Bật mí 5 mẹo kinh doanh bánh mì kiếm thu nhập khủng

Nếu bạn đang có số tiền chỉ khoảng vài chục triệu đồng nhưng vẫn muốn khởi nghiệp? Bạn vẫn còn loay hoay không biết phải kinh doanh sản phẩm gì? Để có thể giải quyết những nỗi lo đó, Haravan gợi ý cho bạn cách bán bánh mì kiếm được thu nhập cực khủng một cách nhanh chóng. Thị trường kinh doanh thực phẩm là một mảnh đất vô cùng màu mỡ mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân đến. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng nhau bắt tay vào thực hiện thôi nào.

> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh với vốn 20 triệu nhanh chóng thu lời

Kinh doanh bánh mì

Kinh doanh bánh mì

1. Kinh doanh bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Số vốn để mở tiệm bánh mì tương đối thấp và tùy vào loại hình, quy mô kinh doanh của bạn. Thường thì số vốn sẽ dao động từ 100 - 500 triệu, đây là số tiền phù hợp để cho các bạn khởi nghiệp.

  • Mô hình kinh doanh bánh mì bán lẻ tại nhà sẽ cần số vốn từ 50 triệu đồng:

Những khoản cần chi như: Máy trộn bột, khay inox, lò nướng đối lưu… vào khoảng 40 triệu. Tiền thuê nhân sự khoảng 10 triệu. Vì là mặt bằng có sẵn tại nhà nên tiết kiệm được, còn thuê mặt bằng ở TP HCM sẽ dao động từ 15 - 30 triệu tùy mặt bằng.

  • Mở cửa hàng bán bánh mì :Bán lẻ, bán buôn số lượng lớn cần số vốn từ 100 - 200 triệu đồng:

Những máy móc cần mua như: Máy trộn bột, máy se bột, máy chia bột, lò nướng đối lưu số lượng từ 8 - 10 khay, khay inox…

  • Số vốn mở tiệm bánh mì chuyên nghiệp là từ từ 300 triệu:

Cần đầu tư mua sắm những máy móc chuyên nghiệp như: Máy trộn bột 10kg, máy chia bột, máy se bột 3 băng, lò nướng 16 khay, xe khay inox…

2. Tiềm năng của loại hình kinh doanh bánh mì

Tiềm năng của loại hình kinh doanh bánh mì vô cùng lớn vì hầu hết người dân Việt Nam đều ưa thích loại thực phẩm này. Đây là món ăn dân dã được hầu hết mọi người có thể thưởng thức từ trẻ nhỏ đến người già. Thứ hai đó chính là món ăn này có công thức chế biến khá đơn giản, không cầu kì và có thể dễ dàng làm được. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu để làm ra món bánh mì vô cùng dễ kiếm.

Bạn có thể bán bánh mì cả ngày và thời gian không phải là yếu tố quá quan trọng. Không giống như những món ăn khác chỉ có thể bán vào những thời điểm cụ thể trong ngày thì bánh mì được người dân tiêu thụ trong bất kỳ bữa ăn nào. Vì vậy khởi nghiệp bán bánh mì là vô cùng tiềm năng và dễ dàng thu hồi vốn.

> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn sáng hiệu quả, lợi nhuận cao

3. Kinh doanh bánh mì bạn cần chuẩn bị những gì?

3.1. Những dụng cụ hỗ trợ kinh doanh bánh mì cần có

  • Tủ nhôm, bàn đựng đồ: 1 tủ nhôm nhỏ giao động từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng. Tủ nhôm to từ 3-4 triệu đồng cho 2,3 ngăn to rộng.

  • Đồ nội thất như bàn, ghế: những món đồ này phù hợp với hình thức cửa hàng còn nếu bạn kinh doanh xe đẩy (take away) thì chỉ cần vài chiếc ghế nhựa cho khách ngồi là được.Trung bình 1 ghế giá từ 30 ngàn đến 50 ngàn đồng.

  • Các loại bếp ga, bếp nướng, chảo: Cái này phải tùy vào hình thức bánh mì mà bạn đang kinh doanh.

  • Các dụng cụ làm bếp như dao, kéo, thớt…

  • Xe bánh mì

3.2. Mặt bằng kinh doanh

Yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh bánh mì đó chính là địa điểm kinh doanh. Bạn nên lựa chọn những địa điểm mặt tiền, dễ dàng cho người mua. Tốt hơn nữa là gần những khu dân cư, trường học, xí nghiệp vì ở đó có nhiều người.

  • Với những xe đẩy bánh mì nhỏ: Bạn có thể linh hoạt địa điểm bán hàng vì có thể đẩy xe di chuyển đến những khu vực đông người. Hoặc bạn có thể để xe trên những vỉa hè.

  • Với những cửa hàng: lựa chọn những mặt bằng rộng rãi, ưu tiên có bề ngang để thu hút khách hàng. Lưu ý lượng xe lưu thông trên tuyến đường đó, lựa chọn những tuyến đường dễ đi.

3.3. Nguồn hàng chất lượng

  • Với những nguồn hàng thực phẩm bạn nên cần quan tâm đến yếu tố chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó cần phải có cam kết với những bên cung ứng để có thể có được nguồn hàng hóa lâu dài. Nhất là trong thời buổi dịch bệnh, hàng hóa thiếu thốn sẽ gây nhiều bất lợi cho phía các người kinh doanh.

  • Với nguồn hàng máy móc: những loại máy móc bạn mua cần phải đảm bảo được độ bền. Vì có nhiều nhà cung ứng sẽ gian dối bán cho bạn những loại hàng kém chất lượng, độ bền không cao khiến gặp nhiều hư hại trong quá trình kinh doanh. Khi đó bạn nên có những giấy tờ bảo hành trong những thời gian như 1 - 2 năm. Bên cạnh đó nên lựa chọn những máy móc hiện đại, năng suất cao và có tuổi thọ từ 15-20 năm. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư 1 lần mà dùng lâu dài. Ngoài ra, những máy móc hiện đại còn được làm từ những chất liệu an toàn như inox cao cấp chính vì thế sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra.

3.4. Phương thức Marketing

Cách bán bánh mì đông khách là sử dụng nhiều cách thức để có thể truyền thông cho cửa hàng của bạn. Đơn giản nhất là những ưu đãi cho khách hàng như bán theo combo mua 3 tặng 1, giảm giá nhân ngày đặc biệt… Ngoài ra cần phải trang trí cửa hàng một cách đẹp mắt và ấn tượng để thu hút khách hàng đến cửa hàng.

Còn về phần Marketing cho những hoạt động online thì bạn cần phải có định hướng để xây dựng nội dung cho các nền tảng của mình một cách nhất quán. Chạy quảng cáo cho Fanpage của mình để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách thiết kế Website đẹp mắt.

3.5. Kế hoạch tài chính cụ thể

Khi kinh doanh cần có những kế hoạch tài chính rõ ràng và nắm được những cách điều khiển dòng tiền trong công việc. Vào những tháng đầu khi kinh doanh bạn phải chuẩn bị tâm lý là sẽ chịu lỗ vì vậy nên có những khoản tiền phòng hờ. Sau khi kinh doanh một thời gian thì bạn nên xem xét đến những cách để mở rộng quy mô kinh doanh của mình như mở thêm chi nhánh, cho nhượng quyền thương hiệu… Và để làm được điều này bạn cần phải có những kiến thức về tài chính và những kế hoạch trong tương lai một cách rõ ràng.

4. Những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh bánh mì

4.1. Doanh số không ổn định

Những khó khăn khi mở tiệm bánh mì đó là doanh số có thể không ổn định vào những khoảng thời gian ví dụ như đối với những người mới kinh doanh, những tháng đầu tiên doanh số không được đảm bảo vì chưa có nhiều khách hàng biết đến bạn. Hoặc có thể tùy vào vị trí bạn kinh doanh, nếu như bạn kinh doanh ở những địa điểm gần trường học thì vào thời gian học sinh nghỉ hè thì số lượng đơn bán ra không thể nào bằng lúc bình thường. Và để khác phục được tình trạng doanh số phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài thì bạn nên phát triển hệ thống bán hàng của mình bằng cách bán hàng đa kênh, tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook…

Những rủi ro khi kinh doanh bánh mì

Những rủi ro khi kinh doanh bánh mì

4.2. Giá nguyên liệu tăng

Giá nguyên liệu có thể thay đổi một cách bất ngờ và không thể dự báo trước được. Vì vậy bạn nên cần chuẩn bị tinh thần để có những phương án dự phòng khi giá nguyên liệu tăng cao đột ngột. Những lí do khiến giá nguyên liệu tăng như: dịch bệnh, mất mùa, giá xăng tăng,...Thường thì khoảng thời gian giá cả biến động kéo dài từ vài tháng hoặc nghiêm trọng hơn là giá không thể giảm về ban đầu vì lạm phát.

5. Những bí quyết kinh doanh bánh mì thành công

5.1. Xác định được hình thức kinh doanh phù hợp

Có 2 hình thức kinh doanh chính mà bạn có thể lựa chọn đó chính là kinh doanh online hoặc offline. Và tùy vào nhu cầu và năng lực của mỗi người mà sẽ có lựa chọn kinh doanh phù hợp. Sau đây là một số đặc điểm của từng loại kinh doanh bánh mì.

  • Kinh doanh online: Số vốn bỏ ra ít, có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như mặt bằng. Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên nhược điểm của loại hình kinh doanh này là gặp rủi ro về bảo mật tài khoản trên mạng xã hội, dễ gặp lừa đảo “boom” hàng. Ngoài ra cần phải có những nhân sự chuyên về mảng kinh doanh online để quản lý Fanpage và Website.

  • Kinh doanh offline: Dễ dàng mở rộng và phát triển mô hình của mình. Không sợ lừa đảo vì là mua hàng trực tiếp. Tuy nhiên nhược điểm đó chính là tốn nhiều chi phí để vận hành, bao gồm tiền mặt bằng, nhân viên…

5.2. Nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu về nhu cầu về thị trường là điều bắt buộc phải làm trước khi kinh doanh. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát được công việc kinh doanh của mình từ đó có những chiến lược phát triển đúng đắn.

5.3. Sẵn sàng thay đổi để phù hợp với khẩu vị người dùng

Một trong những cách để có được thiện cảm của khách hàng đó chính là lắng nghe họ. Thay đổi công thức của quán để phù hợp với khẩu vị người dùng, đặc biệt là đối với những món ăn địa phương. Ví dụ bạn đang kinh doanh món bánh mì xá xíu có nguồn gốc từ Đà Lạt nhưng khi bạn bán ở nơi khác thì phải có những biến tấu để phù hợp với khẩu vị người dùng mà vẫn giữ nguyên được vị truyền thống.

5.4. Đa dạng hóa thực đơn

Kinh nghiệm kinh doanh bánh mì đó là để thu hút thêm khách hàng thì bạn nên đa dạng hóa thực đơn của mình có thể như bán những loại nhân độc đáo hơn những cửa hàng khác. Hoặc có thể bán kèm theo nước, vì khi ăn bánh mì thường khô khan nắm được ý tưởng đó bạn có thể bán kèm theo nước giải khát. Bên cạnh đó bạn nên cập nhật những hướng mới của giới trẻ như bánh mì que, bánh mì thổ nhĩ kỳ…

5.5. Liên kết với các đối tác giao hàng

Thời đại công nghệ phát triển nên đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng giao hàng đồ ăn như Baemin, Shopee Food,... Vì thế các đơn vị kinh doanh cần hợp tác với các đối tác giao hàng để làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra, khi hợp tác với các đối tác giao hàng thì khách hàng còn có thể nhận được nhiều voucher khuyến mãi, giảm giá từ đó họ thích thú hơn với cửa hàng của mình.

Liên kết với các đối tác giao hàng

Liên kết với các đối tác giao hàng

6. Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh bánh mì

Doanh thu hàng tháng được khoảng bao nhiêu?

Thông thường khi bạn trừ hết chi phí mua nguyên vật liệu thì lãi suất khi bán ra sẽ được khoảng 60-70%.

Học làm bánh mì ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Để học làm các loại bánh mì không phải là quá khó, thời gian học làm bánh kéo dài khoảng nửa tháng ngày tùy vào năng lực của mỗi người. Giá thành học làm bánh không cố định nhưng nếu bạn học từ nhà cung cấp thiết bị làm bánh thì bao giờ giá thành cũng sẽ rẻ hơn so với học ở ngoài.

Ngoài ra hiện nay nhiều nhà cung cấp thiết bị làm bánh thường chuyển giao công nghệ làm bánh miễn phí khi bạn mua thiết bị của họ. Hoặc bạn có thể tham gia một khóa học làm bánh tại nhà.

7. Cách quảng bá và marketing khi kinh doanh bánh mì bạn cần biết

Sử dụng Haraweb để tối ưu kinh doanh online cho doanh nghiệp của bạn. Haraweb là 1 giải pháp xây dựng website bán hàng đa kênh trong hệ sinh thái các ứng dụng của Haravan. Haraweb giúp cho bạn tăng trưởng doanh thu thần tốc nhờ có các tính năng sau:

  • Đồng bộ bán hàng đa kênh

Kết nối với các sàn TMĐT Lazada, Shopee, Tiki. Hỗ trợ online Marketing thông minh.

Liên kết với công cụ quảng cáo Facebook, Zalo, Chatbot… Quảng cáo mua sắm thông minh với Google Smart Shopping.

  • Up-sale hiệu quả

Có thể điều chỉnh các coupon giảm giá, combo, chương trình khuyến mãi… linh hoạt và đơn giản. Bán hàng nhiều hơn với các tính năng review, gợi ý sản phẩm liên quan, bán chéo...

  • Tổng hợp báo cáo đa kênh trực quan

Báo cáo tiêu chuẩn: bán hàng, tồn kho, lợi nhuận, vận chuyển... Báo cáo theo nhu cầu thực tế: theo nhóm khách hàng,...

Haraweb giúp bạn tăng trưởng doanh thu

Haraweb giúp bạn tăng trưởng doanh thu

Kết luận

Vậy là những bí quyết kinh doanh bánh mì đã được Haravan bật mí trong bài viết trên, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong con đường kinh doanh. Ngoài ra, để có thể tăng trưởng doanh số nhanh chóng hãy tìm hiểu về Haraweb - giải pháp kinh doanh online đáng tin cậy nhé.

> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: