9 chiến thuật tăng lợi nhuận nhanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

“ Muốn tăng trưởng nhanh nhưng lại không có lợi nhuận và vì thế, không có lợi thế cạnh tranh nào cả. Phải đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.”

Đó là lời chia sẻ của Michael Porter - cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, giáo sư hàng đầu của ĐH Harvard trong hội thảo “Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay”. Khi điều hành một doanh nghiệp, đặc biệt với quy mô nhỏ, lợi nhuận là điều quan trọng hàng đầu. Nếu không có dòng tiền liên tục từ một nguồn ổn định, các doanh nghiệp không có lợi nhuận sẽ không thể duy trì và hoạt động bền vững. Bên cạnh các chiến lược về giá, Haravan sẽ tổng hợp 9 chiến lược khác giúp bạn thúc đẩy lợi nhuận.

1. Thu hút lượng khách hàng tiềm năng

Ngoài việc tăng giá, một lựa chọn phù hợp khác để gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp nhỏ là tìm thêm khách hàng. Bạn có thể thực hiện các chiến dịch Referral Marketing hoặc các hình thức tiếp thị khác để thu hút thêm lượng khách hàng.

Kya Jewel được hưởng ứng với chiến dịch Referral Marketing

Một trong những cách hiệu quả để thu hút thêm khách hàng mới là khuyến khích khách hàng hiện tại tham gia vào chương trình tiếp thị giới thiệu. Đây là cách làm phổ biến mà Paypal, Momo hay Tiktok đã thực hiện rất thành công. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhỏ không thể áp dụng. Thực tế, Kya Jewel đã thu hút được một lượng lớn tương tác nhờ vào phần thưởng hấp dẫn và quy trình thực hiện dễ dàng.

Chương trình tiếp thị giới thiệu của Kya Jewel

Chương trình tiếp thị giới thiệu của Kya Jewel

2. Thu thập thêm khách hàng tiềm năng và tiếp thị cho họ

Tiếp thị và giới thiệu doanh nghiệp chỉ là bước khởi đầu trong quá trình thu hút khách hàng mới. Phần tiếp theo của quy trình là thu thập thông tin liên hệ, tiếp cận với khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường không dành đủ thời gian cho bước quan trọng này. Nhân viên sale chỉ tiếp cận và tư vấn khách hàng 2 lần trong khi một nửa trong số tổng doanh số bán hàng có được sau lần tư vấn thứ 5.

Việc thu hút người dùng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo sẽ tốn kém thời gian và chi phí, vì thế hãy đảm bảo mình đã tối ưu hóa việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại.

>> Xem thêm: Top 10 cách xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng online hiệu quả

Thu thập thêm khách hàng tiềm năng và tiếp thị cho họ

3. Tăng quy mô đơn đặt hàng trung bình

Những khách hàng đã mua sắm tại doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị thuyết phục để quay lại mua thêm hoặc sử dụng dịch vụ. Do đó, có thể nói khách hàng hiện tại là một trong những nguồn mang lại doanh thu tốt nhất.

Bạn có thể quảng cáo chéo các sản phẩm hoặc dịch vụ khác cho khách hàng. Nếu có thể, hãy giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá cao hơn để gia tăng doanh thu. Điều quan trọng là cho khách hàng lý do vì sao họ nên mua những sản phẩm có giá cao hơn: Có thể vì nhiều tính năng, thao tác tiện lợi hơn hoặc mang lại một giá trị nào đó tốt hơn các loại khác.

>> Xem thêm: 8 Cách đơn giản để tăng giá trị đơn hàng

4. Tăng cường thêm sản phẩm hoặc dịch vụ mới

Cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung, hỗ trợ hoặc gắn liền với những sản phẩm hiện có là một cách dễ dàng để tăng quy mô đơn đặt hàng và thu hút nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể khảo sát khách hàng hiện tại về loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ trải nghiệm để xác định được đâu là loại sản phẩm/dịch vụ cần cho ra mắt để mang lại giá trị cao nhất.

Lam Thảo Cosmetics - Tăng độ phủ thương hiệu nhờ đa dạng hoá sản phẩm

Với hơn 300 sản phẩm thuộc các danh mục và nhãn hàng khác nhau, trải dài theo quy trình trang điểm và chăm sóc da của khách hàng, Lam Thảo Cosmetics đã trở thành thương hiệu quen thuộc với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, Lam Thảo Cosmetics còn có các dòng sản phẩm phụ kiện làm đẹp, phụ kiện điện thoại và vật dụng cá nhân. Điều này chứng tỏ thương hiệu rất am hiểu khách hàng của mình. Nhận thấy đối tượng đa số là phụ nữ và các bạn gái trẻ, thích sự đáng yêu và nhanh thay đổi phụ kiện, Lam Thảo đã mở rộng danh mục sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và gia tăng sự có mặt của thương hiệu trong cuộc sống của họ.

Lam Thảo Cosmetics - Tăng độ phủ thương hiệu nhờ đa dạng hoá sản phẩm

Giao diện website chuẩn kinh doanh của Lam Thảo Cosmetic

>> Đọc thêm: 7 cách tiếp thị sản phẩm mới hiệu quả

5. Cắt giảm chi phí

Cắt giảm chi phí có thể bao gồm việc chuyển sang một nhà cung cấp ít tốn kém hơn, chi tiêu ít hơn cho vật tư, giảm nhân viên hoặc giờ làm việc của nhân viên. Bạn có thể cân nhắc chi phí cho các chiến dịch quảng cáo. Việc phân bổ chi phí hợp lý sao cho tối ưu hoá hiệu quả quảng cáo là bài toán không dễ dàng đối với chủ doanh nghiệp. Trong vài trường hợp, việc cắt giảm nhân sự là cần thiết cho doanh nghiệp. Bạn cần tính toán tỷ lệ năng suất của nhân sự bằng cách cộng tổng tiền lương và các chi phí liên quan đến bảng lương, sau đó chia kết quả cho số doanh thu mà họ mang lại. Nếu tỷ lệ năng suất/doanh thu lớn hơn 100 phần trăm, có thể đã đến lúc bắt đầu xem xét đến việc cắt giảm.

Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?

>> Xem ngay: Làm thế nào để giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

6. Giảm chi tiêu vào các sản phẩm, dịch vụ không mang lại lợi nhuận

Doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc xem xét ngân sách cho từng hạng mục: sản phẩm, dịch vụ, chi phí liên quan. Không phải mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều có thể mang lại lợi nhuận, vì vậy việc kiểm tra lại toàn bộ doanh nghiệp có thể giúp bạn tìm ra các loại hàng không mang lại giá trị cao và hạn chế chi tiêu quá nhiều vào sản phẩm, nên tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao bất cứ khi nào có thể.

7. Tối ưu hoá vận hành, tập trung vào các sản phẩm mang lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cũng nên kiểm tra doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả như thế nào. Khi xem xét các hoạt động liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, điều quan trọng là xem việc vận hành và thực hiện các chiến dịch đã được tối ưu hoá chưa.

Sẽ tốt hơn nếu bạn chi tiêu nhiều tiền hơn vào những lĩnh vực đang mang lại nhiều doanh thu. Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí còn muốn xem xét cắt giảm các sản phẩm hoặc dịch vụ tốn nhiều chi phí để duy trì nhưng không mang lại doanh thu.

8. Giám sát mức tồn kho

Lưu trữ tồn kho đôi khi tốn kém nhiều chi phí hơn bạn nghĩ. Điều quan trọng là phải theo dõi mức độ thay đổi tồn kho liên tục. Nhiều doanh nghiệp nhỏ còn đang quản lý sản phẩm theo cách thủ công, nghĩa là nhân viên đi check hàng và cập nhật vào sổ hoặc file báo cáo hàng ngày. Điều này không chỉ tốn nhân công mà còn không đạt hiệu quả cao.

>> Tham khảo ngay: Quản lý kho là gì? 10 cách quản lý kho hiệu quả không thể bỏ qua

Bé Bồng - Sản phẩm đặc thù đi cùng với cách quản lý tối ưu

Bé Bồng là cửa hàng trực tuyến với các sản phẩm mẹ và bé. Tham gia vào hành trình đặc biệt của người mẹ, Bé Bồng hiểu được tâm lý của các bậc phụ huynh: muốn dành những điều tốt nhất cho con và thuận tiện mua sắm đầy đủ hàng cần thiết tại 1 nơi. Có những sản phẩm phổ biến mà hầu hết khách hàng sẽ mua như sữa bột, bỉm tã cho bé,..cần kiểm tra tồn kho thường xuyên để đảm bảo luôn có hàng trên website. Việc có một hệ thống quản lý tồn kho, cập nhật đơn hàng giúp Bé Bồng chủ động hơn trong việc kinh doanh và giảm tình trạng khách rời đi vì hết hàng.

Bé Bồng - Sản phẩm đặc thù đi cùng với cách quản lý tối ưu

9. Tìm cách gia tăng ROI

Lợi nhuận đầu tư có thể hiểu là tỷ lệ % lợi nhuận thu được so với khoản chi phí mà bạn đang đầu tư. Có nhiều cách marketing một doanh nghiệp, nhưng không phải phương pháp nào cũng hoạt động tốt cho mọi loại hình kinh doanh.

Chủ doanh nghiệp nên đánh giá từng phương pháp quảng cáo mà họ đang sử dụng để xem bên nào mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể đã đến lúc loại bỏ một hoặc hai chiến dịch để tập trung nhiều hơn vào những chiến dịch hàng đầu mang lại cho bạn ROI lớn nhất trên số tiền quảng cáo đã đầu tư.

Với doanh nghiệp kinh doanh online, việc chạy quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads sẽ giúp Website có được thứ hạng đầu tiên, tiếp cận với người dùng tốt hơn và phát triển ROI. Kết hợp với việc tương tác khách hàng qua Livestream sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Điều quan trọng là phải thực hiện các kiểm tra, thống kê thường xuyên đối với doanh nghiệp để hiệu chỉnh và tối ưu các chiến dịch, phương thức quảng cáo ngay cả khi bạn không gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận.

>> Xem thêm: Cách tính ROI của chiến dịch KOL

---

Với nền tảng website Haravan, người kinh doanh có thể xây dựng website kinh doanh đa kênh chuyên nghiệp nhanh chóng với chi phí hợp lý. Website đã tích hợp đủ mọi tính năng (thanh toán, giao hàng, bảo mật, báo cáo, livechat,...) để bán hàng ngay. Kết nối với các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki... để quản lý bán hàng đa kênh tiện lợi và tăng trưởng vượt bậc.

Bên cạnh đó, Haravan mang đến hơn 200 giao diện đẹp mắt phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Website thân thiện với thiết bị di động, chuẩn SEO, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn giúp tối ưu tốc độ tải trang để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Cùng với Google Smart Shopping được tích hợp sâu vào hệ thống website, nhà bán hàng chỉ cần nhấp vài click là có thể tạo một chiến dịch quảng cáo Google Smart Shopping, tối ưu và quản lý hiệu quả một cách dễ dàng.

Vẫn còn rất nhiều tính năng vượt trội khác từ nền tảng website Haravan. Tạo website cho shop của bạn và trải nghiệm 14 ngày dùng thử MIỄN PHÍ ngay.

Xem thêm:

Bạn đã Tính chính xác Lợi nhuận của công ty, cửa hàng của mình chưa?

Vì sao cần dự báo doanh thu bán hàng?

10 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bạn cần biết

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

6 giải pháp tối ưu chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mùa Covid

02/08/2021 Gia Phương

3 rủi ro thương hiệu khi bán hàng online và 5 giải pháp khắc phục

20/08/2021 My MKT

[Case Study] Phương pháp Hợp tác bán hàng Online với KOLs & KOC từ tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal năm 2021

04/10/2021 Ngân Phạm MKT