Tìm hiểu về kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing là tài liệu bằng văn bản, nội dung của nó bao gồm lộ trình hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đây được xem là công cụ đầy đủ và dài hạn để điều hành Marketing cho một doanh nghiệp, nhằm theo dõi việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ theo một chiến lược nhất định..
Một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ những hành động, phương tiện cần thực hiện và chi phí cần thiết để làm theo chiến lược đó.
Để thực hiện bản kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, bạn cần phân tích và nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra những chiến lược cụ thể với từng loại sản phẩm, dịch vụ của bạn với mục tiêu khác nhau, có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn.
2. Vai trò quan trọng của việc xây dựng kế hoạch marketing
Sở hữu bản kế hoạch Marketing sẽ giúp quy trình hoạt động tối ưu hơn
Bản kế hoạch Marketing là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có thể xây dựng kế hoạch marketing tốt có thể giúp phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đúng tới thị trường và khách hàng tiềm năng, từ đó có thể gia tăng chuyển đổi và vượt hơn đối thủ cạnh tranh. Một số vai trò có thể kể đến như:
Cơ sở để thực hiện chiến dịch: Khi sở hữu bản kế hoạch Marketing, bộ phận này sẽ nắm bắt được lộ trình cụ thể từ ban đầu, với nội dung chi tiết, ngân sách cần chi trả cho chiến dịch
Mỗi kế hoạch Marketing có thể dành cho từng đối tượng khác nhau: Kế hoạch marketing cho sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch Marketing cho từng thị trường, từng nhóm khách hàng,...
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo bản kế hoạch Marketing được đề ra ban đầu, sẽ có sự thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban với nhau. Nếu có thay đổi đột ngột về nhân sự cũng sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch đã đặt ra từ ban đầu.
3. Một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cần có những nội dung gì?
Tổng hợp nội dung cần có trong bản kế hoạch marketing
Tóm tắt kế hoạch Marketing
Ở phần đầu tiên này, bạn cần phải trình bày khái quát những mục tiêu, chiến lược cần thực hiện để mọi người có thể nắm bắt được.
Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh
Thông qua những số liệu phân tích, bạn có thể đánh giá hiệu quả các chiến dịch trong thời gian qua mà doanh nghiệp đã thực hiện cho sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích thực trạng
Những xu hướng sắp tới và thị trường của sản phẩm, dịch vụ bạn đang muốn lên kế hoạch Marketing. Tại mục này, bạn có thể phân tích cả quy mô thị trường, mức tăng trưởng, nhu cầu, hành vi của khách hàng và đào sâu vào từng thị trường ngách.
Phân tích SWOT
Mô hình Swot gồm 4 mục cần phải chú ý
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm, dịch vụ sẽ phải cần cải thiện và đối mặt. Từ đó xác định những yếu tố khách quan và chủ quan có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu của bản kế hoạch Marketing này.
Mục tiêu
Cần xác định rõ chi tiết mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Từ đó có thể đưa ra những định hướng rõ ràng để có thể thực hiện quy trình dễ dàng hơn. Một số mục tiêu có thể kể đến như: Thị trường, chiến lược, định vị, đối tượng khách hàng, đầu mối phân phối… Ngoài ra còn mục tiêu tài chính như lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn.
Xác định nội dung Marketing- mix
Bao gồm đặc tính sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu, hệ thống phân phối, quảng bá, khuyến mại
>>> Thông tin chi tiết về Marketing Mix mời bạn theo dõi TẠI ĐÂY
Chương trình hành động
Từ những nội dung được đề ra trong bản kế hoạch Marketing bên trên, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời cho những việc tiếp theo cần thực hiện để có được hiệu quả và phối hợp ăn ý giữa các phòng ban, như sau:
Những việc phải làm cho từng cá nhân, từng nhóm
Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện, bộ phận cụ thể
Các mốc thời gian thực hiện mọi hoạt động
Ngân sách cần chi trả cho từng hoạt động
Phân tích tài chính
Khi dự tính được ngân sách chi trả cho hoạt động Marketing và những chi phí phát sinh, có thể dự kiến được ngân sách lãi lỗ.
4. Hướng dẫn các bước lập kế hoạch marketing hoàn chỉnh
Tham khảo các bước giúp bạn có thể tự lên kế hoạch marketing
Dưới đây là các bước lập kế hoạch marketing:
Bước 1: Xác định mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp
Hiểu rõ được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên. Bạn cần nắm được mục tiêu trước khi đưa ra kế hoạch để thực hiện các chiến lược Marketing. Bạn có thể đưa ra thời gian hoàn thành mục tiêu, số lượng khách hàng dự tính sẽ tiếp cận được và trong khoản thời gian bao lâu.
Bước 2: Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu
Để xác định thị trường và khách hàng, bạn cần nắm bắt được đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến. Từ đó đi sâu vào những chi tiết cụ thể như nhân khẩu học, hành vi mua sắm, vị trí của từng nhóm đối tượng. Việc làm này sẽ giúp kế hoạch marketing có thể được áp dụng có hiệu quả và thành công.
Bước 3: Phân tích đối thủ
Tìm hiểu thị trường và xem đối thủ của bạn đang kinh doanh thế nào trong lĩnh vực của doanh nghiệp bạn. Cần có 3 đánh giá về đối thủ, trong đó có đối thủ trực tiếp và gián tiếp, trả lời các câu hỏi sau: đối thủ là ai, sản phẩm dịch vụ của họ là gì, chiến dịch Marketing họ đang chạy là gì, thị phần và khả năng cạnh tranh của họ, điểm mạnh điểm yếu,...
Bước 4: Xác định kênh tiếp thị
Hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận với khách hàng bằng rất nhiều kênh khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số kênh dưới đây và lựa chọn cho doanh nghiệp của mình những kênh phù hợp:
Content Marketing
Social Media: Facebook, Sàn thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Shopee, Sàn thương mại điện tử quốc tế: Alibaba, Amazon
Cửa hàng truyền thống, chợ, siêu thị, nhà phân phối,...
Website: Dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn qua công cụ tìm kiếm, mỗi doanh nghiệp nên sở hữu cho mình một website riêng, có thể SEO website lên trang đầu của công cụ tìm kiếm
Youtube: Tiếp cận người dùng bằng dạng video cũng là một trong những cách hiệu quả, ban có thể tận dụng kênh này để quảng bá những video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Tiktok: Gần đây, tiktok đang được xếp hạng cao với lượt người sử dụng tăng mạnh, hãy tận dụng kênh này để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bước 5: Tính toán, dự trù ngân sách marketing
Ngân sách Marketing cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Vì thế khi dự trù ngân sách, bạn cần xác định những điểm sau:
Xác định điểm hòa vốn dựa trên khoản lợi nhuận đầu tiên đã đạt được
Dự tính doanh thu nếu triển khai theo bản kế hoạch Marketing này
Dự kiến chi phí cần chi trả cho những hoạt động trong kế hoạch
Bước 6: Triển khai kế hoạch Marketing
Khi triển khai bạn cần phải phối hợp tốt các bộ phận marketing để họ có thể thực hiện một cách tốt nhất. Có thể dựa theo quy mô mà kế hoạch đề ra để lập một nhóm bộ phận riêng từ đó phân chia công việc, nhiệm vụ hợp lý hơn
5. Kết luận
Qua bài viết này, chúng tôi đã liệt kê những vai trò quan trọng của việc sở hữu một bản kế hoạch Marketing, ngoài ra còn có các bước hướng dẫn cách lập kế hoạch Marketing, hy vọng có thể giúp bạn biết cách lên kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, xây dựng số liệu chi tiết, rõ ràng, cụ thể để có được chiến dịch thành công.
Nếu bạn muốn tối ưu hơn về chi phí và thời gian, để có thể đạt được kết quả cao hơn, bạn có thể đến với chúng tôi, Haravan, chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn với các phần mềm quản lý sản phẩm khách hàng, đơn hàng, tồn kho, giao nhận, marketing, khuyến mãi,... cho đến những bảng báo cáo doanh thu và phân tích hiệu quả kinh doanh đều được thống kê tự động. Mang đến hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của bạn
>>> Xem thêm: