Để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển vượt bậc so với đối thủ, doanh nghiệp cần tập trung vào năng lực cốt lõi. Trong môi trường kinh doanh và cả cuộc sống cá nhân, việc phát triển và tối ưu hóa năng lực cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc đối mặt với thách thức, tận dụng cơ hội và đạt được sự nghiệp bền vững.
Vậy năng lực cốt lõi là gì? Năng lực cốt lõi cần phải đáp ứng những tiêu chí gì? Làm sao để xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp? Hãy cùng Haravan làm rõ những thắc mắc này trong bài viết sau!
1. Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi là việc xác định những sản phẩm, dịch vụ mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
Năng lực cốt lõi là gì? Core Competencies là gì? Hiểu một cách đơn giản, năng lực cốt lõi (Core Competencies) là việc xác định những sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng, khả năng mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Nói cách khác, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh mà không đối thủ nào có thể cung cấp hay tái tạo một cách hợp lý.
Việc xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp - bao gồm các sản phẩm cốt lõi và các lợi thế cạnh tranh hấp dẫn nhất - là một chiến lược kinh doanh quan trọng để chứng minh giá trị của doanh nghiệp với cả khách hàng mới và khách hàng lâu năm.
Khi biết được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, bạn sẽ có thể tạo dựng danh tiếng mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp của mình, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp bằng cách thu hút các khách hàng mới.
2. Đặc điểm chính của năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp có 3 đặc điểm chính, bao gồm:
- Cung cấp khả năng tiếp cận nhiều loại thị trường khác nhau.
- Cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng, người tiêu dùng.
- Sở hữu những lợi thế vượt trội, không dễ dàng bị đối thủ đánh bại.
Ví dụ: Năng lực cốt lõi của Honda là khả năng thiết kế và sản xuất động cơ có độ bền, tiết kiệm nhiên liệu vượt trội. Những khả năng này đã mang lại cho Honda lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh ô tô, xe máy, máy cắt cỏ và máy phát điện. Vào thời điểm đó, không một công ty nào có thể sánh được với Honda về khả năng độc đáo và mạnh mẽ này.
3. Tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
3.1 Mang lại giá trị
Năng lực cốt lõi mang lại giá trị cho doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì doanh nghiệp đó phải mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, giá trị ở đây phải là những giá trị vượt trội có thể gây ấn tượng với khách hàng, khiến họ ghi nhớ.
Năng lực sẽ có giá trị cao nếu như nó cho phép doanh nghiệp khai thác được các cơ hội mới và đối phó với những áp lực từ sự biến động của thị trường. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp tổ chức gia tăng giá trị, thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng mục tiêu hơn.
Thế nhưng, hầu hết không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý đến điều này, bởi họ bận tập trung vào việc tối ưu chi phí. Việc tối ưu chi phí là việc cần làm, nhưng doanh nghiệp cần dồn tâm huyết vào việc mang lại giá trị vượt trội so với đối thủ.
Với sự thay đổi không ngừng của nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét giá trị của những năng lực hiện có để bổ sung, cải tiến theo từng giai đoạn. Nếu không, các năng lực cốt lõi này sẽ dần mất đi giá trị, lỗi thời và bị lãng quên.
3.2 Tính quý hiếm
Năng lực cốt lõi phải có tính quý hiếm
Một trong những tiêu chí khiến năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được đánh giá cao là sự khan hiếm. Các tài nguyên, năng lực chỉ tồn tại ở một hoặc một vài doanh nghiệp sẽ đem đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ cho họ.
Khi có nhiều công ty cùng phát triển một năng lực cốt lõi, sự cạnh tranh gay gắt khiến không có đơn vị nào thực sự đạt được doanh thu vượt trội. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu tổ chức đang có được năng lực này? Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn không?
3.2 Không thể sao chép
Năng lực cốt lõi là năng lực khó bị đối thủ hay các doanh nghiệp khác bắt chước. Bởi vì khi một doanh nghiệp muốn bắt chước một doanh nghiệp khác sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian. Vì vậy một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi nếu đối thủ của doanh nghiệp đó dễ dàng sao chép được.
3.4 Không thể thay thế
Năng lực cốt lõi phải là năng lực không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp. Những năng lực cốt lõi thường là năng lực tiềm ẩn khó nhận ra, mà càng khó nhận ra thì càng khó bắt chước.
4. Cách xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
4.1 Xem lại sứ mệnh doanh nghiệp
Bước đầu trong việc xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp chính là sứ mệnh và việc tuyên bố tầm nhìn. Điều này sẽ giúp bạn có ý tưởng rõ ràng sau khi xem xét những mục tiêu quan trọng và định hướng cho tương lai của doanh nghiệp.
4.2 Đánh giá mức độ quan trọng với khách hàng
Nhà quản lý và đội ngũ nhân sự cần xác định lý do mà khách hàng lựa chọn bạn chứ không phải doanh nghiệp của đối thủ. Bạn có đang sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo? Chất lượng sản phẩm đang giữ vị trí như thế nào trong ngành hàng? Tại sao khách hàng chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn thay vì các công ty khác? Những câu hỏi này sẽ có thể giúp bạn làm sáng tỏ các năng lực cốt lõi trọng tâm nhất.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn muốn gia tăng lượng khách hàng trung thành thì bạn có thể sử dụng phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty.
Phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty
Haraloyalty sẽ đem đến cho bạn những tính năng vượt trội như:
Quản Lý Khách Hàng
- Tính năng Hồ sơ thành viên (tạo danh sách khách hàng, chỉnh sửa thông tin khách hàng, quản lý đồng bộ nhóm khách hàng).
- Tính năng Phân loại nhóm khách hàng theo bộ lọc khác nhau (nhân khẩu học, điểm thương hiện có, số lượng đơn hàng, chi tiêu, có - không mua hàng, có ngày sinh nhật).
- Tính năng Nhập dữ liệu khách hàng đầu kỳ từ hệ thống cũ sang Haraloyalty.
- Tính năng Kích hoạt thành viên tự động, đối với khách hàng để lại thông tin.
Chăm Sóc Thành viên
- Tính năng Tạo thứ hạng thành viên dựa vào số đơn mua hàng và chi tiêu của khách hàng.
- Tính năng Tích điểm và thăng hạng thành viên.
- Tính năng Tăng điểm thưởng vào ngày lễ lớn, sinh nhật hoặc chương trình đặc biệt hoặc Tăng giá trị điểm thưởng cho khách hàng lâu năm (phần trăm thưởng dựa vào hạng thành viên).
- Tính năng Đổi thưởng, đổi voucher, phiếu giảm giá hoặc chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn mua hàng.
- Tính năng Thiết lập ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn "có một không hai" cho khách hàng.
Hệ Thống Kịch Bản Chăm Sóc Có Sẵn
Chiến dịch thông báo: Gửi thông báo về đơn hàng & Gửi thông báo kèm ưu đãi.
Chiến dịch tự động: Chúc mừng sinh nhật; Cảm ơn sau khi mua hàng; Gửi thông báo thăng hạng; Gợi nhớ khách hàng trở lại mua hàng.
Nhờ đó mà doanh nghiệp bạn có thể:
Thấu hiểu tốt nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Gia tăng độ nhận diện, uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.
Tăng lượng mua hàng lặp lại, tăng khách hàng trung thành.
Kích thích và thu hút khách mua hàng, từ đó tăng doanh thu - giảm chi phí Marketing.
Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
4.3 Xem xét năng lực cốt lõi hiện tại
Xem xét năng lực cốt lõi hiện tại
Doanh nghiệp bạn cũng có thể thực hiện các khảo sát nội bộ để tìm ra năng lực cốt lõi. Bằng cách tự đánh giá những lợi thế của bản thân, bạn sẽ có thêm góc nhìn và dữ liệu đa dạng để đối chiếu, so sánh với câu trả lời của khách hàng, đối tác hay nhân viên.
4.4 So sánh với tiêu chí của năng lực cốt lõi
Khi thiết lập thành công các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, hãy tiến hành so sánh chúng với 3 tiêu chí đã được đề cập ở trên. Nếu như có một năng lực đáp ứng cả 3 tiêu chí: hiếm có, không thể sao chép và mang đến giá trị vượt trội thì đó chính là năng lực quan trọng mà doanh nghiệp nên theo đuổi.
5. Một số ví dụ về năng lực cốt lõi của các thương hiệu nổi tiếng
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, sau đây Haravan sẽ nêu ra một số ví dụ về năng lực cốt lõi của các thương hiệu nổi tiếng:
Năng lực cốt lõi của Netflix:
Năng lực cốt lõi của Netflix
Trọng tâm của dịch vụ phát trực tuyến Netflix là cho phép người xem không bị làm phiền bởi quảng cáo và tận hưởng những bộ phim, chương trình mới nhất với chất lượng cao.
Đồng thời, Netflix cũng liên tục đổi mới kho dữ liệu để mang đến gần 15.000 đầu phim có sẵn bằng 30 ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với cả khách hàng phương Đông và phương Tây. Qua những đặc điểm nổi bật này, Netflix đã đạt được mức độ nhận diện thương hiệu rộng khắp và phát triển bằng hình thức tiếp thị truyền miệng vô cùng hiệu quả.
Năng lực cốt lõi của Samsung:
Năng lực cốt lõi của Samsung
Trên trang website chính thức, Samsung có nêu rõ giá trị cốt lõi của mình như sau: “Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh tốt. Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này, cùng với bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra”.
Các giá trị cốt lõi của Samsung luôn hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững, thiết thực và mang lại giá trị đối với những gì mà công ty đã và đang, sẽ làm ra.
Samsung luôn mang trong mình sứ mệnh cống hiến anh tài và công nghệ để mang đến cho người sử dụng trải nghiệm tốt nhất. Để đạt được điều này, Samsung mang nguyên tắc, giá trị riêng biệt là:
- Con người: là nền móng chủ chốt của công ty, Samsung luôn huấn luyện nhân viên của mình trở thành các cá nhân chuyên nghiệp nhất, hoàn hảo nhất và ứng xử văn hóa.
- Chất lượng: hướng tới cảm nhận của các bạn, Samsung luôn đem đến những sản phẩm chất lượng, thích hợp với từng đối tượng.
- Thay đổi: luôn cải tiến, áp dụng những khoa học mới nhất để đáp ứng những sản phẩm hiện đại nhất.
- Chính trực: Samsung luôn hướng tới môi trường làm việc công bằng, văn minh, cương trực.
- Cộng phát triển: Samsung cố gắng cộng tác với những tổ chức khác để cùng phát triển, tăng trưởng.
Năng lực cốt lõi của Starbucks:
Năng lực cốt lõi của Starbucks
Starbucks là một trong những thương hiệu đồ uống chinh phục người tiêu dùng bởi những giá trị khác biệt và ấn tượng. Starbucks cung cấp các sản phẩm cao cấp chất lượng hàng đầu và thực hiện chiến lược khác biệt hóa để tạo nên “văn hóa Starbucks” độc đáo.
Quan trọng hơn, dịch vụ khách hàng là điểm cuốn hút khiến người tiêu dùng yêu thích, sùng bái và tin tưởng vào mọi trải nghiệm khi lựa chọn thương hiệu. Nhờ đó, Starbucks luôn giữ được vị thế cạnh tranh tại hầu hết các thị trường trên khắp thế giới.
Năng lực cốt lõi của Apple:
Năng lực cốt lõi của Apple
Apple có khả năng thiết kế các thiết bị điện tử thu hút những khách hàng có gu thẩm mỹ, có khát vọng vật chất, thích thể hiện bản thân. Những dòng sản phẩm như Iphone, Imac, Ipad của Apple đều được khách hàng ưa chuộng. Từ những người có thu nhập trung bình đến người có thu nhập cao. Đặc biệt với dòng Iphone, khách hàng sẵn sàng “đổi đời" điện thoại khi Apple ra mắt phiên bản mới. Apple đã tạo ra một “cơn sốt đổi mới", cứ ra mắt dòng nào là khách hàng chi tiền cho dòng đó.
Có thể thấy Apple đã đạt được vị thế là công ty có giá trị vốn hóa trên thị trường hiện tại vì tạo ra được những sản phẩm có tính thẩm mỹ hấp dẫn thị giác của khách hàng, mà chưa có thương hiệu nào có thể làm được.
6. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Năng lực cốt lõi là gì?”, đồng thời cũng đã bật mí cho bạn cách xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Việc phát triển và tối ưu hóa năng lực cốt lõi đòi hỏi sự cam kết và ý thức từ mỗi người, qua việc liên tục học hỏi, rèn luyện và áp dụng những kiến thức và kỹ năng này vào thực tế. Trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, việc đầu tư vào năng lực cốt lõi không chỉ giúp đảm bảo thành công cá nhân mà còn góp phần tạo nên sự thịnh vượng và phát triển bền vững cho cả cá nhân và tổ chức.
Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về năng lực cốt lõi và áp dụng chúng hiệu quả vào doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: