Kỹ năng rèn luyện tư duy kinh doanh hiệu quả cho chủ doanh nghiệp

Tư duy kinh doanh là yếu tố rất cần thiết và quan trọng không chỉ đối với những người đứng đầu doanh nghiệp mà còn đối với đội ngũ nhân sự công ty. Làm thế nào để hiểu cách tư duy kinh doanh đúng và hiệu quả? Hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Tư duy kinh doanh là gì?

ren-luyen-tu-duy-kinh-doanh

Tư duy kinh doanh là yếu tố rất cần thiết cho người chủ doanh nghiệp

Tư duy kinh doanh là khả năng tư duy chiến lược, nghiên cứu thị trường, am hiểu tâm lý khách hàng, quan hệ công chúng tốt,… Ngoài ra, tư duy kinh doanh còn là khả năng nhìn xa trông rộng để có thể dự đoán và lường trước những sự việc có thể xảy ra trong tương lai.

Chính vì thế tư duy kinh doanh liên quan trực tiếp đến khả năng phân tích, tổng hợp những sự việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật trong kinh tế và quản trị kinh doanh.

Bên cạnh đó, tư duy kinh doanh cần gắn liền với các hoạt động và chiến lược sản xuất, cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cụ thể cho thị trường. Đó là tư duy và quyết định đi từ tổng quan đến các hoạt động chi tiết có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Doanh nghiệp sẽ kinh doanh đơn ngành hay là đa ngành; kinh doanh sản phẩm vật lý hay là sản phẩm dịch vụ hoặc là kinh doanh cả hai?
  • Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp là trong nước hay quốc tế?
  • Tự thực hiện mọi khâu của quá trình kinh doanh hay chỉ thực hiện một vài công đoạn của toàn bộ quá trình? Nếu chỉ thực hiện một hoặc vài công đoạn thì mình đóng vai trò quyết định toàn bộ quá trình kinh doanh hay chỉ đóng vai trò phụ?
  • Doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu đại trà hay từng nhóm khách hàng riêng biệt?
  • Nhận định bạn hoặc thù trong cạnh tranh, cạnh tranh đối đầu hay là vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng?

2. Vì sao cần phải có tư duy kinh doanh?

Ngoài vấn đề tài chính, người muốn kinh doanh thành công còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố về mặt tư duy, kiến thức, hiểu biết và mối quan hệ xã hội. Khi có tư duy kinh doanh, bạn sẽ biết mình cần làm gì và chủ động đón nhận những vấn đề tốt hoặc xấu xảy ra đối với doanh nghiệp.

ren-luyen-tu-duy-kinh-doanh

Có tư duy kinh doanh bạn sẽ biết mình cần làm gì

  • Biết điều mình cần làm gì: Mỗi công ty luôn có định hướng khác nhau về những điều họ cần: Hoạt động trong lĩnh vực gì, ở địa điểm nào, xây dựng hệ thống chi nhánh ra sao, cách nâng tầm giá trị thương hiệu… Những điều này được thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của công ty, cũng như mục tiêu cần thực hiện trong một mốc thời gian cụ thể. Nếu có tư duy kinh doanh phù hợp, bạn chắc chắn sẽ hạn chế được rủi ro về nhân lực, tài chính, rút ngắn thời gian để thành công.
  • Quản trị rủi ro có tư duy kinh doanh: Bất cứ lúc nào khi khởi nghiệp hay vận hành công ty, tất cả những người lãnh đạo cần phải có sự dự phòng: Kế hoạch dự phòng, ngân sách dự phòng, kế hoạch cấp bách, kế hoạch quản trị rủi ro về thông tin, nhân sự và thương hiệu.
  • Xây dựng hệ sinh thái thống nhất và đa dạng: Mở rộng lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ là những điều mà các doanh nghiệp lâu năm thường làm. Vậy nên việc xây dựng hệ sinh thái có sự thống nhất về lợi thế cạnh tranh, cơ hội, nguồn vốn, quy mô luôn là sự ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Người lãnh đạo thông minh là người có sự chuẩn bị về tư duy và chúng luôn có mặt trên bàn làm việc.
  • Thái độ trong kinh doanh: Tư duy kinh doanh không chỉ ám chỉ những con số, mà đó còn là văn hoá doanh nghiệp. Phương pháp trao đổi, ứng xử ra sao với khủng hoảng sẽ thể hiện tư duy và nhân sinh quan của con người. Cảm xúc cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến kinh doanh nên bạn cũng cần lưu ý.

3. Các biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt

Tư duy kinh doanh cũng có thể hiểu như tư duy chiến lược. Đó là khả năng nhìn xa trông rộng, giúp bạn giảm thiểu hoặc ngăn chặn các sai lầm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, người có tư duy kinh doanh tốt là người có tầm nhìn và khả năng ra quyết định trước các vấn đề như: tuyển dụng nhân sự, vận hành doanh nghiệp, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thị trường,…

Dưới đây là 7 biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt dễ thấy nhất ở người chủ doanh nghiệp:

3.1 Sở hữu nền tảng kiến thức tốt

Để có được tư duy kinh doanh tốt, bạn cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc được tích luỹ ở sách vở và nỗ lực rèn luyện kinh nghiệm của bản thân. Đây là những kiến thức cần thiết để bạn đưa ra được các chiến lược kinh doanh đồng thời hỗ trợ tốt các vấn đề cấp thiết trên con đường kinh doanh.

3.2 Tính định hướng chiến lược

Người có tư duy kinh doanh thường có một tầm nhìn rất tốt. Điều này được thể hiện ở khả năng dự đoán những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tương lai và nắm bắt mọi thứ một cách toàn diện. Đây là yếu tố cần thiết giúp công việc kinh doanh của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu hướng của thị trường. Người có tầm nhìn tốt sẽ mở ra một bức tranh tươi sáng cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh.

ren-luyen-tu-duy-kinh-doanh

Tư duy kinh doanh giúp định hướng chiến lược đúng đắn

3.3 Tư duy độc lập

Điều này có thể hiểu là bạn sẵn sàng làm việc một mình. Ở những thời điểm cần thiết, bạn đủ mạnh mẽ và quyết liệt đưa ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đó là tư duy cần thiết của một người làm chủ, người làm công tác quản trị.

3.4 Tính sáng tạo

Tính sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Đặc biệt, đối với những nhân sự chủ chốt, đứng đầu doanh nghiệp cần luôn sáng tạo để truyền động lực cũng như mang đến những giải pháp hoạt động kinh doanh mới, duy trì thậm chí gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

3.5 Phát huy năng lực của nhân viên

Mỗi nhân viên đều có điểm mạnh điểm yếu riêng. Người có tư duy kinh doanh sẽ đánh giá đúng năng lực của nhân viên, từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy điểm mạnh của mình, tạo nên giá trị tích cực cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

3.6 Khả năng tổ chức thực hiện

Nếu chỉ dùng lại ở việc lập kế hoạch tốt thì vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của chiến lược. Người có tư duy kinh doanh cần có khả năng triển khai hoạt động dựa trên kế hoạch dài hạn đã đặt ra. Mỗi hoạt động, mỗi quyết định đều cần phải đặt câu hỏi, phân tích chi tiết để có được tính hiệu quả cao nhất.

4. Tư duy kinh doanh có rèn luyện được không?

Mỗi người vẫn lầm tưởng rằng tư duy kinh doanh hay tư duy quản trị đều thuộc về yếu tố bẩm sinh hay đam mê. Tuy nhiên, trên thực tế đây đều là những tư duy có thể được hình thành và phát triển trong quá trình bạn học tập, làm việc và va chạm với thị trường thực tế.

ren-luyen-tu-duy-kinh-doanh

Tư duy kinh doanh không phải năng lực bẩm sinh

Điều này có thể hiểu là tư duy kinh doanh tốt không phải tự nhiên mà có hay có thể sở hữu một cách dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện và thực chiến. Chỉ những ai thực sự chăm chỉ rèn luyện, trau dồi kiến thức thì mới có được tư duy kinh doanh tốt để lãnh đạo, phát triển và duy trì doanh nghiệp của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Đừng ngần ngại nếu bạn chưa có tư duy kinh doanh đúng đắn. Quan trọng nhất vẫn là bạn phải chủ động tìm tòi, phân tích khả năng của bản thân ở hiện tại, trau dồi thêm những kỹ năng hay năng lực còn thiếu để hoàn thiện tư duy kinh doanh của mình.

5. Phương pháp áp dụng tư duy kinh doanh hiệu quả

Tư duy kinh doanh sẽ được áp dụng khi nào? Sử dụng tư duy kinh doanh như thế nào để hiệu quả cao nhất? Đó luôn là những vấn đề để đo lường tư duy của chủ doanh nghiệp. Trước hết, hãy xem xét một số phương pháp áp dụng tư duy kinh doanh phổ biến nhất:

5.1 Khả năng ứng biến

Mọi thứ trong thị trường luôn có sự thay đổi, biến chuyển không ngừng nghỉ và điều đó được thể hiện rõ ràng nhất trong kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh khi triển khai trong năm nay có thể hiệu quả những năm tới lại trở nên lỗi thời. Vì vậy, các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp buộc phải dự đoán xu hướng thay đổi của người tiêu dùng và đưa ra các giải pháp phát triển kịp thời để duy trì doanh nghiệp.

ren-luyen-tu-duy-kinh-doanh

Khả năng ứng biến giúp bạn chủ động điều chỉnh kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp

5.2 Tư duy đi cùng đạo đức nghề nghiệp

Bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào thì trước hết đạo đức nghề nghiệp, chân chính và tuân thủ pháp luật phải luôn là điều mà bạn hướng đến. Đây được xem là cơ sở để bạn tạo ra nền tảng bền vững cho các hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Giá trị mà bạn nhận được không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà còn phải bao gồm cả giá trị thương hiệu và khả năng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

5.3 Nhanh bén trong kinh doanh

Bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng đều cần phải nhạy bén không chỉ bằng bản năng mà còn cần phải rèn luyện và thực chiến một cách thường xuyên. Cơ hội đến thường không rõ ràng và việc bỏ lỡ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nắm bắt thời cơ nhanh chóng, đúng lúc sẽ tạo nên những giá trị vượt bậc trong kinh doanh.

6. Kết luận

Tư duy kinh doanh không phải là khả năng bẩm sinh mà là năng lực được phát hiện và phát triển trong quá trình làm việc. Do vậy, đừng lo lắng nếu bạn chưa có đầy đủ những yếu tố nhưng trong bài viết trên chia sẻ, tư duy kinh doanh sẽ được mãi giũa và rèn luyện. Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn sẽ biết được điểm mạnh cần phát huy và bổ sung những điều còn thiếu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hơn.

--------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Hành vi tiêu dùng là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: