Hiểu đúng Sales và Marketing, đâu là sự khác biệt cốt lõi?

sale và marketing là hai bộ phận riêng biệt, nhưng lại có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai bộ phận này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc của bạn về sale và marketing nhé!

1. Hiểu đúng về công việc sale và marketing trong doanh nghiệp

Sale và marketing trong doanh nghiệp

Sale và marketing trong doanh nghiệp

1.1 Marketing và nhiệm vụ của người làm marketing

Marketing là làm thị trường qua các hoạt động lên kế hoạch, xây dựng dự án tiếp thị, quảng cáo để tác động vào nhận thức của khách hàng, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm. Từ đó, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Hoạt động marketing rất đa dạng và gồm nhiều bước, nhiều việc. Từ quảng cáo đến khuyến mãi - phần nổi, cho đến phần công việc chìm như xác định nhu cầu thị trường, nghiên cứu insight khách hàng, khoanh vùng khách hàng mục tiêu, chiến lược để cạnh tranh với đối thủ,...

Marketing và nhiệm vụ của người làm marketing

Marketing và nhiệm vụ của người làm marketing

1.2 Sale và nhiệm vụ của sale

Sale là bộ phận làm nhiệm vụ bán hàng. Làm sale tức là trực tiếp bán hàng, đưa sản phẩm tới tay khách hàng, kích thích nhu cầu, mong muốn mua hàng của khách tại điểm bán hàng.

Sale đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là biến những ý tưởng, kế hoạch của marketing thành thực tiễn, tạo được doanh số bán hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay, sale là kết quả, thành quả của chiến dịch marketing.

Nhân viên sale sẽ làm nhiệm vụ truyền tải các thông tin sản phẩm, tư vấn, giải đáp thắc mắc và chăm sóc khách hàng. Nhân viên sale sẽ tìm cách giải quyết để làm sao khách hàng mua sản phẩm tức thì để tạo doanh số.

Sale và nhiệm vụ của sale

Sale và nhiệm vụ của sale

1.3 Quan điểm “bán hàng” của sale và marketing

Sale bán hàng dựa trên yếu tố duy nhất là doanh số. Người làm sale cần đảm bảo thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, giúp tăng cường mở cửa hàng và mang lại kinh tế cho doanh nghiệp.

Còn marketing sẽ tập trung vào nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu, xây dựng chân dung khách hàng, hướng đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Làm marketing, điều được quan tâm không chỉ là doanh số, marketing chú trọng tạo lập thói quen, hành vi của người tiêu dùng để định hướng họ mua hàng.

Doanh nghiệp phải làm marketing hiệu quả thì mới giúp tối ưu nguồn lực như tiền bạc, cơ sở vật chất và tối ưu nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của bộ phận sale.

Bán hàng giữa sale và marketing

Bán hàng giữa sale và marketing

1.4 Tìm hiểu về sale và marketing qua cách thức và công cụ hoạt động

Với marketing, doanh nghiệp có nhiều cách thức để tiếp cận thị trường:

  • Email marketing: Dạng thức quảng cáo qua email.

  • Hội, nhóm Facebook: Duy trì tương tác và gia tăng độ nhận diện

  • Áp phích quảng cáo trên các tòa nhà, phương tiện công cộng,...

  • Thiết lập website với thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm,...

Nhân viên marketing có nhiệm vụ lan tỏa thương hiệu đến với nhiều khách hàng liên quan để họ có nhận diện với thương hiệu, sản phẩm. Marketing sẽ đòi hỏi nhiều công cụ: từ viết đến design, tiếp thị, bằng cả kênh hình, kênh chữ, kênh video,...

Với sale, công cụ chủ yếu được sử dụng là giao tiếp:

  • Giao tiếp trực tiếp qua bàn bạc, tư vấn

  • Giao tiếp online thông qua data được cung cấp sẵn để tiếp cận khách hàng

Người làm sale thì cần hiểu sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ mình đang bán. Họ sẽ được đào tạo sâu sắc về sản phẩm và giao tiếp. Đặc biệt, nhân viên sale bên cạnh kĩ năng giao tiếp thì cần có:

  • Ngoại hình ưa nhìn

  • Giọng nói truyền cảm

  • Khả năng xử lí vấn đề linh hoạt

Cách thức và công cụ hoạt động của sale và marketing

Cách thức và công cụ hoạt động của sale và marketing

2. Marketing bán hàng và sale, cái nào quan trọng hơn?

2.1 Mối quan hệ giữa sale và marketing

Mục đích cuối cùng của hoạt động sale và marketing là tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm, tạo doanh thu.

Do đó, mối quan hệ giữa sale và marketing là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau.

Chiến lược marketing hiệu quả thúc đẩy doanh số bán hàng của sale; sale hiểu được ý tưởng của marketing thì sẽ có cách triển khai hoạt động bán hàng khai thác được tối đa những điểm mạnh của sản phẩm và công ty.

Khi xây dựng chiến lược, người làm marketing cần đảm bảo sao cho khả thi với việc sale; ngược lại, người sale cũng sẽ cố gắng hết mức truyền tải ý nghĩa, thông điệp của marketing nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Quan hệ giữa sale và marketing

Quan hệ giữa sale và marketing

2.2 Lợi ích của việc kết hợp giữa marketing và sale

  • Giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sale và marketing là hai bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ. Chỉ khi marketing lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, đưa ra chân dung khách hàng tiềm năng, tạo chiến dịch thì sale mới có thể bắt đầu hoạt động bán hàng của mình.

Vì thế, sự đan cài, lồng ghép giữa sale và marketing giúp tìm đúng, tìm trúng khách hàng. Khách hàng sẽ tìm được và được cung cấp với những gì mình mong muốn. Đó là hành trình giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.

  • Tiết kiệm nhân lực, nguồn lực

Khi nhân viên sale và marketing có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, hiểu nhau thì sẽ tạo nên chiến lược bán hàng hiệu quả. Đồng thời, doanh thu sẽ được cải thiện.

Không tốn quá nhiều thời gian cho những hoạt động trung gian, sự kết hợp giữa sale và marketing mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng.

Công ty sẽ tối ưu được chi phí khi bộ phận sale và marketing hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng. Và đó cũng là chìa khóa làm nên doanh số cho công ty.

Và dĩ nhiên, nếu không kết hợp giữa sale và marketing, công ty sẽ có một “khoảng trống” để có thể tạo nên kết nối. Họ cũng khó có được chân dung khách hàng tiềm năng và đạt KPI trong quá trình bán hàng.

Lợi ích của việc kết hợp giữa marketing và sale

Lợi ích của việc kết hợp giữa marketing và sale

3. Kỹ năng quan trọng mà nhân viên sale cần có

Một nhân viên sale giỏi phải là người có các bộ kĩ năng sau:

3.1 Nhận diện được khách hàng tiềm năng

90% nhân viên sale thất bại trong bán hàng là vì đã xác định sai khách hàng tiềm năng. Do đó, trước khi “bán”, nhân viên sale cần không ngừng đặt câu hỏi chân dung khách hàng của mình là những ai? Họ có băn khoăn gì? Họ cần sản phẩm này vì sao?

Chỉ có sự nhanh nhạy trong cảm nhận mới giúp nhân viên sale thu hút được khách hàng mà không cần phải “bán”.

3.2 Thấu hiểu, đồng cảm, đặt mình vào vị trí khách hàng

Hãy giúp cho khách hàng cảm thấy họ đang “được mua” chứ không phải “được bán”. Đặt mình vào khách hàng sẽ giúp bạn biết khách hàng cần gì để cung cấp dịch vụ chính xác, phù hợp.

Cần tinh tế trong nhìn nhận nhu cầu của khách hàng. Đừng chỉ chăm chăm đạt doanh số, quan tâm đến mong muốn của khách mới là đường dài trong sale.

3.3 Tận dụng tối đa công nghệ

Trong thời đại hiện nay, am hiểu công nghệ thông tin là một lợi thế cho bạn. Là một nhân viên sale, muốn sale tốt, bạn cần có thương hiệu cá nhân uy tín.

Bán hàng thông qua kết hợp công nghệ cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng. Hình thức này còn có những tiện ích về thời gian. Là một dân sale chuyên nghiệp, đừng bao giờ bỏ qua công nghệ để hỗ trợ công việc bạn nhé.

Kỹ năng quan trọng mà nhân viên sale cần có

Kỹ năng quan trọng mà nhân viên sale cần có

4. Kỹ năng quan trọng mà nhân viên marketing cần có

Bộ kĩ năng sau sẽ góp phần làm nên chân dung một của nhân viên marketing ưu tú:

4.1 Kỹ năng sáng tạo

Người làm marketing là người của xu thế, của trend, của sự đổi mới. Do đó, marketing cần content thu hút khách hàng tiềm năng.

Phải không ngừng đổi mới, không chấp nhận bó hẹp bản thân trong một quy chuẩn nào. Hãy học tập và sáng tạo để từ đó làm nên những ấn phẩm marketing độc đáo, thu hút.

Sáng tạo của người làm marketing phải đa dạng, sinh động trên nhiều nền tảng: Từ Facebook, Instagram, Tik Tok, đến phần mềm làm video, chỉnh sửa và thiết kế ảnh.

4.2 Kỹ năng SEO

SEO là tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm, là cách để thương hiệu và doanh nghiệp đi vào tiềm thức của khách hàng.

Với kỹ năng SEO, sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đến gần hơn với khách hàng qua truy cập Internet. Ngoài ra, bộ phận sale cũng có thể kết hợp với bộ phận marketing để bán hàng trực tiếp trên website công ty, doanh nghiệp.

4.3 Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch, lên chiến dịch truyền thông là nhiệm vụ của người làm marketing. Các kế hoạch, chiến dịch cần chi tiết, cụ thể để đảm bảo tạo được những trend thu hút khách hàng, đánh trúng tâm lí khách hàng.

Marketing chuyên nghiệp là cần tính được đường dài cho hướng đi của doanh nghiệp, công ty để từ đó tạo nên “nhận diện” thương hiệu.

Kỹ năng quan trọng mà nhân viên marketing cần có

Kỹ năng quan trọng mà nhân viên marketing cần có

5. Kết luận

Sale và marketing tưởng chừng là hai bộ phận hoàn toàn tách biệt, nhưng thực tế, hai hoạt động sale và marketing có mối quan hệ mật thiết. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm hình dung về cách thức hoạt động, tầm quan trọng của việc kết hợp sale và marketing, từ đó hướng đến phát triển dài lâu cho công ty, doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: