việc của bạn là chỉ cần mở ra rồi bán chứ không cần marketing rầm rộ như những mô hình khác.

Mô hình trà sữa nhượng quyền

3. Chuẩn bị vốn mở trà sữa

Tài chính được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nếu như không có vốn, thì gần như mọi ý tưởng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để có thể tiếp tục thực hiện ý tưởng kinh doanh trà sữa thì bạn phải huy động vốn đầu tư từ nhiều phía. Theo tôi, ngay từ đầu, để cho chỉn chu thì bạn nên xem xét thật kỹ xem bạn có bao nhiêu vốn trong tay. Từ đó, có thể phân chia hợp lý số vốn này vào các mục như:

  • Chi phí thuê mặt bằng nếu bạn chưa có (thường thì thuê mặt bằng phải thuê 6 tháng).

  • Chi phí thiết kế quán trà sữa.

  • Chi phí mua máy móc và nguyên liệu cho quán trà sữa.

  • Chi phí duy trì hoạt động của quán trà sữa như: tiền điện, nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế,...

  • Chi phí cho các khoản phát sinh khác.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị dư một khoản tiền bởi giai đoạn đầu là giai đoạn quyết định xem lần sau người dùng có đến ủng hộ quán trà sữa của bạn hay không. Thời gian đầu này bạn cũng sẽ phải tốn kha khá để quảng cáo và tạo ra chương trình khuyến mãi đó.

Sau đây là gợi ý của tôi về những mô hình quán trà sữa có số vốn từ thấp tới cao:

3.1 Mở quán trà sữa với số vốn ít hơn 10 triệu đồng

Nếu như có 10 triệu đồng trong tay, bạn hoàn toàn có thể triển khai mô hình bán trà sữa ở vỉa hè. Mô hình này cực kỳ thích hợp với các bạn sinh viên muốn kinh doanh trà sữa mà chưa có nhiều tiền trong tay.

Với 10 triệu, bạn nên đầu tư thông minh vào những khoản sau: mua xe đẩy (~ 6t triệu đồng), nguyên vật liệu như trà, sữa tươi, trân châu... (2 triệu đồng), những vật dụng khác như ly, ống hút... (2 triệu đồng).

Mở quán trà sữa với số vốn ít hơn 10 triệu đồng

Nếu bạn kinh doanh trà sữa ở vỉa hè, hãy trang trí xe đẩy và xung quanh sao cho thật bắt mắt, thu hút được người đi đường. Với hình thức này thì take - away là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Nhưng để dự phòng khách muốn ngồi lại thì bạn cũng nên chuẩn bị sẵn 2 - 3 bộ bàn ghế nhựa.

Nếu như không muốn kinh doanh quán trà sữa vỉa hè thì bạn có thể thử mô hình bán trà sữa online. Như vậy thì bạn sẽ không tốn tiền mua xe đẩy bán trà sữa. Khi làm mô hình kinh doanh này thì bạn nên tập trung đầu tư vào hình ảnh, chú trọng vào phần nội dung để có thể tiếp cận được với nhóm khách hàng mà bạn hướng đến trên nền tảng trực tuyến.

3.2 Mở quán trà sữa với số vốn 100 triệu đồng

Với 100 triệu, mô hình kinh doanh của bạn sẽ hoàn toàn khác với mô hình kinh doanh quán trà sữa với 10 triệu. Lúc này, bạn sẽ thuê được mặt bằng và mở được một quán trà sữa nho nhỏ, đa dạng hóa menu. Ngoài ra, với mô hình này, bạn có thể cho thuê không gian để tổ chức các buổi offline của câu lạc bộ hoặc những sự kiện nhỏ,...

Tuy nhiên, với số vốn này thì bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi với số vốn này bạn sẽ chỉ thuê được những mặt bằng không “đắc địa” cho lắm, và cũng rất khó để có thể trang trí quán trà sữa đẹp được. Bên cạnh đó, do quán trà sữa nhỏ nên bạn cũng không thể thu được về khoản lợi nhuận “khổng lồ”. Vì đó mà bạn nên có chiến lược rõ ràng để có thể giữ chân khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh trà sữa.

Mở quán trà sữa với số vốn 100 triệu đồng

3.3 Mở quán trà sữa với số vốn trên 200 triệu đồng

Với số vốn này thì bạn sẽ sở hữu được một quán trà sữa ở vị trí “đắc địa”, được trang trí đẹp đẽ. Từ đó, quán trà sữa của bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Vì có số vốn khá cao nên bạn hãy đầu tư máy móc pha chế trà sữa hiện đại, bạn cũng phải thuê nhiều nhân viên hơn... Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng khả năng quản lý cửa hàng của bạn tốt, nếu không thì bạn sẽ rất dễ bị thất bại bởi mô hình lớn bao giờ cũng gặp nhiều vấn đề hơn.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến mô hình trà sữa nhượng quyền thương hiệu.

Mở quán trà sữa với số vốn trên 200 triệu đồng

4. Chọn địa điểm “đẹp” cho quán trà sữa

Việc thu hút khách hàng cho quán trà sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu như quán bạn có một địa điểm “đẹp”.

Vậy như thế nào được coi là một địa điểm “đẹp”?

Để tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần xác định xem nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến là ai.

  • Nếu là học sinh, sinh viên, thì địa điểm “đẹp” là gần các trường học, ký túc xá, nhà trọ,...

  • Nếu là nhân viên văn phòng thì địa điểm “đẹp” là gần các công ty.

  • Còn nếu là hộ gia đình, các cặp đôi thì địa điểm “đẹp” là gần các công viên, các khu tập thể, các con phố đi bộ,...

Thế nhưng, nếu bạn không chọn ra được địa điểm “đẹp” để mở quán trà sữa thì bạn hãy nghĩ tới việc mở ở nơi ít người cạnh tranh và có khả năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tập vào nhóm khách hàng mục tiêu mà quán trà sữa của bạn hướng tới ngay từ đầu.

5. Lựa chọn mô hình kinh doanh cho quán trà sữa

5.1 Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu trà sữa nhượng quyền thành công như Gongcha, Mixue, Dingtea,...

Ưu điểm của mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền là bạn sẽ có sẵn thương hiệu nổi tiếng, điều đó sẽ làm cho bạn kinh doanh dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được cung cấp thiết bị máy móc cũng như công thức chuẩn của hãng, việc của bạn chỉ là kinh doanh quán trà sữa thôi.

Bên cạnh ưu điểm hết sức có lợi như vậy thì mô hình này cũng có nhược điểm. Nhược điểm duy nhất đó chính là bạn phải dùng tiền đầu tư để mua thương hiệu cũng như công thức chuẩn của những hãng lớn. Bạn có thể tốn tới vài trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ để có thể kinh doanh theo mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền này đó.

5.2 Tự mở thương hiệu trà sữa riêng

Với mô hình kinh doanh này, bạn sẽ chủ động hơn trong tất cả mọi việc, từ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đến việc học các lớp pha chế,... tất cả đều do bạn chủ động làm hết. Nhưng đổi lại, bạn sẽ có được thương hiệu trà sữa dành cho riêng mình.

Tuy nhiên, đối với mô hình này thì giai đoạn đầu bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu mới và quán trà sữa của bạn sẽ phải cạnh tranh với hàng loạt quán trà sữa có tiếng trên thị trường.

6. Thiết kế menu sản phẩm cho quán trà sữa

Một loại trà sữa sẽ có rất nhiều hương vị cho khách hàng lựa chọn. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiêm túc nghiên cứu và suy nghĩ thật kỹ về những loại trà sữa mà quán của bạn có thể phục vụ và cách trình bày chúng trên menu sao cho đẹp đẽ, dễ hiểu.

Để thiết kế được menu cho quán trà sữa của bạn một cách chuyên nghiệp thì bạn cần phải quan tâm đến hình ảnh, cách sắp xếp các nhóm trà sữa, font chữ, mô tả ngắn, giá bán,... sao cho hợp lý.

Dựa trên nhu cầu ăn uống của khách hàng mà hương vị trà sữa cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn có thể thay đổi menu theo mùa như: mùa hè sẽ bổ sung thêm các đồ uống lạnh/ mát, còn mùa đông sẽ bổ sung các đồ uống ấm, nóng.

Bên cạnh đó, trong menu của quán trà sữa bạn cũng có thể kết hợp thêm đồ ăn vặt để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng và có thể tăng doanh thu cho quán.

Để có được menu quán trà sữa lý tưởng thì bạn có thể đi học thêm các lớp pha chế và hoàn thiện menu. Đồng thời bạn cũng có thể học thêm từ những anh/ chị trong ngành để có thể cho ra một chiếc menu tốt nhất cho quán trà sữa của bạn.

7. Kinh nghiệm thiết kế và thi công quán trà sữa

Bên cạnh yếu tố giá cả, chất lượng đồ uống, dịch vụ phục vụ thì việc decor quán trà sữa sẽ giúp quán bạn thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Hiện nay, ngoài việc đi uống trà sữa để hàn huyên tâm sự thì giới trẻ còn đi để check - in sống ảo. Vì vậy, nếu quán trà sữa của bạn đẹp thì quán bạn có thể thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng đó.

Nếu như bạn chưa biết cách trang trí quán trà sữa ra sao thì bạn có thể lên mạng tham khảo những mẫu có sẵn. Sau đó, hãy tìm ra phong cách riêng cho quán trà sữa của bạn như vintage, sang trọng, cổ điển,...

Nếu được thì bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên như là sử dụng cửa sổ lớn hoặc không gian mở. Điều đó vừa giúp cho bạn có thể tiết kiệm được chi phí hàng tháng, vừa bảo vệ môi trường.

8. Trang bị máy móc và nguyên liệu cho quán trà sữa

8.1 Về các loại máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa

Việc trang bị máy móc cũng là một khoản đầu tư vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn mở quán trà sữa. Nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư đủ loại máy móc là tốt nhất. Nhưng nếu còn đang gặp khó khăn về tài chính thì bạn nên cân nhắc vào loại hình quy mô mà bạn chọn để có thể chọn được những loại máy móc phù hợp, tránh lãng phí tiền bạc.

Sau đây, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số loại máy móc cần thiết khi mở quán trà sữa:

Máy dập nắp cốc trà sữa

Đây là loại máy sẽ giúp bạn tăng tốc độ phục vụ, nắp đậy trà sữa sẽ được dập chắc hơn và bạn có thể kiểm soát được số lượng cốc trà sữa được bán ra. Ngoài ra, khi dùng máy dập nắp, quán của bạn cũng sẽ trở nên tiện lợi và chuyên nghiệp hơn.

Máy dập nắp cốc trà sữa

Bình ủ trà sữa

Đây là loại vật liệu không thể thiếu nếu như bạn muốn bảo quản trà một cách tốt nhất.

Nồi nấu trà sữa

Có lẽ không cần nói gì bạn cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của chiếc nồi này. Đây là vật dụng không thể thiếu nếu như bạn kinh doanh trà sữa.

Bình ủ trà sữa

Máy xay đá (có thể đó hoặc không)

Nếu như trong menu của quán trà sữa của bạn có nhóm đồ uống liên quan đến đá xay thì bạn có thể đầu tư một chiếc máy này.

Máy làm lạnh trà sữa (có thể có hoặc không)

Đây là loại máy sẽ giúp trà sữa của quán bạn được bảo quản tốt hơn. Nhất là vào những ngày hè nóng bức, nếu như quán bạn có một chiếc máy làm lạnh trà sữa thì trà sữa ở quán bạn sẽ trở nên ngon hơn, mát hơn, và có thể ghi điểm nhiều hơn trong mắt khách hàng so với những quán khác đấy.

Máy định lượng đường

Nếu bạn muốn ly trà sữa ở quán bạn được pha chuẩn theo công thức 100% thì hãy sử dụng loại máy này. Còn nếu bạn không đủ kinh phí thì có thể sử dụng những vật dụng đong định lượng để thay thế cũng được.

8.2 Các nguyên liệu cần có để pha chế trà sữa

Nguyên liệu trà

Đã nói đến trà sữa thì không thể nào thiếu được trà. Mỗi loại trà sẽ có một hương vị riêng như: syrup, bột trà sữa, đường nước,… Tùy vào cách pha chế mà trà sữa sẽ được chia thành 2 loại chính đó là: trà sữa dùng vị và trà sữa dùng trà.

Nguyên liệu topping

Trà sữa thì phải đi kèm với topping. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại topping như: trân châu trắng, trân châu đen, nha đam, pudding… Việc cập nhật thường xuyên các loại topping mới nhất sẽ góp phần tạo nên sự độc đáo cho quán trà sữa của bạn.

9. Thuê và quản lý nhân sự cho quán trà sữa

Nếu như bạn đã có kiến thức về cách pha chế trà sữa thì việc thuê và quản lý nhân sự cho quán trà sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào từng vị trí mà bạn có thể lựa chọn được nhân viên cho phù hợp. Tránh lãng phí nhân sự và tiền bạc.

Ví dụ: Ban ngày thì bạn có thể chỉ cần thuê nhân viên bán thời gian, giờ cao điểm quán trà sữa của bạn đông khách hơn thì lúc đó bạn có thể huy động thêm nhân lực. Bạn cũng có thể trở thành người pha chế chính cho quán trà sữa của bạn luôn, vừa có thể dễ dàng quản lý nhân sự, vừa có thể tiết kiệm được chi phí.

>> Xem thêm: Các cách quản lý nhân viên hiệu quả làm chủ nên biết

10. Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh cho quán trà sữa

Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Đây có thể nói là thắc mắc của rất nhiều người khi mới kinh doanh lần đầu. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ những người đi bán hàng rong hay bán xe đẩy thì mới không cần giấy phép kinh doanh. Còn nếu đã có cửa hàng cố định rồi thì việc phải đi đăng ký giấy phép kinh doanh là điều hiển nhiên.

Nếu bạn muốn quán trà sữa của mình làm ăn được lâu dài, thì hãy hoàn thiện các giấy tờ liên quan đến kinh doanh để tránh rủi ro sau này.

11. Lên kế hoạch Marketing cho quán trà sữa

11.1 Tổ chức các chương trình đặc biệt

Sau thời gian dài chuẩn bị để mở quán trà sữa, thì bạn nên có các chương trình tiếp thị đặc biệt để khách hàng có thể biết đến quán bạn nhanh hơn. Sau đây là một số chương trình sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng từ những ngày đầu mở quán:

  • Mua 1 tặng 1

  • Mời khách mời nổi tiếng tham gia khai trương cho quán trà sữa của bạn

  • Giảm giá theo %

  • Mua trà sữa được tặng kèm đồ ăn

11.2 Quảng bá, truyền thông, tiếp thị trên các trang mạng xã hội

Ngoài việc tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt thì quán trà sữa của bạn cũng nên truyền thông trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,... Hoặc bạn cũng có thể thuê người viết bài, đăng tin trên các trang báo nổi tiếng như foody, kenh14... cũng sẽ giúp quán nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng hơn biết đến quán trà sữa và thương hiệu trà sữa của bạn.

12. Vận hành, theo dõi, thay đổi

Với một loại các việc cần làm ở trên thì cũng đã đủ cho những ai muốn mở quán trà sữa hoặc kinh doanh bất kỳ một loại mặt hàng nào. Nhưng đừng quên bước này cũng hết sức quan trọng nếu như bạn muốn tăng doanh thu cho quán và có thể bán được lâu. Hãy luôn cập nhật những xu hướng mới của thị trường để mang lại sự mới mẻ cho quán và khách hàng cũng sẽ không bị “chán ngấy” đối với những loại trà sữa cũ.

Ngoài ra, để phù hợp với xu thế hiện nay là vừa nhanh vừa tiện lợi thì bạn có thể thử dùng phần mềm Harasocial của Haravan. Phần mềm sẽ giúp đỡ bạn nhiều trong việc gia tăng tỷ lệ chốt đơn trên bình luận và trong tin nhắn, sẽ giảm thiểu được tình trạng sót đơn hay “cướp” đơn. Ngoài ra, Harasocial còn giúp bạn giảm thiểu nhân sự - tăng hiệu quả bán hàng - tiết kiệm chi phí, nhờ hệ thống trả lời tin nhắn tự động theo kịch bản bán hàng. Haravan hỗ trợ quý khách hàng sử dụng thử 14 ngày để trải nghiệm sản phẩm, bạn đăng ký tại đây để được hỗ trợ ngay nhé!

Tổng kết

Bài trên tôi đã giúp bạn đưa ra những kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công. Hiện nay, đã có rất nhiều quán trà sữa áp dụng các kinh nghiệm này và đạt được doanh thu cao. Và nếu để quản lý quán trà sữa của mình thành công, muốn tinh giảm được nhiều vấn đề thì hãy dùng phần mềm Harasocial như tôi đã giới thiệu ở trên.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: