Referral Marketing Là Gì ? 6 Hình Thức Referral Marketing Hiệu Quả 2023

Referral marketing (Tiếp thị giới thiệu) được xem là một trong những cách marketing tốt nhất trong bán hàng. Có một chiến lược referral marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng sử dụng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí.

Xem thêm: Tăng trưởng kinh doanh từ khách hàng cũ với đòn bẩy Referral marketing

I. Referral Marketing là gì?

1. Khái niệm của Referral Marketing

Cơ chế hoạt động của Referral Marketing

Referral Marketing là một chiến lược mà trong đó khách hàng trung thành hoặc khách hàng hài lòng về doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn đến với những người xung quanh họ. Điểm mạnh của chiến dịch này nằm ở sự đáng tin cậy của thông tin. Thống kê cho thấy rằng 92% người dùng tin tưởng vào lời giới thiệu của người thân hơn là xem quảng cáo trên các phương tiện khác. Và thực tế cho thấy khách hàng không những tìm kiếm ý kiến, chia sẻ mà còn hành động dựa vào những lời gợi ý đó.

Referral Marketing được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhu cầu và mức độ phù hợp đối với ngành hàng hay với doanh nghiệp.

2. Tại sao cần có Referral Marketing?

Tăng trưởng khách hàng là cụm từ chính xác dẫn đến lợi ích chính của Referral Marketing đối với doanh nghiệp:

  • Tăng khả năng tìm kiếm khách hàng mới: Khi khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm cho người khác, nó có thể đạt được một tầm ảnh hưởng và tiếp cận những người mới mà doanh nghiệp chưa tiếp cận trước đó. Điều này giúp mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng khả năng tìm kiếm khách hàng mới một cách hiệu quả.
  • Tăng độ tin cậy và lòng tin: Khi một khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho người khác, thông điệp được truyền đi từ nguồn đáng tin cậy. Khách hàng có xu hướng tin tưởng các nguồn gợi ý từ bạn bè, người thân và người mà họ biết. Do đó, Referral Marketing giúp xây dựng độ tin cậy và lòng tin vào thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng chuyển đổi: Người nhận giới thiệu từ người thân, bạn bè thường có khả năng chuyển đổi cao hơn so với các phương thức tiếp thị khác. Bởi vì họ đã nhận được gợi ý từ một nguồn đáng tin cậy, họ có xu hướng tin tưởng và quan tâm hơn đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

3. Cơ chế hoạt động của Referral Marketing

  • Khuyến khích khách hàng giới thiệu: Doanh nghiệp tạo ra chương trình khuyến khích để khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho người khác. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp ưu đãi, phần thưởng, hoặc chia sẻ giá trị với khách hàng khi họ thành công giới thiệu.
  • Cung cấp công cụ và thông tin: Doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng hiện tại các công cụ và thông tin cần thiết để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả. Điều này có thể là các liên kết giới thiệu, mã giảm giá, tài liệu giới thiệu, hoặc các công cụ chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Theo dõi và thưởng cho giới thiệu thành công: Doanh nghiệp theo dõi các giới thiệu được thực hiện bởi khách hàng hiện tại và cung cấp phần thưởng cho các giới thiệu thành công. Phần thưởng có thể là ưu đãi cho khách hàng mới, điểm thưởng, hoặc hoa hồng cho khách hàng giới thiệu.
  • Tạo sự lan truyền: Khi một giới thiệu thành công xảy ra, người nhận giới thiệu có thể trở thành khách hàng mới và tiếp tục giới thiệu cho người khác, tạo ra một chuỗi lan truyền các giới thiệu.

Qua cơ chế này, Referral Marketing tận dụng quan hệ mạng lưới và lòng tin của khách hàng để xây dựng sự tăng trưởng và mở rộng khách hàng cho doanh nghiệp.

II. 5 hình thức Referral marketing hiệu quả năm 2021

1. Giới thiệu trực tiếp (tiếp thị truyền miệng)

Dù ngày nay có rất nhiều phương thức quảng cáo ra đời, marketing truyền miệng (word of mouth) vẫn là một trong những hình thức marketing xuất hiện sớm và hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể gợi ý khách hàng giới thiệu với bạn bè của họ về sản phẩm. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tốt, bạn có thể tin rằng phương thức này sẽ mang về cho bạn rất nhiều khách hàng mới.

Ví dụ: Netflix

Netflix khuyến khích tiếp thị bằng miệng và tập trung xây dựng chất lượng hình ảnh phim và gợi ý cho người xem những bộ phim hợp với sở thích của họ. Bên cạnh đó, Netflix sử dụng các phương tiện truyền thông để mọi người có thể tham gia thảo luận về các bộ phim họ xem, gợi ý phim hay cho nhau và giới thiệu những bộ phim mới.

Nhờ đó mà Netflix trở thành nền tảng xem phim quen thuộc đối với gia đình, đặc biệt là với người trẻ.

2. Referral marketing qua Email

Email vẫn luôn là phương thức trao đổi thông tin phổ biến trong công việc lẫn trong giao tiếp với khách hàng. Nhiều công ty sử dụng email như một cách để tiếp cận khách hàng bằng tin tức, chương trình khuyến mãi và cả kêu gọi khách hàng tham gia chiến lược referral marketing.

Thống kê cho thấy 73% người tiêu dùng chọn email là cách ưa thích của họ để tương tác với các thương hiệu, vì thế doanh nghiệp có thể xây dựng một chương trình tiếp thị giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thao tác để khách hàng thực hiện một cách nhanh chóng.

Ví dụ: Dropbox

Dropbox là một ví dụ thú vị về cách thực hiện một chương trình tiếp thị qua email. Hình trên, Dropbox sử dụng một mẫu tiếp thị qua email đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Tiêu đề in đậm giúp làm nổi bật nội dung, hộp văn bản giúp mọi người dễ dàng thêm tên hoặc địa chỉ email khi thực hiện tiếp thị giới thiệu. Nút gửi màu xanh lam đơn giản nhưng bắt mắt là một lời kêu gọi hành động (Call To Action) tuyệt vời.

3. Referral marketing qua mạng xã hội

Với lượng người dùng khổng lồ và đa dạng mọi lứa tuổi lẫn ngành nghề, các nền tảng mạng xã hội là một phương tiện hữu ích giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng. Chỉ cần một lượt chia sẻ hoặc một bài đăng trên trang cá nhân, khách hàng đã có thể giới thiệu bạn đến với những người theo dõi của họ. Vì thế, cần cố gắng để khiến càng nhiều khách hàng chia sẻ thông điệp truyền thông càng tốt.

Ví dụ: Chiến dịch Pepsi’s emoji label

Chiến dịch nhãn biểu tượng cảm xúc gần đây của Pepsi là một ví dụ tuyệt vời về cách một công ty sử dụng cả những người có ảnh hưởng và giới thiệu trên mạng xã hội để làm lợi thế của mình. Pepsi tạo một hashtag #sayitwithPepsi và kết nối với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Như vậy, cứ mỗi lần họ đăng hình và hashtag liên quan đến Pepsi, hàng ngàn người theo dõi của họ nhìn thấy và biết đến chiến dịch.


4. Referral marketing với quà tặng khích lệ

Một chương trình referral marketing sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi khách hàng có động lực tham gia cùng bạn. Đổi lại, họ nhận được phần thưởng hoặc những ưu đãi đặc biệt khác. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy phấn khởi và nhiệt tình giới thiệu bạn đến với những người xung quanh hơn.

Trước đây, các công ty thường sẽ dùng phiếu giảm giá hoặc thẻ quà tặng làm phần thưởng cho mỗi hóa đơn thanh toán sử dụng mã giới thiệu cá nhân của khách hàng. Tuy nhiên, ngày nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức quà tặng hơn như mã khuyến mãi, thẻ tích điểm hoặc ưu đãi song song cho người giới thiệu và người được giới thiệu.

Ví dụ: The Coffee House và chương trình “Thêm bạn thêm vui”

The Coffee House sử dụng hình thức này như một cách khích lệ mọi người đăng ký làm thành viên và uống các món nước tại quán. Mỗi khách hàng sẽ có mã giới thiệu của riêng mình và cứ mỗi lần có người đăng ký bằng mã của họ thì cả hai đều sẽ nhận được 1 ly cà phê miễn phí.

5. Review sản phẩm

Ngày nay, mọi người đều tìm kiếm thông tin và xem xét kĩ lưỡng trước khi chọn mua hoặc sử dụng dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Vì thế, những lời review sẽ tác động rất nhiều đến quyết định mua sản phẩm của họ. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp tốt, chất lượng, khách hàng sẽ không ngại để lại nhận xét tốt về nó.

Nhưng doanh nghiệp không thể chờ từng khách hàng chủ động để lại review, bạn cần cho họ động lực để viết nhận xét tốt về sản phẩm. Doanh nghiệp có thể kêu gọi khách hàng review sản phẩm để đổi lại mã khuyến mãi, ưu đãi sản phẩm hoặc tích điểm vào thẻ thành viên,...

Ví dụ: Zendesk

Zendesk là một doanh nghiệp bán phần mềm cho khách hàng. Khi vào website của Zendesk, bạn sẽ thấy công ty dành một trang riêng để kể lại những câu chuyện của khách hàng, mỗi người có một vấn đề khác nhau và cách Zendesk giải quyết chúng. Nhờ cách đó, Zendesk cho những khách hàng tiềm năng một cái nhìn tổng thể về dịch vụ và sản phẩm của công ty, giúp người xem tin tưởng hơn khi lựa chọn công ty.

6. Chương trình tích điểm

Chương trình tích điểm là một hình thức referral marketing phổ biến và hiệu quả. Trong chương trình này, doanh nghiệp tạo ra một hệ thống tích điểm dựa trên việc giới thiệu khách hàng mới. Khi khách hàng hiện tại giới thiệu thành công một người mới, họ sẽ nhận được điểm thưởng hoặc ưu đãi đặc biệt.

Một số chương trình tích điểm phổ biến và thành công trong năm 2023 bao gồm:

  • AirAsia BIG Loyalty Program: Hãng hàng không AirAsia có chương trình tích điểm giúp khách hàng tích lũy điểm khi mua vé và giới thiệu người khác. Điểm thưởng có thể được sử dụng để đổi lấy vé miễn phí hoặc các ưu đãi khác.
  • Starbucks Rewards: Chương trình tích điểm của Starbucks cho phép khách hàng tích lũy điểm mỗi khi mua đồ uống và sản phẩm. Khi khách hàng giới thiệu thành công người khác, cả hai đều nhận được điểm thưởng và ưu đãi đặc biệt.
  • GrabRewards: Grab, ứng dụng gọi xe và dịch vụ giao hàng, có chương trình tích điểm giúp khách hàng nhận được ưu đãi khi sử dụng dịch vụ và giới thiệu bạn bè.
  • Watsons Membership: Chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Watsons có chương trình tích điểm cho khách hàng mua hàng và giới thiệu người khác. Điểm thưởng có thể đổi lấy ưu đãi và các sản phẩm miễn phí.
  • Lotte Members: Chuỗi siêu thị Lotte Mart có chương trình tích điểm giúp khách hàng tích lũy điểm mua hàng và giới thiệu người khác. Điểm thưởng có thể được đổi lấy các phần quà và ưu đãi đặc biệt.

Chương trình tích điểm không chỉ tạo động lực cho khách hàng hiện tại giới thiệu người mới, mà còn tăng khả năng khách hàng trung thành và tạo sự kết nối lâu dài với doanh nghiệp.

III. Kết luận

Referral Marketing hứa hẹn là hình thức marketing đột phá cho các doanh nghiệp SME, giúp giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo và tăng trưởng lượng khách hàng tiềm năng theo cấp số nhân.

Với sự hỗ trợ của giải pháp Harasocial, bạn hoàn toàn có thể triển khai 1 chiến dịch Referral Marketing, lan tỏa chiến dịch và quản lý hiệu quả dễ dàng. Đội ngũ Harasocial sẽ tư vấn về giải pháp referral marketing phù hợp với từng doanh nghiệp, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bạn.

Một vài điểm nội bật trong tính năng Referral Marketing từ Harasocial không thể bỏ lỡ như:

- Kịch bản mẫu cho nhiều ngành hàng

- Tin nhắn nhắc nhở tự động thúc đẩy khách hàng giới thiệu bạn bè

- Nhập hàng loạt mã voucher từ file Excel trong 30s

- Báo cáo thống kê chi tiết

Liên hệ Harasocial để được tư vấn về giải pháp Referral Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp bạn.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Phân Biệt Giữa Referral Marketing Và Affiliate Marketing - Nên Lựa Chọn Hình Thức Nào Cho Doanh Nghiệp?

24/03/2021 Gia Phương

3 Lưu ý khi xây dựng chiến dịch Referral Marketing trên Facebook Messenger

25/03/2021 Gia Phương

Chiến thuật Referral Marketing Đằng Sau Vị Trí Ngôi Vương Ví Điện Tử Của Momo

15/04/2021 Gia Phương