Kênh phân phối là hình thức trung gian giúp nhà bán tiếp cận và đưa sản phẩm đến khách hàng của mình. Lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm, đem lại doanh thu cao.
Hiện nay, có 2 kênh phân phối đang sử dụng rộng rãi, đó là GT và MT. Vậy kênh GT và MT là gì? Sự khác biệt giữa 2 kênh này là gì? Làm sao để triển khai hiệu quả? Bài viết hôm nay của Haravan sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi này.
1. Kênh GT và MT là gì?
Doanh nghiệp là đối tượng mong muốn đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng để tiêu thụ, khách hàng là đối tượng có nhu cầu mua sản phẩm để sử dụng, từ đó kênh phân phối sẽ đứng ra làm cầu nối giữa 2 đối tượng này.
GT và MT hiện đang là hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và cũng là kênh phân phối được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
1.1 Kênh GT là gì?
Kênh GT (General Trade) được dùng để chỉ những kênh phân phối hàng hóa truyền thống như chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa, chợ nhỏ ở địa phương…
GT là hình thức phân phối theo cấp bậc, bao gồm các cấp bậc như nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, chợ đầu mối, các cửa hàng nhỏ lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Hiện tại kênh GT có các kênh phân phối chính như sau:
- Grocery: đại lý tổng hợp
- Small shop/store: cửa hàng tạp hóa
- Traditional market: chợ truyền thống bán đa dạng các mặt hàng và thực phẩm
- Pharmacy store: cửa hàng thuốc
1.2 Kênh MT là gì?
Kênh MT (Modern Trade) được dùng để chỉ những kênh phân phối hàng hóa hiện đại. Hình thức phân phối này sẽ tập trung tại các địa điểm như trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, chuỗi
siêu thị mini, các
cửa hàng tiện lợi,...
Đây là nơi tập trung của những thương hiệu lớn, thương hiệu lâu năm và cả những thương hiệu mới ra mắt. Những địa điểm phân phối của kênh MT hiện đang sử dụng những mô hình quản lý và vận hành chuyên nghiệp, đem đến trải nghiệm tốt và tiện lợi cho các doanh nghiệp tham gia mô hình này.
Kênh MT là gì?
Hiện tại kênh MT có các kênh phân phối chính như sau:
- Hypermarket: đại siêu thị - hình thức cao cấp hơn của siêu thị có quy mô lớn tích hợp các khu ăn uống như Lotte Mart, Emart,...
- Supermarket: siêu thị như Big C,..
- Minimart: siêu thị mini giống như Coop Mart, VinMart,...
- CVS (customer valued store): cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25,...
- Health & Beauty store: chuỗi cửa hàng sức khỏe và sắc đẹp như Guardian, Watsons, Pharmacity,...
EBOOK MỚI GIÚP BẠN TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH
2. Phân biệt kênh GT và kênh MT:
Khái niệm cơ bản của kênh GT và MT là như vậy, nhưng chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ được sự khác biệt cũng như ưu và nhược điểm của từng kênh để có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của mình.
2.1 Ưu và nhược điểm của kênh GT:
Ưu điểm
- GT là kênh phân phối nhiều cấp bậc kênh số lượng thành viên trong hệ thống rất lớn và chủ doanh nghiệp không thể nắm hết được. Tuy nhiên lợi thế của hình thức này cũng sẽ là quản lý theo cấp bậc, chủ doanh nghiệp chỉ cần nắm và quản lý nhân viên tiếp thị của mình, những người trực tiếp đem sản xuất của mình đến giới thiệu và liên kết với các nhà phân phối bên dưới.
- Kênh GT sẽ không mất nhiều chi phí đăng ký và thường sẽ rẻ hơn so với kênh MT.
Nhược điểm
- Vì phân phối nhiều cấp bậc nên gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá bán và chương trình chiết khấu giữa các các bậc.
- Dễ xảy ra tình trạng bán phá giá và xung đột giá vì không có sự thống nhất giữa các nhà phân phối.
- Kênh GT là hình thức phân phối đã có từ lâu, do đó các nhà phân phối và đội ngũ quản lý cũng có từ lâu nên dễ xảy ra cạnh tranh, tranh chấp giữa các nhà phân phối với nhau.
Ưu và nhược điểm kênh GT, kênh MT
2.2 Ưu và nhược điểm của kênh MT:
Ưu điểm
- Doanh nghiệp có thể quản lý hàng hóa, sản phẩm bằng hệ thống chuyên nghiệp.
- Dễ dàng xác định và tiếp cận được người tiêu dùng.
- Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp sản phẩm của mình thông qua các địa điểm phân phối của kênh MT
Nhược điểm
- Kênh MT chỉ tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn có sức tiêu thu cao. Do đó sẽ hạn chế phạm vi tiếp cận khách hàng.
- Kênh MT là hình thức phân phối do đó cần nhiều thời gian và chi phí để tiếp thị và quảng bá đến người tiêu dùng.
2.3 Sự khác nhau giữa kênh GT và kênh MT?
Để có cái nhìn tổng quát về kênh GT và MT, sự khác biệt giữa 2 kênh; từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy cùng Haravan điểm qua những điểm cơ bản dưới đây:
Đặc điểm | Kênh GT | Kênh MT |
Khái niệm | Là kênh phân phối truyền thống gồm nhiều cấp bậc từ nhà sản xuất đến hệ thống bán sỉ đến các nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. | Là kênh phân phối thông qua các địa điểm như trung tâm thương mại, siêu thị,...hàng hóa sẽ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. |
Ưu điểm | - Chi phí rẻ hơn
- Là kênh phân phối có thể sử dụng ở tất cả các khu vực
| - Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp sản phẩm của mình
- Sử dụng mô hình quản lý và vận hành chuyên nghiệp, rõ ràng.
|
Nhược điểm | - Không kiểm soát được chương trình giá bán, chiết khấu.
- Có sự tranh chấp giữa các đơn vị phân phối.
| - Tốn nhiều thời gian và chi phí marketing.
- Bị giới hạn khu vực phân phối.
|
3. Bí kíp phát triển kênh GT và MT hiệu quả:
Bên cạnh việc tìm hiểu kênh GT và MT là gì để lựa chọn kênh phù hợp, bạn cũng cần phải có những chiến lược để phát triển kênh hiệu quả.
3.1 Đối với kênh GT:
Thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng
Hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng luôn là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần thực hiện. Đối tượng người tiêu dùng của kênh GT là khách hàng cá nhân ở nhiều khu vực khác nhau nên hành vi tìm hiểu sản phẩm và quyết định mua hàng của họ cũng có sự khác nhau.
Do đó, để có thể bán nhiều hàng, doanh nghiệp cần tiếp cận đến đúng khách hàng với sản phẩm đúng nhu cầu họ cần.
Chiến lược khuyến mãi hấp dẫn
Có rất nhiều đối thủ của bạn đang kinh doanh cùng sản phẩm và cũng tiếp cận chung tệp khách hàng của bạn. Do đó, chiến lược khuyến mãi tốt và độc lạ sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn.
Xây dựng chiến lược khuyến mãi hấp dẫn
Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ tiếp thị sản phẩm
Đây chính là người trực tiếp đưa sản phẩm của bạn đến các cấp bậc bên dưới. Bạn cần xây dựng một đội ngũ tiếp thị hùng hậu và chuyên nghiệp.
Bạn cần đào tạo cho đội ngũ nhân sự của mình cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả, bên cạnh đó cần có những quy định và kỷ luật trong phong cách làm việc để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính sách chăm sóc khách hàng
Là hoạt động trước, trong và sau bán hàng mà các doanh nghiệp cần thực hiện tốt để giữ chân khách hàng, thu hút khách nhiều khách hàng và xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
3.2 Đối với kênh MT:
Tăng tương tác với khách hàng
Bạn có thể tăng tương tác với khách hàng bằng cách mở các gian hàng thương hiệu tại các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn,... đây là nơi thu hút và tập trung nhiều người tiêu dùng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần có những chiến lược và hoạt động độc đáo để đưa sản phẩm đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh “kệ chính”
Việc được trưng bày sản phẩm tại kệ chính sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng, đây là cách giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu cùng ngành khác và giúp đưa sản phẩm của bạn đến tay khách hàng nhanh hơn.
Chiến lược kinh doanh kệ chính
Chiến lược “kệ thứ cấp”
Để thành công với chiến lược này bạn cần có chiến lược thu hút để giữ chân khách hàng lại vị trí trưng bày của mình.
Những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của chiến lược như cách bày trí sản phẩm bắt mắt, cách sắp xếp sản phẩm thông minh, sản phẩm thu hút,...
Hiểu rõ vị thế sản phẩm trên thị trường
Hiểu được vị trí sản phẩm của bạn đang ở đâu trên thị trường bạn có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh và Marketing phù hợp, ngoài ra bạn có thể cải tiến sản phẩm của mình để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
4. Nên lựa chọn nhóm hàng hóa nào thì nhập kênh MT, hay GT:
Việc lựa chọn nhà cung cấp là kênh MT hay kênh GT cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà kinh doanh cần lưu ý. Hiện nay có 3 mô hình kinh doanh chính để lựa chọn nhà cung cấp:
Đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đây đa phần là những hình thức kinh doanh quy mô nhỏ, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, phổ thông và có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Đối với mô hình này cần ưu tiên lựa chọn nhập hàng từ kênh GT để làm việc trực tiếp với nhà phân phối tại địa phương vì quy trình nhập hàng và làm việc sẽ đơn giản kênh MT.
Bên cạnh đó nếu bán là khách hàng trung thành thì sẽ có thêm những chiết khấu đặc biệt, giá nhập hàng tốt hơn so với kênh MT.
Lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa
Đối với mô hình kinh doanh chuỗi siêu thị mini, siêu thị lớn
Bạn có thể kết hợp nhập hàng từ nhà cung cấp cả 2 kênh GT và MT. Nhập hàng từ kênh GT sẽ giúp bạn có giá mềm hơn kênh MT, tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp, cần những cam kết về chất lượng, hợp đồng,... thì kênh MT lại đáp ứng được.
Do đó bạn có thể cân nhắc giữa sự đặc thù của các loại sản phẩm và số lượng nhập nên có thể quyết định chọn kênh GT hay MT.
Đối với mô hình kinh doanh trung tâm thương mại
Đây là hình thức kinh doanh quy mô lớn và chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp kênh MT. Bạn cần có những cam kết trong cách làm việc, hợp tác giữa 2 bên và khi có vấn đề có thể giải quyết ngay với chủ doanh nghiệp thì kênh MT chính lựa chọn hoàn hảo cho bạn lựa chọn.
5. Kết luận:
Các doanh nghiệp cần hiểu rõ kênh GT và MT là gì, cách triển khai hiệu quả để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Từ đó phát triển hoạt động bán hàng, giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm đến đúng người tiêu dùng, mang về doanh thu cao doanh nghiệp và đây cũng là cách để bạn có thể tăng nhận diện thương hiệu của mình trong mắt khách hàng. Chúc các bạn kinh doanh thành công.
------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Bài viết cùng chủ đề: