Bán hàng online là cụm từ khoá mà mọi người kinh doanh đều nghĩ tới khi bắt đầu con đường cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường. Thời đại công nghệ 4.0 cùng với đại dịch Covid-19 làm tỷ lệ bán hàng online ngày một gia tăng mạnh mẽ.
1. Tiềm năng của thị trường bán hàng online
Giao diện website sàn TMĐT Lazada
Năm 2020 hầu hết mọi doanh nghiệp đều “thở oxy” vì đại dịch, nhưng lại là một bức tranh màu hồng với các app bán hàng online.
Báo cáo quý 2/2021 của Lazada cho thấy, lượng khách hàng truy cập mỗi ngày tăng gấp đôi, lượng đơn hàng tăng gấp ba và lượng người mua sắm qua Lazada tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Tiki thì cho biết trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, nhu cầu mua sắm không hề giảm mà tăng 15% so với hai tháng cao điểm cuối năm 2019, có đến 50% người dùng trên Tiki là khách hàng mới. Điều này cho thấy dịch bệnh Covid đã thúc đẩy nhanh hành vi mua hàng online.
Thống kê và dự báo nền kinh tế Internet Việt Nam (nguồn: Vietnam e-Conomy SEA 2020)
Năm 2020 bán hàng online đạt 14 tỷ đô la Mỹ, Chính phủ Việt nam ban hành kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 (xem tại đây) với ước tính 35 tỷ USD, nhưng theo dự báo của Google, con số này có thể đạt 45 tỷ USD. (xem Vietnam e-Conomy SEA 2020)
Tất cả những số liệu trên cho thấy, thị trường bán hàng online, hứa hẹn sẽ phát triển rực rỡ và mở rộng lớn mạnh trong tương lai, điều này đem đến những cơ hội lớn cho nhà phát triển ứng dụng và nhà bán hàng.
Nhưng bức tranh màu hồng này, có thực sự đem lại lợi ích lâu dài, tới những người mang trong mình khát khao xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp? khát khao đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những lo lắng của nhà kinh doanh trước sự phát triển vũ bão của thị trường bán hàng online.
2. Ba rủi ro thương hiệu khi bán hàng online
2.1 Xây dựng nhận thức thương hiệu không phù hợp
Quá tập trung vào doanh số bán hàng online, thương hiệu sẽ không xây dựng định vị đúng
Nhận thức thương hiệu là một quá trình dài, được đầu tư và xây dựng kỹ lưỡng. Khi bán hàng online, do bị thu hút bởi lợi nhuận và doanh số hấp dẫn, điều này là một cạm bẫy với hầu hết những thương hiệu không hiểu rõ về mục tiêu của mình. Điều quan trọng của những thương hiệu mạnh và thương hiệu hàng đầu, chính là tập trung xây dựng nhận thức, định vị rõ ràng và nhất quán, sau đó mới dùng những chiến thuật marketing chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.
Quá tập trung vào bán hàng online, tiếp cận khách hàng với những chương trình giảm giá, kích cầu, chiến thuật marketing liên tục, sẽ xây dựng nhận thức thương hiệu là một đơn vị bán lẻ, điều này không giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt và cũng không dẫn đầu trong nhận thức của khách hàng, không tạo dựng định vị thương hiệu khác biệt, vì rõ ràng rằng, ai cũng có thể giảm giá, ai cũng có thể bán hàng, cũng đều tin về chất lượng, thành phần sản phẩm của chính mình.
2.2 Xung đột hệ thống kênh phân phối
Xung đột hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối là một hệ thống cung ứng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường. Thành phần đảm bảo hệ thống này hoạt động bền vững, gồm: cấu trúc, những cam kết, quy định và chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
Có thể nhận thấy nhiều thương hiệu quan tâm tới lợi ích ngắn hạn, đạt mục tiêu doanh số, chấp nhận tự đứng ra phân phối, bán hàng online, điều này về lâu dài làm xói mòn văn hoá, triệt tiêu niềm tin của hệ thống phân phối đang tham gia.
Cùng với đó là giá bán, các chương trình khuyến mãi, xung đột nhau ở đa kênh, tạo nhận thức không tốt, về chuẩn mực đạo đức kinh doanh, gây tổn hại rất lớn tới sự phát triển bền vững của thương hiệu. Hình thành tư duy làm việc cùng nhau “mua-bán”, không nhận được sự đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau trong tầm nhìn, văn hoá, đạo đức. Hệ thống phân phối xung đột, đứt gãy, dễ dàng bị thu hút bởi những thương hiệu đối thủ khác, bởi thương hiệu không cho họ lý do để trung thành.
2.3 Không thể kiểm soát hình ảnh thương hiệu
Không thể kiểm soát được hình ảnh thương hiệu
Bán hàng online qua nhiều sàn, nền tảng quá nhanh dẫn đến tình trạng hình ảnh thương hiệu không đồng nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi đôi khi không theo kịp phản hồi về sản phẩm, nhiều kênh phân phối tự quyết định phân phối sản phẩm qua những kênh của riêng mình, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hình ảnh thương hiệu, không kiểm soát được giá bán. Nguy hiểm hơn khi thương hiệu được tư vấn bởi một người chưa qua đào tạo kỹ lưỡng.
Đáng ngại hơn khi quá tập trung vào mục tiêu doanh số, theo đuổi sự tăng trưởng mà chấp nhận bỏ qua những phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng, hình ảnh thương hiệu được truyền đi không đồng nhất, kết quả khách hàng có những suy nghĩ không phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược, không phù hợp với văn hoá thương hiệu.
>> Xem thêm: 6 cách để cải thiện hình ảnh và tạo nhận diện thương hiệu
3. 5 giải pháp khắc phục rủi ro thương hiệu khi bán hàng online
3.1 Xác định rõ nền tảng
Mô hình hình thức bán lẻ (nguồn: Vũ Agency)
Việc xác định rõ hình thức phân phối và nền tảng bán lẻ trước khi bán hàng online giúp định hướng toàn bộ chiến lược thương hiệu, chiến lược kinh doanh, cấu trúc kênh phân phối. Không xác định rõ nền tảng, dẫn đến gây nhầm lẫn mục tiêu. Nhầm lẫn giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật gây hoang mang trong nội bộ và chính người sáng lập thương hiệu mỗi ngày.
3.2 Thể hiện mình là thương hiệu dẫn đầu
Tầm nhìn chiến lược thương hiệu From Caudat (nguồn: Vũ Agency)
Hãy luôn thể hiện mình là một thương mạnh, thương hiệu dẫn đầu trong ngành mà mình hoạt động. Xây dựng cẩm nang, hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, truyền thông tới nội bộ và đối tác. Không nên truyền thông bán sản phẩm, quá tập trung giới thiệu tính năng sản phẩm, điều đó là bình thường vì đối thủ của bạn cũng sẽ làm được.
>> Xem ngay: Xây dựng thương hiệu và những lưu ý không thể bỏ qua
"Hãy là thương hiệu tạo dựng nhận thức dẫn đầu, truyền cảm hứng và tạo ra nhu cầu cho khách hàng, trước cả khi họ có nhu cầu" - Vũ Agency
3.3 Xây dựng chuẩn mực đạo đức làm việc cùng hệ thống phân phối
Chuẩn mực đạo đức From Caudat (nguồn: Vũ Agency)
Đâu là những giá trị đạo đức quyết định đối tác sẽ tin tưởng và hợp tác lâu dài cùng thương hiệu? Loài người tin nhau và cùng nhau thực hiện những mục tiêu lớn lao thông qua các khế ước xã hội từ thời sơ khai, tới thời hiện tại.
Các khế ước này trở thành các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng, nhưng trước khi điều này được thực hiện, mỗi thương hiệu cần xây dựng và truyền đi những chuẩn mực đạo đức khi làm việc trong mọi phương tiện truyền thông.
3.4 Xây dựng kiến trúc phân phối đa kênh hài hoà
Cấu trúc phân phối thương hiệu cà phê (nguồn: Vũ Agency)
Ngoài việc nắm rõ các mô hình kênh phân phối, thương hiệu phải đảm bảo hướng đến mục tiêu hài hòa giữa các bên tham gia hệ thống, ở đó mọi mắt xích đều hiểu rõ phạm vi hoạt động và mục tiêu của mình.
Tuyệt đối không cho phép xảy ra tình trạng 'đá lộn sân' giữa các mắt xích với nhau, chủ sở hữu thương hiệu cần thể hiện vai trò trung gian, là cầu nối giữa khách hàng với các mắt xích trong hệ thống phân phối của chính mình, không nên tham lam, 'hạ mình' xuống cạnh tranh trực tiếp với đối tác.
3.5 'Win-win' thông qua các chính sách rõ ràng
Chính sách phân phối (nguồn: Vũ Agency)
Khi muốn tác động tới cá nhân, tổ chức bạn phải hiểu rõ các con số và có những chính sách rõ ràng. Hoạch định hoàn thành chiến lược, kiến trúc kênh phân phối và đạo đức kinh doanh, thời điểm quyết định là khi bạn tổng hợp tất cả các yếu tố đó lại trở thành những chính sách rõ ràng cho từng mắt xích trong hệ thống phân phối của chính mình.
Lời kết
Bán hàng online hứa hẹn sẽ tăng trưởng vượt trội trong tương lai và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khi tốc độ phát triển nhanh nhưng bạn không trang bị, nhận thức rõ địa hình chiến trường, bạn dễ nhận lấy những kết quả không khả quan.
Mọi thương hiệu cần nhận thức và xây dựng chiến lược thương hiệu, chiến lược kênh phân phối dài hạn, thoát khỏi tư duy “mua-bán” ngắn hạn, sử dụng quyền sở hữu làm nền tảng phát triển sẽ đem lại những giá trị vượt thời gian. Và hãy luôn nhớ rằng, thương hiệu mà bạn sở hữu mới chính là tài sản lớn nhất, không phải doanh số bán hàng, vì thế hãy tin tưởng vào tầm nhìn của mình và theo đuổi nó, doanh số sẽ theo đuổi bạn.
Nguồn BrandsVietnam
>> Xem thêm:
Brand Loyalty là gì? 3 cấp độ của lòng trung thành với thương hiệu
4 Kinh nghiệm ship hàng dịp Tết nhà bán hàng online cần lưu ý
Phân biệt giữa Bán hàng online, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
--------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haraweb là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra, Haraweb còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.
Tham khảo thông tin về sản phẩm Haraweb của chúng tôi tại đây