Thành phẩm là phần vô cùng quan trọng trong việc xác định hàng tồn kho và cũng như là doanh thu của công ty. Vì vậy cần có những hạch toán, ghi nhận một cách rõ ràng và chi tiết để quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Qua bài viết này Haravan sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức liên quan đến thành phẩm là gì và quy trình quản lý thành phẩm hiệu quả.
1. Thành phẩm là gì?
Thành phẩm là gì?
Thành phẩm có tên tiếng anh là Finished goods là những sản phẩm đã hoàn thành quá trình sản xuất, chế biến do các bộ phận sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp tự làm hoặc thuê bên ngoài đã gia công xong. Tất cả những thành phẩm này đều đã được kiểm nghiệm và đánh giá một cách kĩ càng để đạt tiêu chuẩn nhập kho.
Bên cạnh đó còn có khái niệm bán thành phẩm tức chỉ những sản phẩm chỉ mới hoàn thành xong một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất. Những thành phẩm này đã đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định nhập kho để hoàn thiện hoặc có thể bán những phần nhỏ ra ngoài.
2. Cách đánh giá thành phẩm chính xác
Thông thường thành phẩm sẽ được đánh giá dựa trên giá thành sản xuất thực tế theo nguyên tắc giá gốc. Tuy nhiên bạn có thể linh hoạt thay đổi phương pháp đánh giá sao cho phù hợp với tình hình thực tế là được.
Đánh giá thành phẩm
2.1. Đánh giá thành phẩm nhập kho
Những thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, hoàn thành nhập kho được đánh giá dựa trên giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Những chi phí này đã bào gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí thuê nhân công…Còn đối với những thành phẩm thuê ngoài gia công sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh dựa trên thực tế gia công. Trong đó gồm có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vận chuyển…
> Xem thêm: Tìm hiểu về chi phí kinh doanh và các giải pháp tối ưu chi phí kinh doanh hiệu quả
2.2. Đánh giá thành phẩm xuất kho
Để đánh giá được thành phẩm xuất kho cần dựa trên giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Thành phẩm trong nhóm tài sản hàng tồn kho, do đó cần dựa vào chuẩn mực số 02 của kế toán hàng tồn kho thì việc tính giá thành thực tế của sản phẩm có thể áp dụng 4 phương pháp sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập sau, xuất trước
Giá gốc của thành phẩm xuất kho có thể được tính dựa theo công thức:
Giá gốc thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Đối với cách xác định đơn giá bình quân gia quyền, kế toán viên có thể xác định như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ lưu trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
3. Thành phẩm và sản phẩm có gì khác nhau?
3.1. Phạm vi
Phạm vi của thành phẩm được xác định ở giai đoạn cuối của quy trình công nghệ trong giai đoạn sản xuất. Trong khi đó sản phẩm thì rộng hơn khi tính cả thành phẩm và bán thành phẩm.
3.2. Giới hạn
Thành phẩm là gì? Đó là kết quả của một quy trình sản xuất gắn liền với quy mô của một doanh nghiệp nhất định. Bao gồm những công nghệ, máy móc…của doanh nghiệp ấy. Còn sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm và thành phẩm
4. Lợi ích của việc tính toán hàng tồn kho thành phẩm
4.1. Kiểm soát được lợi nhuận gộp và tài sản lưu động
Hàng tồn kho góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy lợi nhuận và được tính là tài sản lớn nhất của công ty. Vì vậy cần phải đo lường chính xác loại tài sản hiện tại và tính toán ngân sách hoạt động cho tương lai. Tránh việc nhầm lẫn hoặc thiếu sót những khoản này vì sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
4.2. Tránh thừa nguyên liệu
Sau khi xác định được chính xác lượng nguyên liệu tồn kho của doanh nghiệp thì sẽ có những kế hoạch để phân phối sản phẩm hợp lý hơn. Ngoài ra việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được vừa đủ số lượng nguyên liệu cần nhập vào để sản xuất, tránh được tình trạng nhập dư. Cách này rất có lợi cho việc giải phóng tiền mặt và giảm chi phí cho việc lưu trữ, vận chuyển.
4.3. Chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất
Doanh nghiệp sau khi theo dõi sát sao việc nhập và xuất kho hàng hóa sẽ tác động lên dây chuyền sản xuất một cách tích cực. Điều chỉnh quy trình làm việc bằng cách tích hợp tự động hóa và lặp lại theo quy trình hiện đại.
Chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất
5. Cách xác định giá gốc của thành phẩm
5.1. Xác định giá gốc thành phẩm nhập kho
Thành phẩm thuê ngoài chế biến = Chi phí chế biến + Các chi phí liên quan trực tiếp đến công việc chế biến
5.2. Xác định giá gốc thành phẩm xuất kho
Giá gốc thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân gia quyền dựa vào giá:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân gia quyền dựa vào số thành phẩm:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ = Số thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Số thành phẩm nhập trong kỳ.
6. Quy trình quản lý kho thành phẩm
6.1. Quản lý xuất kho
Kế toán nắm giữ vai trò kiểm tra số lượng và đảm bảo đủ những thành phần theo yêu cầu xuất. Sau khi đảm bảo đủ thành phần rồi thì sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Sau khi lập phiếu xuất kho thì sẽ chuyển đến thủ kho. Bước cuối cùng là thủ kho phải xuất theo đúng dữ liệu được in trên phiếu xuất kho đã lập.
6.2. Quản lý nhập kho
Những yêu cầu về nhập thành phẩm vào kho thì các thủ kho cần đặc biệt để tâm và ký xác thực vào giấy giao nhận. Sau khi thủ kho lập được phiếu nhập kho và ký giấy thực hiện việc nhập hàng thì cần nhanh chóng xác định được chính xác số lượng thành phẩm hiện có trong kho.
Quản lý nhập kho
6.3. Quản lý chuyển kho thành phẩm
Vào những trường hợp phát sinh nhu cầu chuyển đổi thành phẩm giữa các kho với nhau thì quản kho cần gửi những đề xuất đến các phòng ban có thẩm quyền. Và khi có sự đồng ý tiền hành lập phiếu thì có thể thực hiện việc chuyển thành phẩm tới kho yêu cầu, vì vậy cần đảm bảo quy trình kiểm kê chi tiết số lượng thành phẩm để tránh xảy ra sai sót. Bên cạnh đó cần phải theo dõi những dữ liệu một cách kỹ càng và cẩn thận, có thể áp dụng các phần mềm quản lý kho để tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
> Xem thêm: Tổng hợp những cách quản lý kho hiệu quả không thể bỏ qua
7. Những câu hỏi thường gặp khi quản lý kho
7.1. Tại sao các đơn hàng COD dù đã chuyển trạng thái đã giao hàng, đã thanh toán, đã nhận COD thì vẫn không được tạo phiếu thu tự động ở Sổ quỹ?
Nguyên nhân: Điều kiện để tạo phiếu thu tự động ở Sổ quỹ cho đơn hàng thu COD là: đơn hàng phải được xác nhận thanh toán và xác nhận đã đối soát bằng file đối soát. Do đó, để có thể ghi nhận phiếu thu cho các đơn COD, nhà bán hàng cần nhập file đối soát các đơn COD và xác nhận thanh toán.
7.2. Những kỹ năng cần thiết đối với nhân viên kho
Kỹ năng quan trọng không thể thiếu đối với những quản lý kho là giao tiếp. Thủ kho cần phải biết lắng nghe, chủ động đối thoại với đồng nghiệp để tránh xung đột. Bên cạnh đó, kỹ năng lên kế hoạch và kỹ năng lãnh đạo cũng là nền tảng để giúp việc quản lý cửa hàng hiệu quả hơn.
Đối với những kho hàng lớn, bạn cần biết thêm về kỹ năng tổ chức và quản lý nhân sự. Việc này nhằm tối ưu hóa hoạt động trong kho, giảm thất thoát. Thủ kho phải phân công nhiệm vụ cụ thể và bố trí số lượng nhân viên hợp lý với công tác trong kho. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đề ra nội quy và quy trình làm việc nhằm đảm bảo tính kỷ luật, đưa đến môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Với nền tảng kinh doanh đa kênh cùng hệ thống quản lý tồn kho hiện đại và tối ưu, Haravan giúp các nhà bán lẻ dễ dàng kiểm soát tồn kho, sản phẩm, quản lý đơn hàng và thu chi từ nhiều kênh: Cửa hàng, Facebook, Website, Sàn TMĐT... tại một nơi duy nhất. Với những tính năng đặc biệt như:
Kiểm soát tồn kho sản phẩm khi bán hàng, sản xuất hay nhập kho cho các kênh bán online và nhiều cửa hàng
Đồng bộ đơn hàng và số lượng tồn kho của nhiều kênh bán hàng. Kiểm soát hiệu quả kinh doanh và thu chi dễ dàng.
Lưu trữ dữ liệu khách hàng và cả nhà cung cấp tại một nơi. Nắm bắt thông tin và sở thích của khách để tăng doanh thu chốt sales.
Báo cáo doanh thu, kiểm soát hàng tồn chuyên nghiệp , hỗ trợ các quyết định kinh doanh hiệu quả.
Phần mềm kiểm soát hàng tồn kho
Kết luận
Như vậy là những thông tin liên quan đến thành phẩm là gì cũng đã được tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây. Haravan hy vọng rằng với giải pháp quản lý kho sẽ mang đến nhiều lợi ích và tối ưu hiệu quả làm việc cho các doanh nghiệp.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết liên quan: