Công thức quản lý hàng tồn kho thông minh cho các chuỗi bán lẻ

Để chiến lược phân phối được vận hành trơn tru, chắc chắn người quản trị cần phải tư duy hệ thống trong việc kết hợp giữa bộ phận hàng hóa và bán hàng, đảm bảo quy trình không xuất hiện một hạt sạn nào quá lớn.

Các yếu tố như mỗi tháng cần sản xuất bao nhiêu hàng hóa, dự đoán mùa nào tôi sẽ bán chạy và tôi cần chỉnh sửa kế hoạch ra sao rất cần thiết để vạch ra. Hơn nữa, khi kiểm soát được các yếu tố trên, tỉ lệ tồn kho sẽ giảm đáng kể.

Tại sao phải quan tâm tới tỉ lệ tồn kho? Trên thực tế, khách hàng của chúng ta nhập hàng đều đặn với con số x sản phẩm/ tuần, nhưng đương nhiên không phải tuần nào doanh số cũng như nhau. Làm thế nào để biết được cách tính chính xác và nên giữ tồn kho bao nhiêu là an toàn? Tất cả những câu hỏi này đòi hỏi đầu óc của một người bán hàng thông minh và có chiến lược.

Không một điểm bán nào muốn chứa trong kho quá nhiều hàng hóa, họ sợ sự “ế ẩm”, đặc biệt với ngành hàng FMCG có hạn sử dụng ngắn. Nhưng chủ cửa hàng sẽ tiếc hùi hụi nếu họ ở trạng thái “cháy hàng”. Vậy họ nên đặt bao nhiêu hàng mỗi lần là tốt nhất? Nhân viên bán hàng nên thuyết phục họ đặt hàng với số lượng bao nhiêu để hài lòng điểm bán và tối đa doanh số?

Thường thì các doanh nghiệp hay dựa vào lịch sử mua hàng của tháng trước hoặc cùng kì năm trước, tất nhiên có tính đến những biến số có thể xảy ra tác động đến lượng tiêu thụ hàng của thị trường. Ví dụ vào các dịp lễ tết, hay biến động thời tiết,… Tuy nhiên, việc tính toán để đưa ra một gợi ý đơn hàng hợp lí cho mỗi lần viếng thăm là không hề đơn giản. Bởi mỗi điểm bán đều có một sức mua khác nhau, ngay cả lịch sử mua hàng của cửa hàng đó có chắc nhân viên bán hàng nắm rõ? chưa kể đến yếu tố tồn kho dự phòng.

Cách tối ưu nhất là tìm ra một công thức chung cho nhân viên bán hàng ngoài thị trường và phải là công thức phù hợp với mọi điểm bán. Việc viếng thăm khách hàng khi đó sẽ trở nên đơn giản hơn, giải quyết rất nhiều vấn đề về đơn hàng, thậm chí có thể rút ngắn thời gian bán hàng của nhân viên.

Công thức đơn hàng gợi ý phù hợp với mọi doanh nghiệp FMCG, đã mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Trong đó :

  • a là số tuần gần đây nhất để tính trung bình sản phẩm cửa hàng trong 1 ngày
  • S là số ngày mua hàng cần dự trữ tại cửa hàng
  • I là số tồn kho cuối cùng cửa sản phẩm
  • N là trọng số dự phòng

Ví dụ: Tính số sản phẩm sữa Enfamil A+ cửa hàng nên đặt

Chọn a=12 (tuần), 250 là số sản phẩm đã bán được trong 12 tuần trước. S=5, N= 1.5, I=2.

Áp dụng công thức trên ta được:

Như vậy, với sản phẩm Enfamil A+ số lượng cửa hàng nên đặt tối ưu nhất là 19 sản phẩm, đủ để cửa hàng bán trong 7.5 ngày. Đây là số lượng hàng tốt nhất mà cửa hàng nên đặt để có được lượng tồn kho an toàn, đồng thời nhân viên bán hàng cũng có thể tối ưu doanh số mà vẫn khiến cửa hàng thỏa mãn vì bạn đang tỏ ra quan tâm và lo nghĩ cho họ.

Xem thêm:

Trích nguồn Brandsvietnam

Tìm hiểu giải pháp bán hàng đa kênh cho các kênh online và chuỗi bán lẻ ngay hôm nay!


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Tác động của màu sắc đến người mua tại cửa hàng

27/12/2017 Học Viện Haravan

Những kinh nghiệm trong xây dựng chuỗi bán lẻ

29/12/2017 Haravan Học Viện

7 bài học dành cho các chủ cửa hàng bán lẻ

27/04/2018 Haravan Học Viện