Khi bắt đầu việc kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất. Việc xác định một cách chính xác lợi nhuận là một phần thiết yếu trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đó cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp quyết định mức giá của hàng hóa và dịch vụ, mức lương của nhân viên và hơn thế nữa. Vậy lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận như thế nào để chuẩn xác? Cùng khám phá ngay nhé!
1. Hiểu về lợi nhuận
1.1 Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh
Lợi nhuận được định nghĩa như là “tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí”, lợi nhuận là số tiền mà một doanh nghiệp thu được trong suốt kỳ kế toán nhất định. Nói chung, đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì lợi nhuận thu về càng nhiều càng tốt vì chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tái đầu tư và phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư.
1.2 Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những yếu tố giúp phản ánh và đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rằng doanh nghiệp có đang kinh doanh tốt hay không, hoạt động bán hàng có tốt hay không,... Thông qua đó, chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình và đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận, đó cũng là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì họ sẽ có thể thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí cố định trong suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cân đối được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu như không có sự đóng góp của những nhân viên, người lao động. Do đó khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận càng cao thì người lao động cũng nhận được nhiều lợi ích hơn như nhận được những khoảng tiền thưởng, tiền lương cao hơn. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên tăng cao hơn, và hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động
Đối với nền kinh tế chung
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sẽ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, khi doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức thuế nộp cũng sẽ cao hơn. Từ khoản thu này sẽ giúp cho quốc gia tạo nên ngân sách góp phần xây dựng mục đích công cộng. Do đó, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì nền kinh tế đất nước cũng phát triển vững mạnh hơn.
> Xem thêm: 9 chiến thuật tăng lợi nhuận nhanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3 Các loại lợi nhuận quan trọng mà bạn phải biết:
Lợi nhuận là rất quan trọng với doanh nghiệp, tuy nhiên có nhiều loại lợi nhuận với những cách tính và ý nghĩa khác nhau mà bạn cần nắm rõ.
Lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế, là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi mọi chi phí tạo ra sản phẩm bao gồm cả thuế doanh nghiệp. Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0 và càng cao thì lợi nhuận thu về càng lớn ngược lại nếu giá trị này nhỏ hơn 0 thì công ty có nguy cơ mất vốn và phá sản buộc nhà quản trị phải nhanh chóng tìm một hướng đi mới và xây dựng chiến lược kinh doanh mới cho công ty.
Lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch trong thu nhập sau khi trừ đi lượng vốn dịch vụ chi phí phát sinh từ quá trình sản xuất thành thành phẩm và hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Lợi nhuận gộp thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của công ty trong quản lý lao động sản xuất và kinh doanh.
Lợi nhuận bình quân là tổng lợi nhuận chia cho sản xuất hoặc tổng lợi nhuận của từng thời kỳ chia cho số kỳ. Đó là cách giúp công ty xác định tỷ lệ lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc bán trên thị trường. Nó có thể được coi là lợi nhuận thông thường khi lợi nhuận kinh tế bao gồm cả chi phí cơ hội bằng không.
Lợi nhuận trước thuế theo cách hiểu kế toán gọi là EBIT là lợi nhuận mà công ty thu được sau khi trừ các khoản chi cho hoạt động kinh doanh nhưng không bao gồm tiền thuế phải nộp cho cơ quan thuế và tiền trả lãi vay. Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch lãi hoặc lỗ kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế hay còn được gọi là lợi nhuận ròng là một tỷ lệ hoạt động tài chính được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần. Tức là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm cả thuế doanh nghiệp.
2. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận:
Vậy những yếu tố nào sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp?
Là những yếu tố xuất phát từ phía doanh nghiệp, nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, như nguồn nhân lực, năng lực quản lý, chất lượng cùng với giá thành sản phẩm.
Là những yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp khó dự đoán trước được và không thay đổi được những yếu tố này, chỉ có doanh nghiệp thay đổi để thích nghi, những yếu tố đó như các đối thủ cạnh tranh, thị trường yếu tố đầu vào, sự phát triển khoa học kỹ thuật, các chính sách do nhà nước đề ra.
3. Tính Lợi nhuận cho Doanh nghiệp
3.1 Bắt đầu với tổng số thu nhập của doanh nghiệp bạn đang quản lý
Để tính được lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn sẽ bắt đầu bằng việc cộng tất cả tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định (một quý, một năm, một tháng,...). Tính tổng doanh thu bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đang được đề cập đến. Việc này có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm cả doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp, các khoản thanh toán từ các thành viên, hoặc, thanh toán từ các cơ quan của chính phủ, thuế, phí, doanh thu từ việc bán bản quyền,...
Tính tổng số thu nhập của doanh nghiệp
Lưu ý rằng bạn cần trừ ra bất kỳ khoản tiền nào đã hoàn lại cho khách hàng do trả hàng bán hay do tranh chấp để việc tính tổng thu nhập của bạn chính xác hơn.
- Tính toán lợi nhuận của 1 doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn bằng ví dụ sau đây. Giả sử chúng ta sở hữu một công ty xuất bản với quy mô nhỏ. Trong tháng rồi, doanh thu bán lẻ sách trong khu vực là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng bán bản quyền một số sách với trị giá 7 triệu và đồng thời nhận 3 triệu từ các nhà bán lẻ sách về tài liệu quảng cáo chính thức. Nếu trên đây là tất cả các nguồn doanh thu của công ty, chúng ta có thể tính tổng thu nhập là 20 + 7 + 3 = 30 triệu.
3.2 Tính tổng chi phí kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán nhất định
Chi phí kinh doanh có thể rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. Nói chung, tổng chi phí kinh doanh thể hiện tất cả số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kế toán đã xác định. Hãy xem phần mô tả bên dưới về chi tiết các khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu khi hoạt động bình thường.
- Trong ví dụ của chúng ta, giả sử việc kinh doanh phải chi ra hết 13 triệu đồng trong tháng để kiếm được 30 triệu thu nhập. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng 13 triệu như là tổng chi phí để tạo ra thu nhập đó.
3.3 Trừ tổng chi phí với tổng thu nhập
Khi bạn tính được giá trị chính xác của tổng thu nhập và chi phí kinh doanh, việc tính lợi nhuận sẽ dễ dàng. Đơn giản là bạn chỉ cần trừ thu nhập với chi phí để tính được lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận kinh doanh mà bạn có được thể hiện số tiền mà bạn đã kiếm được trong khoảng thời gian nhất định. Số tiền này được các chủ doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích. Họ có thể tái đầu tư số tiền này vào hoạt động kinh doanh, sử dụng nó để trả nợ vay, trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm.
Trừ tổng chi phí với tổng thu nhập
- Trong ví dụ của chúng ta, khi chúng ta đã có những con số chính xác, cụ thể về thu nhập và chi phí, việc tính lợi nhuận kinh doanh là hoàn toàn đơn giản. Trừ thu nhập với chi phí của doanh nghiệp 30 triệu - 13 triệu, chúng ta sẽ thu được lợi nhuận là 17 triệu. Nếu chúng ta là chủ doanh nghiệp, ta có thể sử dụng số tiền này để mua một máy in mới cho công ty xuất bản của mình nhằm tăng số lượng sách mà chúng ta có thể in và tăng khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty về lâu dài.
3.4 Lưu ý rằng lợi nhuận mang giá trị âm được gọi là “lỗ thuần”
Thay vì nói rằng công ty có lợi nhuận âm, chúng ta thường nói công ty bị “thua lỗ trong hoạt động kinh doanh” hay công ty có “lỗ thuần trong hoạt động kinh doanh (NOL)”. Nếu công ty tạo ra lợi nhuận âm, điều này có nghĩa là, trong khoảng thời gian tính toán, công ty đã tiêu nhiều tiền hơn số tiền mà nó kiếm được. Đối với hầu hết các công ty việc tạo ra lợi nhuận âm là điều nên tránh, cho dù trong thời gian đầu hoạt động của công ty, đôi khi việc bị lỗ là không thể tránh khỏi. Trong trường hợp lỗ thuần, doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí lãi vay cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc tăng thêm vốn từ nhà đầu tư.
- Khoản lỗ thuần không nhất thiết thể hiện doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm (mặc dù trường hợp này cũng “có thể” xảy ra). Thường các doanh nghiệp bị lỗ khi họ đang chịu một khoản chi phí một lần ban đầu nào đó khá lớn (như chi phí mua văn phòng, xây dựng một chi nhánh mới, v.v…) cho đến khi bắt đầu có lợi nhuận. Chẳng hạn, Amazon.com đã không tạo ra được đồng lợi nhuận nào trong 9 năm (1994-2003) trước khi nó bắt đầu thu được lợi nhuận sau đó.
3.5 Tra cứu các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
Khi việc tính toán lợi nhuận trở nên đơn giản hơn, phần khó nhất trong việc xác đinh lợi nhuận của một doanh nghiệp là xác định chính xác thông tin doanh thu và chi phí. Thật may là hầu hết doanh nghiệp đều phải công bố các tài liệu kế toán như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liệt kê rõ nguồn gốc các khoản thu nhập và chi phí.
Tra cứu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kê khai chi tiết nguồn gốc các khoản thu và chi cũng như có “một dòng cuối” ghi nhận tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Sử dụng những thông tin có được trong báo cáo hoạt động kinh doanh này ta hoàn toàn có thể tính toán được chính xác tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
4. Phân tích Doanh thu và Chi phí
4.1 Bắt đầu với giá trị doanh thu thuần của doanh nghiệp
Trong khi lợi nhuận được xác định dễ dàng bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì hai đại lượng này được xác định từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do đó, nếu bạn bắt đầu tính lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn có thể phải làm việc với nhiều nguồn số liệu khác nhau hơn là chỉ sử dụng một nguồn số liệu. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu và chi phí theo từng phần. Bắt đầu với doanh thu thuần — là số tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu và khoản chi phí cho hàng bị hỏng hay bị lỗi.
- Để minh họa cho việc phân tích thu nhập và chi phí, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử rằng chúng ta sở hữu một công ty nhỏ sản xuất giày thể thao cao cấp. Trong quý này, chúng ta bán được 350 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta mất 10 triệu đồng cho việc thu hồi một số sản phẩm. Chúng ta cũng phải trả lại 2 triệu cho hàng bán bị trả lại và chiết khấu liên quan đến các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh thu thuần của công ty là 350 – 10 – 2 = 338 triệu đồng.
4.2 Trừ giá vốn hàng bán để xác định tổng thu nhập
Các doanh nghiệp phải chi tiền để tạo ra tiền. Sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu, và doanh nghiệp cần phải trả chi phí nguyên vật liệu này và nhân công, có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn chi phi để làm ra sản phẩm họ cần bán. Những chi phí này được gọi là giá vốn hàng bán (COGS). Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, nhưng không gồm các chi phí gián tiếp như chi phí phân phối, vận chuyển, và lực lượng bán hàng. Trừ giá vốn hàng bán cho doanh thu thuần để xác định tổng thu nhập.
Trừ giá vốn hàng bán để xác định tổng thu nhập
Trong ví dụ ở công ty giày thể thao, công ty cần mua vải và cao su đề sản xuất giày và cũng cần trả tiền cho công nhân nhà máy vận chuyển các vật liệu này vào kho. Giả sử chúng ta mất 30 triệu đồng mua vải và cao su, và mất 35 triệu đồng trả cho công nhân vận chuyển cho quý này, thu nhập ròng sẽ là 338 – 30 – 35 = 273 triệu đồng.
Lưu ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp đang tính không bán bất cứ sản phẩm cụ thể hữu hình nào (ví dụ như công ty tư vấn), chi phí tạo ra doanh thu được coi như là giá vốn hàng bán sẽ được sử dụng. Chi phí tạo ra doanh thu bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như chi phí nhân công và hoa hồng trên doanh thu, nhưng không bao gồm các chi phí gián tiếp như tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện nước,…
4.3 Trừ ra tất cả chi phí hoạt động
Các doanh nghiệp không chỉ tốn chi phí để bán được sản phẩm và/hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, họ cũng tốn chi phí trả lương cho nhân viên, lập quỹ cho hoạt động quảng bá sản phẩm, và chi phí điện nước. Những chi phí này được gọi là chi phí hoạt động và được định nghĩa như là những chi phí cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động, các doanh nghiệp vẫn phải tốn những chi phí này dù sản phẩm có được bán ra hay dịch vụ có được thực hiện hay không.
- Trở lại ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chúng ta trả lương cho nhân viên không liên quan đến việc sản xuất là 120 triệu đồng. Chúng ta cũng trả 10 triệu tiền thuê nhà và điện nước, và trả 5 triệu cho việc quảng cáo trên tạp chí. Nếu tất cả những chi phí này đều là chi phí hoạt động, chúng ta sẽ trừ như sau 273 – 120 – 10 – 5 = 138 triệu đồng.
4.4 Trừ ra chi phí khấu hao/chi phí phân bổ theo kỳ
Khi bạn trừ chi phí hoạt động ra khỏi chi phí, bạn sẽ trừ cả chi phí khấu hao và chi phí phân bổ. Chi phí khấu hao và chi phí phân bổ là những chi phí có liên quan với nhau (nhưng không giống nhau). Khấu hao (Depreciation) thể hiện sự giảm giá trị của các tài sản cố định hữu hình như thiết bị và dụng cụ do hao mòn trong quá trình hoạt động bình thường trong vòng đời của tài sản, trong khi đó chi phí phân bổ (amortization) thể hiện sự giảm giá trị của tài sản cố định vô hình như bằng sáng chế và bản quyền trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
Chi phí khấu hao tài sản
- Trong ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chiếc máy được sử dụng để sản xuất giày thể thao có giá là 100 triệu và sử dụng trong 10 năm. Chi phí khấu hao theo đường thẳng của chiếc máy là 10 triệu/năm, hoặc 2,5 triệu/quý. Nếu chi phí khấu hao/phân bổ chỉ có như vậy, chúng ta có thể tính thu nhập hoạt động sản xuất trong quý như sau: 138 – 2,5= 135,5 triệu đồng.
4.5 Trừ ra tất cả những chi phí khác
Kế tiếp, bạn sẽ tính những chi phí đặc biệt phát sinh mà không thể tính vào hoạt động kinh doanh bình thường được. Những chi phí này có thể gồm tiền lãi vay, tiền trả nợ, mua tài sản mới, và những chi phí khác. Chúng có thể sẽ khác nhau trong mỗi kì kế toán, đặc biệt nếu chiến lược kinh doanh của công ty có thay đổi.
- Chúng ta giả định rằng công ty giày thể thao vẫn đang trả nợ gốc cho khoản vay từ lúc bắt đầu kinh doanh. Trong quý rồi, chúng ta trả 10 triệu tiền nợ vay. Chúng ta cũng mua một máy sản xuất giày mới với giá 20 triệu. Nếu đây là tất cả chi phí bất thường trong quý, chúng ta có thể trừ như sau: 135,5 - 10 - 20 = 105,5 triệu đồng.
4.6 Cộng vào bất kỳ khoản doanh thu đặc biệt nào
Ngoài những chi phí bất thường, doanh nghiệp cũng có những nguồn doanh thu đặc biệt khác. Những nguồn này có thể gồm những thương vụ với các công ty khác, chẳng hạn doanh thu từ việc bán tài sản cố định hữu hình như thiết bị, và doanh thu từ tài sản cố định vô hình như tiền bản quyền, thương hiệu.
- Giả sử, trong quý rồi, chúng ta đã bán một chiếc máy làm giày cũ với giá 5 triệu đồng và cho phép một công ty quảng cáo khác sử dụng nhãn hiệu của công ty với phí là 10 triệu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ cộng thêm những khoản doanh thu đặc biệt này vào tổng thu nhập: 105,5 + 5 + 10 = 120,5 triệu đồng.
4.7 Trừ thuế để xác định thu nhập ròng
Cuối cùng, sau khi tất cả doanh thu và chi phí được tính toán, chi phí thuế sẽ được trừ vào doanh thu để xác định thu nhập ròng. Lưu ý rằng doanh nghiệp có thể chịu nhiều loại thuế (ví dụ, một công ty có thể phải trả cả thuế nhà nước và thuế địa phương). Thêm vào đó, mức thuế suất có thể thay đổi tùy vào nơi hoạt động của công ty và lợi nhuận nó kiếm được. Sau khi trừ chi phí thuế vào phần lợi nhuận thu được, ta sẽ có thu nhập ròng của công ty, đây là mức thu nhập sẽ được người chủ doanh nghiệp sử dụng.
Trừ thuế để xác định thu nhập ròng
- Trong ví dụ của chúng ta, giả sử rằng, dựa trên mức thu nhập chịu thuế của kì trước, chúng ta phải đóng thuế hết 30 triệu đồng. Trừ 120,5 – 30 = 90,5 triệu đồng. Đây là con số thể hiện thu nhập thuần/ròng của doanh nghiệp, hay có thể nói 90,5 triệu đồng là lợi nhuận trong quý của công ty. Không phải thấp!
5. Cách giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận
Lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng của tất cả doanh nghiệp trong kinh doanh, một số cách dưới đây có thể giúp tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Phát triển nguồn khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng chính là những đối tượng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm của bạn. Việc phát triển khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thực sự sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển nguồn khách hàng tiềm năng cần thực hiện các quảng cáo thông qua tạp chí, đài truyền hình, mạng xã hội,…
Tăng doanh thu, giảm chi phí
Cắt giảm những chi phí không cần thiết, loại bỏ sản phẩm không bán chạy, những sản phẩm kém chất lượng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó tăng doanh thu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp bán combo nhiều hơn, tăng giá trị trên mỗi đơn hàng của khách hàng.
Hạn chế hàng tồn kho quá nhiều
Hạn chế hàng tồn kho quá nhiều
Giúp doanh nghiệp giảm chi phí hàng tồn kho, từ đó tăng lợi nhuận, đối với những doanh nghiệp phải thuê kho ngoài sẽ giúp tối ưu diện tích và tiết kiệm chi phí thuê kho bãi. Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, bạn có thể tham khảo và đăng ký dùng thử miễn phí ngay phần mềm quản lý kho hàng hóa Haravan.
Điều chỉnh tăng tỷ suất lợi nhuận: Các cách để doanh nghiệp tăng tỷ suất lợi nhuận là: không áp dụng chiết khấu, cung cấp mặt hàng có thương hiệu riêng, quảng cáo trực tiếp qua mạng và thư điện tử.
6. Kết luận
Chắc hẳn sau nội dung này các bạn đã hiểu rõ về lợi nhuận là gì, có những loại lợi nhuận nào và cách để tính lợi nhuận siêu chuẩn, bởi lẽ lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh và ảnh hưởng đến quyết định sống còn của một doanh nghiệp.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: