Đối với những người làm kinh doanh, bán phá giá là một khái niệm khá quen thuộc. Đây là một hình thức bán hàng mang lại nhiều tác động tiêu cực đến thị trường kinh doanh nói chung. Mục tiêu của hành vi bán phá giá là để tạo giá bán sản phẩm của mình rẻ hơn đối thủ để thu hút khách hàng. Vậy cụ thể như thế nào là bán phá giá? Có những biện pháp chống bán phá giá nào hiệu quả. Cùng Haravan tìm hiểu ngay sau đây.
1. Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là khái niệm dùng để chỉ việc giá thành bán ra của các sản phẩm ở một thị trường nhất định ở dưới mức giá thành sản xuất ra nó. Bán phá giá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh và đánh bại đối thủ để chiếm lĩnh thị trường, ngay cả khi họ phải chịu một khoản lỗ. Đây là một hành vi kinh doanh được xem là bất hợp pháp.
Có ba trường hợp thường thấy của việc bán phá giá là: giá bán ra thực tế thấp hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá bán nội địa nhưng vẫn cao hơn giá trị sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thấp nhất đang bán trên thị trường.
Đối với thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, bán phá giá được hiểu là hành vi các doanh nghiệp xuất khẩu, bán hàng sang nước khác với giá thấp để giành thị trường nhập khẩu. Việc bán phá giá diễn ra trong xuất nhập khẩu sẽ dẫn những thiệt thòi, tổn hại cho nhà sản xuất trong nước.
Để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất trong nước cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/10/2004. Pháp lệnh quy định các biện pháp chính phủ Việt Nam áp dụng xử lý đối với các hành vi bán phá giá từ đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
2. Mục tiêu của việc bán phá giá
Các đối tượng, nhà kinh doanh có hành vi bán phá giá nhằm mục đích làm cho giá sản phẩm của mình bán ra rẻ hơn so với sản phẩm tại thị trường nội địa. Từ đó, người bán phá giá sẽ dễ dàng thu hút khách hàng ổn định, nhanh chóng chiếm được vị thể trên thị trường khu vực, chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài.
Mục tiêu việc bán phá giá
Đây cũng là một trong những mục tiêu chính của việc bán phá giá. Nếu như nhà nước không có quy định chặt chẽ để ngăn chặn hành vi này thì việc bán phá giá sẽ gây nên những hệ lụy cho thị trường trong nước, làm cho nền kinh tế bị điều phối nghiêm trọng. Các doanh nghiệp bán phá giá sẽ nhanh chóng thống lĩnh thị trường và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khác.
> Xem thêm: Cách định giá sản phẩm đơn giản, hiệu quả cho doanh nghiệp
3. Các hình thức bán phá giá phổ biến
Hiện nay, có ba hình thức bán phá giá phổ biến thường được cách doanh nghiệp sử dụng đó là:
Đây là xu hướng bán các sản phẩm cho thị trường nước ngoài với giá cả thấp hơn so với giá bán tại nội địa. Mục đích là để tăng trưởng doanh thu lớn nhất từ việc xuất khẩu.
Đây là cách bán phá giá xuất khẩu tại những thời điểm nhất định để tăng sự cạnh tranh với đối thủ trong nước.
Bán phá giá không thường xuyên:
Đây là hành vi bán hàng phá giá để tránh các rủi ro của thị trường quốc tế, giải quyết những vấn đề cần giải quyết gấp về tài chính cho doanh nghiệp.
Bằng cách giảm giá sản phẩm, doanh nghiệp có hy vọng thu hút khách hàng và nhanh chóng tạo lượng tiêu thụ đủ lớn để giải quyết tạm thời các khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức này cần được sử dụng cẩn thận để tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín và giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
4. Nguyên nhân - Hậu quả của việc bán phá giá
Bán phá giá là hành vi trái với luật pháp quy định. Vậy những nguyên nhân chính dẫn đến việc bán phá giá và hậu quả mà nó gây ra như thế nào?
4.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bán phá giá của các nhà xuất khẩu, kinh doanh. Hầu như tất cả các hành vi bán phá giá đều có mục đích không lành mạnh, những nguyên nhân chính thường là:
Mong muốn nhanh chóng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để độc quyền kinh doanh trong khu vực.
Bán phá giá tại các nước nhập khẩu để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.
Do nhập siêu lớn, thiếu hụt nguồn ngoại tệ nên áp dụng bán phá giá để nhanh thu về ngoại tệ để bù vào.
Do số lượng hàng tồn kho trong nước quá nhiều, không thể giải quyết hết bằng cơ chế giá thông thường nên phải bán phá giá.
Hàng tồn quá nhiều cũng là lý do của bán phá giá
Đôi khi, việc bán phá giá cũng do công việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không bán được hàng, cung vượt quá cầu, công đoạn sản xuất bị đình trệ nên cần bán nhanh nhất có thể để thu hồi vốn.
Quy định của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO và pháp luật các nước về việc áp dụng các luật và thuế chống bán phá giá sẽ không quan tâm đến lý do dẫn đến việc bán phá giá của nhà sản xuất.
4.2. Hậu quả
Theo WTO xác định rõ, việc bán phá giá trong kinh doanh sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, cụ thể là:
Gây ra thiệt hại về vật chất cho nền sản xuất trong nước.
Gây cản trở hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp tương tự trong nước do không thể cạnh tranh với giá cả hàng hóa với bên bán phá giá, làm cho nền sản xuất bị đình trệ, có thể bị phá sản, kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế nước nhập khẩu.
Các hậu quả này khó định lượng một cách rõ ràng. Do đó, các nước nhập khẩu cần áp dụng chặt chẽ các công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách áp các thuế chống bán phá giá.
5. Các biện pháp chống bán phá giá hiệu quả
Thông thường, các nước nhập khẩu sẽ có điều khoản, biện pháp chống bán phá giá áp dụng chống lại các hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Có 2 biện pháp chống bán phá giá thường dùng như sau.
5.1. Áp dụng thuế chống bán phá giá
Áp thuế chống bán phá giá là giải pháp hiệu quả được sử dụng rộng rãi để chống bán phá giá tại các nước nhập khẩu. Cách làm này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trong phạm vi điều tra hoặc bị kết luận là bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất các nước nhập khẩu.
Áp dụng thuế chống bán phá giá
Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài sẽ được tính mức thuế chống bán phá giá riêng, không cao hơn biên phá giá của họ. Đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không thuộc phạm vi các cuộc điều tra thì mức thuế áp dụng sẽ không quá biên giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn điều tra.
Theo quy định của WTO, thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng kéo dài không quá 5 năm từ ngày có quyết định áp dụng thuế hoặc kể từ ngày rà soát lại. Quyết định sẽ có hiệu lực với hàng hóa nhập khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm quyết định được ban hành.
5.2. Biện pháp tự vệ
Biện pháp tự về có thể hiểu là cách đối phó tạm thời để hạn chế việc nhập khẩu một số loại mặt hàng khi việc hàng hóa đó được nhập vào trong nước với số lượng tăng nhanh, có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền sản xuất trong nước.
Biện pháp tự về chỉ áp dụng được cho hàng hóa, không sử dụng được cho các loại dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Các nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có thể áp dụng biện pháp tự vệ này. Tuy nhiên quá trình thực hiện cần đảm bảo tuân theo quy định, điều kiện, thủ tục do WTO quy định.
Áp dụng biện pháp tự vệ để chống bán phá giá
Việc áp dụng biện pháp tự vệ để chống bán phá giá chỉ áp dụng được khi nước nhập khẩu đã thực hiện điều tra và chứng minh đủ các điều kiện sau:
Hàng hóa được điều tra được nhập khẩu vào trong nước với số lượng tăng đột biến.
Ngành sản xuất của sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa được điều tra bị thiệt hại, bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng.
Có mối quan hệ giữa việc nhập khẩu tăng đột biến với thiệt hại/đe dọa thiệt hại kể trên.
Đồng thời, khi xét về sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu đột biến cần đáp ứng đủ các yếu tố sau:
Sự gia tăng hàng hóa này là gia tăng tuyệt đối hoặc gia tăng tương đối so với ngành sản xuất trong nước (kể cả trường hợp hàng nhập khẩu không tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm mạnh).
Sự gia tăng hàng hóa có sự đột biến, diễn ra đột ngột, tức thời.
Điều kiện chung quy định, việc hàng hóa nhập khẩu gia tăng phải thuộc diện không dự đoán trước được vào thời điểm nước nhập khẩu đàm phán tham gia Hiệp định SG.
6. Điều kiện được áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Trên thực tế, không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi nước nhập khẩu đã hoàn thành việc điều tra khẳng định 3 yếu tố quan trọng sau:
Hàng hóa được bán phá giá với biên độ phá giá không dưới 2%.
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể/ bị đe dọa thiệt hại đáng kể/ bị ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất đó.
Có mối quan hệ mật thiết giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của các ngành sản xuất nói trên.
Điều kiện được áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Cách tính biên độ phá giá
Biên độ phá giá được tính theo công thức sau:
Biên độ phá giá = (Giá thông thường - Giá xuất khẩu) / Giá xuất khẩu
Trong đó:
Giá thông thường: Giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu hoặc giá bán của sản phẩm tương tự được nước xuất khẩu đó nhập sang nước thứ ba hoặc giá được thiết lập từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, phi phí quản lý, bán hàng cùng với khoản lợi nhuận phù hợp.
Giá xuất khẩu: Là giá ghi trong hợp đồng bán hàng của bên xuất khẩu với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)
> Xem thêm: Tìm hiểu về giá bán và các công thức tính giá bán
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin cung cấp để các bạn hiểu rõ hơn về hành vi bán phá giá, những hệ lụy của nó và biện pháp chống bán phá giá hiệu quả thường được sử dụng. Chống bán phá giá là việc cần thiết để giữ ổn định nền sản xuất trong nước, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh từ các nước xuất khẩu khác. Hy vọng kiến thức mà Haravan cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.
>> Xem thêm những bài viết cùng chủ đề: