Kinh doanh là công việc làm giàu, mang lại vô vàn lợi ích dành cho bất kỳ ai. Giữa rất nhiều hình thức kinh doanh đang “mọc lên như nấm” trên thị trường, hoạt động kinh doanh điện tử đã trở thành một “hiện tượng”. Kinh doanh điện tử (E-business) ngày càng nhận được nhiều quan tâm từ người kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về kinh doanh điện tử.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có những thông tin chi tiết, cụ thể về hoạt động kinh doanh đặc biệt này.
1. Kinh doanh điện tử (E-business) là gì?
Hoạt động kinh doanh điện tử (E-business) ngày một trở nên phổ biến
Kinh doanh là đầu tư, sản xuất, trao đổi, buôn bán, cung ứng dịch vụ, hàng hóa. Kinh doanh điện tử (E-business) là thuật ngữ chỉ quá trình, hoạt động kinh doanh thông qua mạng Internet.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD định nghĩa hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng: Kinh doanh điện tử ((E-business) là buôn bán hàng hóa giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức với nhau qua một bên trung gian là máy tính. Hàng hóa được đặt qua mạng Internet, còn việc thanh toán cũng như vận chuyển hàng hóa thì được thực hiện theo phương pháp truyền thống.
- Theo nghĩa hẹp: Đây việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua Internet. Mọi thanh toán, đơn hàng được ghi nhận qua bất kì ứng dụng nào trên Internet.
Quá trình kinh doanh điện tử bao gồm những nhiều công đoạn như quản trị hoạt động kinh doanh online, marketing thông qua kênh affiliate, quản lý hoạt động của chuỗi logistics,…
2. Lợi ích của kinh doanh điện tử (E-business)
2.1 Tiết kiệm thời gian tối đa
Nhờ việc thanh toán, mua hàng qua bên trung gian là Internet nên cả người kinh doanh và người mua hàng đều tiết kiệm được tối đa thời gian của bản thân.
Khách hàng không cần dành thời gian cho hoạt động mua hàng mà có thể chủ động sắp xếp thời gian trong thời gian rảnh. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tối ưu thời gian biểu của công ty và các hoạt động như trao đổi email, giao tiếp với khách hàng,...cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Kinh doanh điện tử giúp tiết kiệm thời gian tối đa
2.2 Mở rộng cơ hội tiếp cận với khách hàng
Kinh doanh điện tử mang lại cho doanh nghiệp nguồn khách hàng khổng lồ, do không bị giới hạn về vị trí địa lí. Nhiều khách hàng không mua hàng vì cảm thấy việc đi xa để mua hàng quá khó khăn. Kinh doanh điện tử ra đời đã giải quyết mọi nỗi lo của khách hàng.
Ngoài ra, nhờ tính khả dụng 24/7, các giao dịch trực tuyến diễn ra nhanh chóng. Khách hàng có thể truy cập vào mọi thời điểm trong ngày để mua hàng.
Kinh doanh điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng
2.3 Cải thiện hiệu quả bán hàng
Hiệu quả bán hàng trong kinh doanh điện tử gia tăng đáng kể giúp cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trở nên tốt hơn.
Mua hàng trong hệ thống ebusiness sẽ giúp khách hàng có cảm giác “được mua” chứ không phải “được bán”. Vì lẽ đó, khách hàng sẽ càng có nhu cầu và mong muốn mua hàng một cách chủ động hơn.
Kinh doanh điện tử giúp cải thiện hiệu quả bán hàng
2.4 Kiến tạo những khả năng mới trong kinh doanh
Kinh doanh điện tử mang lại những hướng đi mới trong kinh doanh. Sự ra đời của các hoạt động kinh doanh điện tử chính là cách kết nối thêm nhiều hệ thống và mô hình kinh doanh mới như B2B, B2C,...
Kết hợp với kinh doanh điện tử chính là tiềm năng, nền tảng tạo nên hệ thống thanh toán hiệu quả, tối ưu như giao dịch trên paypal, qua visa, qua các ví điện tử,...
Kinh doanh điện tử giúp kiến tạo những khả năng mới trong kinh doanh
3. Quá trình của kinh doanh điện tử (E-business)
Kinh doanh điện tử (E-business) gồm 3 quá trình:
Quá trình sản xuất gồm: mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho, thanh toán, tạo các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quá trình quản lý sản xuất.
Quá trình tập trung vào khách hàng gồm: phát triển hoạt động marketing, bán hàng qua Internet, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng và hỗ trợ khách hàng khi cần.
Quá trình quản lý nội bộ gồm: các dịch vụ, quản lý nhân viên, đào tạo, chia sẻ thông tin nội bộ, hội họp,...
Quá trình của kinh doanh điện tử
4. Triển vọng nghề nghiệp trong kinh doanh điện tử (E-business)
4.1 Các công việc liên quan đến E-commerce
Nói đến công việc về kinh doanh điện tử, phải kể đến các nghề nghiệp như:
Chuyên viên ngành hàng: Đây là công việc làm nhiệm vụ triển khai hoạt động kinh doanh trong một ngành hàng nhất định. Chuyên viên ngành hàng là người đảm nhiệm việc tìm kiếm khách hàng, kiểm soát thông tin sản phẩm, lên các kế hoạch kinh doanh,...
Chuyên viên phát triển kế hoạch: Đây là công việc đảm nhiệm vai trò duy trì sự vận động cung cho toàn hệ thống E-commerce.
Chuyên viên IT: Đây là “đầu não” của bất kì hệ thống kinh doanh điện tử nào. Chuyên viên IT chính là người chịu trách nhiệm quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt khi xảy ra các vấn đề lỗi.
Nghề nghiệp trong kinh doanh điện tử: E-commerce
4.2 Công việc Logistics
Logistics là bộ phận quan trọng của E-business bao gồm:
Bộ phận phụ trách kho vận: Đây là nhân viên đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý hệ thống kho vận, quản lý vận đơn, quản lý vận chuyển,...
Bộ phận quản lý đối tác cung ứng: Vị trí này yêu cầu nhân sự phải tìm kiếm, kết nối và giải quyết những vấn đề phát sinh với bên vận chuyển của doanh nghiệp.
Bộ phận kế hoạch Logistics: Đây là bộ phận mang tính quản lý với nhiệm vụ thiết kế kế hoạch phát triển chung cho toàn bộ hệ thống.
Logistics trong kinh doanh điện tử
4.3 Công việc marketing
Marketing trong E-business sẽ có những hoạt động rộng rãi hơn so với marketing trong các lĩnh vực thông thường. Đảm nhiệm công việc marketing trong kinh doanh điện tử, bạn sẽ đảm nhiệm các đầu việc cụ thể sau:
Chuyên viên Digital Marketing: Các thành viên làm nhiệm vụ mở rộng hoạt động kinh doanh qua kế hoạch quảng cáo để đưa công ty xuất hiện trên các nền tảng số và đến gần hơn với khách hàng.
Chuyên viên Affiliate Marketing: Bộ phận làm nhiệm vụ tìm kiếm, kết nối và duy trì quan hệ đối tác truyền thông giữa doanh nghiệp và các đơn vị truyền thông liên quan.
Chuyên viên Social Marketing: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm triển khai hoạt động marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Youtube, Instagram,...để đưa hình ảnh và thương hiệu sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Chuyên viên kế hoạch: Đây là bộ phận lên kế hoạch triển khai các hoạt động Marketing chung cho các bộ phận, là “đầu tàu” làm nhiệm vụ điều khiển hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Bộ phận kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm về chiến dịch truyền thông để tạo động lực phát triển cho các bên liên quan đến marketing.
Hoạt động marketing trong kinh doanh điện tử
5. Sự khác nhau giữa kinh doanh điện tử (E-business) và Thương mại điện tử (E-commerce)
Thương mại điện tử (E-commerce) bao gồm hoạt động mua bán sản phẩm online trên nền tảng công nghệ. Do đó, thương mại điện tử (E-commerce) là một phần, một mảng trong lĩnh vực kinh doanh điện tử ( (E-business).
Nếu E-commerce chỉ đảm nhiệm việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ thông qua Internet thì E-business lại thể hiện rõ vai trò của Internet và điện tử trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
E-commerce được triển khai chủ yếu qua các kênh thương mại trực tuyến, điển hình là website bán hàng, hoặc tài khoản trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok, Tiki,...Còn E-business hoạt động dựa trên CRM (một kênh quản lý quan hệ khách hàng) và lập kế hoạch sử dụng, phân phối tài nguyên doanh nghiệp.
E-commerce kết nối với khách hàng qua Internet, E-business sử dụng cả mạng Internet và ứng dụng mạng thêm vào các công cụ, các thiết bị điện tử.
Sự khác biệt giữa E-commerce và E-commerce
6. 3 bước giúp bạn bắt đầu kinh doanh điện tử nhanh chóng, an toàn
6.1 Nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứu thị trường cần cho bất kì ai hướng đến kinh doanh.
Nếu sản phẩm kinh doanh bạn chọn có lợi nhuận cao thì bạn sẽ dễ dàng mở rộng quy mô. Ngoài ra, vấn đề cạnh tranh cũng sẽ quyết định nhiều đến việc lựa chọn kinh doanh trong ebusiness.
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh điện tử
6.2 Lập kế hoạch kinh doanh
Bạn cần có một kế hoạch kinh doanh được thiết kế rõ ràng trước khi bắt đầu hoạt động của mình. Cái nhìn tổng quan về những hoạt động kinh doanh điện tử sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được những nguy hại, những rủi ro khi kinh doanh để lên kế hoạch phòng tránh.
Lập kế hoạch kinh doanh khi tiến hành kinh doanh điện tử
6.3 Xây dựng thương hiệu
Kinh doanh điện tử thì vấn đề uy tín lại càng trở nên quan trọng. Sau khi đã nghiên cứu về thị trường, có kế hoạch thì bạn cần quan tâm đến thương hiệu và xây dựng thương hiệu qua những câu chuyện, hình ảnh.
Thương hiệu cá nhân sẽ giúp hoạt động kinh doanh điện tử hiệu quả, uy tín, chất lượng hơn. Thị trường Internet cạnh tranh, nếu không làm tên tuổi của doanh nghiệp “nổi” lên thì rất khó để bạn nắm bắt được thị phần.
Xây dựng thương hiệu khi tiến hành kinh doanh điện tử
7. 3 nền tảng tiêu biểu về kinh doanh điện tử
7.1 Nền tảng Amazon
Tên tuổi của Amazon đã quá quen thuộc trong kinh doanh điện tử. Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh đã giúp Amazon vươn mình và trở thành một trong những nền tảng xuất sắc nhất về thương mại điện tử.
Công ty Amazon thành công bằng cách cho phép khách hàng bán sản phẩm của họ trên web của Amazon. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm với muôn màu muôn vẻ đã khiến Amazon lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Hoạt động kinh doanh điện tử hiệu quả trên nền tảng Amazon
7.2 Nền tảng Staples
Staples cũng là một trong những cửa hàng thương mại và điện tử thành công trên internet. Thiết kế Website Staples có danh sách danh mục hàng hóa, sản phẩm đa dạng. Các công dụng tìm kiếm, chuyển hàng cho toàn bộ các đơn đặt mua đều được hệ thống cụ thể, rõ ràng.
Hoạt động kinh doanh điện tử hiệu quả trên nền tảng Staples
7.3 Nền tảng ThinkGeek
Một thành công khác trong thương mại điện tử là ThinkGeek. ThinkGeek chú ý vào các mặt hàng đồ gia dụng, đồ điện tử, trang phục,...
Mỗi hàng hóa đều được cung cấp thông tin cụ thể với từng hình ảnh minh họa rõ nét, cụ thể. Nhờ thế, uy tín của kinh doanh điện tử trên nền tảng ThinkGeek đã thu hút rất nhiều khách hàng tham gia.
Hoạt động kinh doanh điện tử hiệu quả trên nền tảng ThinkGeek
8. Kết luận
Kinh doanh điện tử là hướng đi thông minh khi kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Nếu bạn đam mê với dữ liệu, với công nghệ và có niềm tin vào sự phát triển nhanh chóng của kinh doanh thì đừng bỏ qua ebusiness. Mong rằng những gợi ý trên đã giúp hành trình kinh doanh điện tử của bạn phần nào trở nên nhanh chóng, dễ dàng và bớt đi được nhiều rủi ro.
----------------
Doanh nghiệp đang có định hướng
kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất
kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: