Trong kinh doanh, doanh nghiệp muốn nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng và doanh thu cao thì phải ứng dụng các mô hình marketing. Hiện nay, có rất nhiều mô hình marketing hiệu quả mà doanh nghiệp có thể ứng dụng. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả vẫn là 13 mô hình đã được bài viết tổng hợp bên dưới. Với 13 mô hình này, doanh nghiệp sẽ “hạ gục” trái tim khách hàng.
Tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp là gì?
Mô hình marketing là một công cụ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Trong bối cảnh kinh tế mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp phải tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt với đối thủ để có được chỗ đứng trên thị trường. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp nên tận dụng một loại “vũ khí” lợi hại, đó chính là marketing. Vậy hãy cùng khám phá chi vai trò của marketing đối với doanh nghiệp, bạn nhé!
Giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng muốn phục vụ
Khi triển khai hoạt động marketing, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công nghệ mới như: Big Data hay AI để thu thập thông tin của hàng triệu khách hàng trên quy mô lớn một cách thuận lợi hơn.
Dựa vào dữ liệu khách hàng đã thu thập, doanh nghiệp có căn cứ xác đáng để có phương án:
- Phát triển, đổi mới hoặc sản phẩm/dịch vụ.
- Định giá cho sản phẩm/dịch vụ.
- Quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch để phân phối sản phẩm/dịch vụ.
- …
Giúp doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng hình ảnh thương hiệu
Đối với mỗi doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu là một hoạt động vô cùng quan trọng. Marketing giúp doanh nghiệp định hình được tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xác định ý tưởng cốt lõi của thương hiệu và thực hiện hoạt động đưa thương hiệu đến với khách hàng.
Khi đã tạo dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp sẽ dễ dàng:
- Chiếm trọn lòng tin của tệp khách hàng mục tiêu.
- Bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ với mức giá cao hơn.
Nhờ áp dụng đúng mô hình marketing mà doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu
Giúp doanh nghiệp đưa thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến với khách
Trong marketing, hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhờ sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông ngày càng trở nên đa dạng. Nếu muốn truyền tải thông tin về sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Quảng cáo ngoài trời.
- Quảng cáo trong nhà.
- Quảng cáo online, ví dụ như: Facebook Ads, Google Ads,...
- Tối ưu hóa website.
- Tổ chức chương trình/sự kiện: triển lãm, hội chợ,...
- …
Giúp doanh nghiệp tương tìm kiếm và tương tác chặt chẽ với khách hàng
Cũng nhờ marketing nên doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm được nhiều khách hàng và tương tác với khách hàng thuận tiện hơn. Ngoài ra, những chiến lược marketing doanh nghiệp đang triển khai còn góp phần làm tăng mức độ hiện hữu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và khách hàng sẽ:
- Nhận thức rõ hơn về doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ.
- Cảm thấy tin tưởng và muốn chọn doanh nghiệp của bạn thay vì những doanh nghiệp đối thủ.
Thông qua các mô hình marketing thì doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
Cải thiện giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp
Một trong những mục tiêu cốt lõi khi triển khai marketing chính là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua hoạt động marketing, sản phẩm và dịch vụ phải được nhiều khách hàng biết, mua để dùng. Chiến lược marketing càng tốt thì khả năng doanh nghiệp thu về lợi nhuận “khủng” càng cao.
Marketing còn là công cụ giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp có quy mô lớn với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nếu thiếu chiến lược marketing hiệu quả thì doanh nghiệp không có “cột chống đỡ” nên rất khó để tồn tại lâu trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt.
Các mô hình marketing hiệu quả đưa doanh nghiệp lên vị trí cao hơn
Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu vì sao marketing lại trở thành một phần công việc chủ chốt và quan trọng trong mỗi doanh nghiệp phải không? Hiện có nhiều mô hình marketing khác nhau hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing. Mời bạn tìm hiểu về 13 mô hình đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp!
Mô hình ma trận SWOT
SWOT hay còn được diễn giải đầy đủ là: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Mô hình SWOT thường được dùng trong phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đây, những người làm marketing có cơ sở để đánh giá lại thị trường cũng như sản phẩm/dịch vụ thông qua việc trả lời những câu hỏi liên quan đến:
- Điểm mạnh.
- Điểm yếu.
- Cơ hội.
- Thách thức.
SWOT và 4P là các mô hình marketing truyền thống được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp
Mô hình marketing chiến lược 4P
Đây cũng là một trong 13 mô hình marketing nổi tiếng, cơ bản và quan trọng nhất. Người làm marketing nào cũng phải hiểu rõ và vận dụng tốt mô hình có 4 chữ P hay mô hình marketing hỗn hợp (marketing mix):
- Product (sản phẩm).
- Price (giá của sản phẩm).
- Promotion (hoạt động xúc tiến thương mại hay truyền thông).
- Place (hệ thống kênh phân phối sản phẩm).
Cách vận dụng mô hình marketing tương tự như mô hình SWOT. Nếu muốn hiểu hết về 4P thì người làm marketing cần đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến 4 chữ P kể trên.
Mô hình marketing chiến lược 5P
Mô hình marketing tiếp theo bài viết muốn giới thiệu với bạn chính là 5P. Mô hình chiến lược 5P được tạo ra dựa trên lý thuyết của tháp nhu cầu Maslow. Ngoài 4 chữ P giống mô hình 4P thì mô hình 5P lại có thêm 1 chữ P khác, đó là People.
Lý do doanh nghiệp nên ứng dụng mô hình 5P vì trong thời đại công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì khách hàng được tiếp cận với nhiều luồng thông tin khác nhau. Những chương trình quảng cáo hoặc khuyến mãi dù được lặp lại nhiều lần vẫn không thể khiến họ có ý định mua hàng hay gắn bó với thương hiệu.
Thay vào đó, khách hàng có xu hướng lựa chọn thương hiệu:
- Mang đến cho họ giải pháp có tính cá nhân và sự gắn kết chặt chẽ.
- Đáp ứng và thỏa mãn đúng nhu cầu của họ vào đúng lúc họ cần.
Mô hình marketing chiến lược 7P là sự phát triển của mô hình marketing 4P truyền thống
Mô hình chiến lược 7P trong lĩnh vực marketing
Sự kết hợp giữa mô hình marketing 4P với 3 yếu tố gắn liền với 3 chữ P khác đã tạo thành mô hình marketing hỗn hợp 7P:
- People (con người),
- Process (quy trình).
- Philosophy (triết lý).
Mô hình 7P đã được thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu phát triển của hầu hết doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ. Khi áp dụng chính xác và hiệu quả mô hình 7P, doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững dù luôn phải “mặt đối mặt” với sự cạnh tranh khốc liệt.
Mô hình marketing chiến lược 9P
Marketing mix truyền thống bao gồm 4 yếu tố tương ứng với 4 chữ P như bài viết đã chia sẻ ở trên. Trải qua thời gian và tùy theo từng lĩnh vực, những mô hình marketing mix mới: 5P, 7P và 9P đã ra đời.
Mô hình 9P dùng trong marketing bắt nguồn từ ý tưởng tạo ra một mô hình marketing có khả năng thích nghi với điều kiện kinh doanh mới. Dựa trên 4 chữ P cơ bản, mô hình marketing chiến lược 9P được mở rộng với 5 yếu tố:
- People (con người).
- Product (sản phẩm).
- Promotion (xúc tiến).
- Pricing (giá cả).
- Process (quy trình).
- Performance (hiệu suất).
- Productivity (năng suất).
- Profitability (lợi nhuận).
- Property (tài sản sở hữu).
Mô hình marketing 3C giúp doanh nghiệp nhận ra sức mạnh nội tại để xây dựng chiến lược kinh doanh
Mô hình marketing 3C
Một trong những mô hình marketing đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay chính là 3C. Mô hình 3C trong marketing gồm có 3 yếu tố hình thành nên một tam giác chiến lược:
- Customer (những khách hàng của công ty).
- Competitor (đối thủ cạnh tranh của công ty).
- Company (công ty).
Thông qua mô hình marketing chiến lược 3C, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhìn nhận tổng quan và chi tiết về sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Những yếu tố ngoại cảnh tác động đến tiến trình phát triển và mở rộng trong tương lai gần cũng sẽ được doanh nghiệp nhận biết khi ứng dụng mô hình 3C.
Mô hình marketing 4C
Nhắc đến những mô hình marketing “được lòng” nhiều doanh nghiệp thì phải có mô hình 4C. Đây cũng là mô hình marketing mix hiện đại với 4 chữ C:
- Customer solutions (giải pháp mang đến cho khách hàng).
- Customer cost (khoản chi phí của khách hàng).
- Convenience (sự thuận tiện).
- Communication (giao tiếp).
Có một điều đặc biệt là rất nhiều doanh nghiệp đang kết hợp đồng thời 2 mô hình 4P và 4C. Từng chữ P và chữ C sẽ được kết hợp với nhau thành từng cặp nhất định để doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn trong khi hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược tiếp thị.
- Product ghép đôi với Customer solutions.
- Price ghép đôi với Customer cost.
- Place ghép đôi với Convenience.
- Promotion ghép đôi với Communication.
4S và 5C cũng là các mô hình marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Mô hình marketing 5C
Thêm một mô hình marketing hiệu quả nữa dành cho doanh nghiệp chính là mô hình 5C. Mô hình này được xem như một nền tảng tuyệt vời giúp cá nhân và doanh nghiệp nghiên cứu để đưa ra những quyết định sáng suốt trong xây dựng và triển khai kế hoạch marketing.
Khi ứng dụng mô hình 5C, người làm marketing sẽ tiến hành nghiên cứu qua 5 chữ C dưới đây:
- Company (công ty).
- Customers (khách hàng).
- Competitors (đối thủ cạnh tranhc của doanh nghiệp).
- Collaborators (đối tác).
- Climate (môi trường kinh doanh doanh nghiệp đang tham gia).
Mô hình marketing 4S
Trong lĩnh vực marketing, bên cạnh mô hình 4P truyền thống và 4C hiện đại thì còn có thêm sự xuất hiện của 4S. Mô hình này được rất nhiều chuyên gia nhận định rằng được biệt phù hợp với những doanh nghiệp vừa khởi nghiệp. Dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể phân tích về những thách thức có thể xảy ra trong kinh doanh để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Mô hình 4S được tạo thành bởi 4 yếu tố và mỗi yếu tố lại tương ứng với 1 chữ S, đó là:
- Solution (giải pháp).
- System (hệ thống).
- Strategy (chiến lược).
- Spine (chông gai).
Mô hình marketing SMART hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi của chiến lược marketing
Mô hình marketing SMART
Mô hình SMART là mô hình marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu cụ thể cho các chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, mô hình SMART còn hỗ trợ doanh nghiệp và các chuyên gia marketing đánh giá về mức độ hợp lý và tính khả thi của mục tiêu thông qua 5 tiêu chí:
- Specific (cụ thể).
- Measurable (có thể tiến hành đo lường được).
- Actionable (tính khả thi).
- Relevant (sự liên quan).
- Time-Bound (thời hạn để có thể hoàn thành mục tiêu).
Ứng dụng mô hình marketing SMART cũng là cách để doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh ở mỗi giai đoạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ kịp thời nhận ra cái được và cái mất để hoàn thiện chiến lược trong kinh doanh.
Mô hình marketing hiện đại SAVE
Dù là một mô hình marketing truyền thống và được ứng dụng rộng rãi nhưng 4P đang dần mất đi tính hiệu quả trong những năm gần đây. Đây là thông tin được đưa ra bởi nhiều chuyên gia marketing trên toàn thế giới.
Sự ra đời của mô hình marketing SAVE nhằm từng bước loại bỏ những khuôn khổ và hạn chế của mô hình 4P thiếu hiệu quả và lỗi thời. Với sự giúp sức của mô hình SAVE, doanh nghiệp sẽ có cách mới mẻ và hiện đại hơn để tiếp cận cũng như là hài lòng khách hàng.
Mô hình marketing hiện đại marketing được cấu thành bởi 4 thành tố là:
- Solution (giải pháp).
- Access (thâm nhập).
- Value (Giá trị).
- Education (giáo dục).
Mô hình marketing AIDA là một mô hình quan trọng những người làm marketing cần biết
Mô hình marketing AIDA
Có rất nhiều mô hình marketing được ứng dụng trong marketing online hiện đại và AIDA cũng là một trong số đó. Mô hình marketing AIDA bao gồm 4 yếu tố và 4 yếu tố này đã hình thành nên một quy trình chuyển biến tâm lý của khách hàng khi họ mua hàng, cụ thể là:
- Attention (thu hút).
- Interest (thích thú).
- Desire (khao khát).
- Action (hành động).
Mô hình marketing AIDA ra đời vào năm 1898, đến nay đã có hơn 120 năm tuổi. Nhưng với những nhà làm nội dung quảng cáo thì AIDA vẫn là một lý thuyết vô cùng quan trọng. Hiểu rõ về mô hình marketing này sẽ giúp họ và doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả trong chiến lược kinh doanh cũng như các hoạt động marketing trên không gian mạng.
Mô hình phễu marketing
Đây là mô hình marketing đảm nhiệm vai trò vẽ lên sơ đồ về hành trình của khách hàng. Bởi vậy, mô hình phễu lấy khách hàng làm trung tâm hay lấy nỗ lực thu hút khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng và thực thi chiến lược marketing.
Mô hình phễu marketing xuất phát từ khách hàng tiềm năng và chuyển sang các bước:
- Tìm kiếm và nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tiếp cận với quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
- Tiếp cận với những thông điệp truyền thông doanh nghiệp đưa ra.
- Trở thành khách hàng của doanh nghiệp (mua sản phẩm/dịch vụ).
- Trung thành/gắn bó với doanh nghiệp (mua lại sản phẩm/dịch vụ).
- Trở thành người truyền bá sản phẩm cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần biết cách sử dụng và kết hợp các mô hình marketing để kinh doanh hiệu quả
Kết luận
Bài viết đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về các mô hình marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn tài liệu bổ ích đối với bạn dù bạn đã, đang hoặc sẽ làm việc trong lĩnh vực marketing. Nhưng dù lựa chọn mô hình nào thì bạn hãy nhớ vận dụng linh hoạt tùy theo quy mô, định hướng kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả như mong muốn!
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Tổng quan IMC là gì? Cách xây dựng truyền thông marketing tích hợp
Performance marketing là gì? Tổng hợp kiến thức chi tiết, cụ thể
Trade marketing là gì? 7 hình thức trading marketing phổ biến nhất 2023