Phân biệt giữa Bán hàng online, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Bài viết giúp các bạn phân biệt giữa Bán hàng online, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử một cách đơn giản nhất được tổng hợp từ nhiều nguồn nghiên cứu wikipedia, imgroup...

1. Bán hàng online

Là cách chúng ta thường sử dụng đối với các chủ shop kinh doanh vừa và nhỏ dùng cho phương thức kinh doanh của mình.

Nếu hiểu đơn giản nhất thì bán hàng online là chúng ta để các sản phẩm- dịch vụ của mình lên bất kỳ kênh online nào có thể. Ví dụ bạn viết 1 bài giới thiệu sản phẩm - dịch vụ của bạn, rồi để nó lên forum (diễn đàn), facebook, blog, các trang rao vặt, các gian hàng điện tử (vatgia, chodientu) …

Bước tiếp theo là tìm cách tiếp cận những người lướt internet, để họ xem sản phẩm- dịch vụ của bạn, và nếu thích họ sẽ tiến hàng đặt hàng (trực tiếp từ website) hoặc gọi điện thoại cho bạn, thậm chí đến cửa hàng của bạn để xem.

Bán hàng online là tập con của Kinh doanh điện tử, có một phần nhỏ giao thoa với Thương mại điện tử nếu website của bạn có chức năng đặt hàng trực tuyến ngay tại sản phẩm đăng tải trên website.

Bán hàng online

Lưu ý sống còn đối với những người bán hàng online: phải chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới sản phẩm của bạn.

Nếu bạn muốn bán hàng thì bạn phải tư vấn được cho người mua hàng về sản phẩm của mình. Và bạn làm điều này ở online, hiệu quả sẽ tăng rất nhiều, vì 1 lần tư vấn được cho hàng ngàn người và vĩnh viễn về sau.

Nguyên tắc chơi trên online là 95% cho đi, và 5% là bán hàng mà thôi.Một người thích chia sẻ sẽ nhận được thái độ thiện cảm, tin tưởng của cộng đồng và tỉ lệ chuyển đổi thành người mua hàng sẽ cực kỳ cao.

2. Thương mại điện tử

Hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC.... là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.

Về cơ bản, thương mại điện tử là quá trình mua bán, chuyển nhượng, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và/hoặc thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm Internet.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Quá trình này bao gồm việc đặt hàng và và cung cấp thông tin thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."

E-commerce có thể được phân chia thành:

  • E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".

  • Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web

  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

  • Email và fax và các sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)

  • Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

  • Bảo mật các giao dịch kinh doanh

>> Xem thêm: Website thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một tập con của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

3. Kinh doanh điện tử

Hay còn gọi là "eBusiness" hoặc "e-business" (viết tắt từ chữ Electronic business), hay Kinh doanh trên Internet, có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và công nghệ liên lạc (ITC) trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh điện tử liên quan đến các quá trình doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi dây chuyền giá trị: mua bán điện tử, quản lý dây chuyền cung ứng, quá trình đặt hàng điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng, và cộng tác với đối tác thương mại. Các chuẩn kỹ thuật áp dụng cho kinh doanh điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu giữa các công ty. Các giải pháp phần mềm kinh doanh điện tử cho phép tích hợp các quy trình kinh doanh liên hoàn nội bộ. Kinh doanh điện tử có thể được tiến hành bằng cách dùng World Wide Web, Internet, mạng nội bộ, extranet và một số cách kết hợp các hình thức này.

Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: