4 chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến hiện nay

Xây dựng chiến lược kinh doanh và triển khai các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với các cấp lãnh đạo. Bởi chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát huy tốt năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nắm vững được các chiến lược phù hợp để phát triển doanh nghiệp bền vững. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Đâu là các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng Haravan đọc bài viết sau để tìm ra câu trả lời!

1. Chiến lược cạnh tranh là gì?

chien-luoc-canh-tranh

Chiến lược cạnh tranh là các kế hoạch mà doanh nghiệp vạch ra để gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác

Chiến lược cạnh tranh là gì? Hiểu một cách đơn giản, chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là hệ thống các kế hoạch triển khai ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp vạch ra để đạt được mục tiêu là gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác.

Đồng thời, các chiến lược cạnh tranh cũng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, mọi cơ hội và thách thức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thực hiện so sánh với chính mình trong cách thức triển khai trước kia.

Tuy nhiên, mục đích chính của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là tạo dựng được một vị trí của doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực của họ và tạo ra sự vượt trội đối với lợi tức đầu tư (ROI).

2. Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh

Hiện nay, chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển và thay đổi với tốc độ nhanh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao đối với những sản phẩm, dịch vụ đang được các doanh nghiệp cung cấp gần như giống nhau. Do đó, để có thể tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tạo ra cho mình các chiến lược cạnh tranh riêng biệt.

Có hai hình thức thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là: giá cả cạnh tranh và khác biệt hóa. Sự kết hợp của hai hình thức cạnh tranh này cùng phạm vi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến sẽ giúp hình thành lên các chiến lược cạnh tranh, bao gồm chiến lược về giá, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung.

3. Phân loại các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

Hiện nay, để có được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường, doanh nghiệp cần thiết phải nắm rõ được bốn chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến sau:

3.1 Chiến lược đi đầu về chi phí

chien-luoc-canh-tranh

Chiến lược đi đầu về chi phí

Chiến lược đi đầu về chi phí là một trong các chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp thường xuyên quan tâm. Với chiến lược này, mục tiêu then chốt của doanh nghiệp đó chính là trở thành một nhà sản xuất hay nhà cung ứng có giá thành sản phẩm được đánh giá là thấp nhất trong toàn bộ lĩnh vực kinh doanh.

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất ở quy mô lớn bởi hiệu quả của chiến lược tập trung chủ yếu vào quy mô doanh nghiệp. Vì vậy, những công ty, tổ chức có quy mô nhỏ và vừa nên cân nhắc khi lựa chọn chiến lược đi đầu về chi phí này bởi nó đòi hỏi điều kiện cao liên quan đến những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất trên thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại khó có tiềm lực thực hiện được.

Chiến lược đi đầu về chi phí có thể áp dụng hiệu quả cho những doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối, bởi đặc điểm cốt lõi của chiến lược này chủ yếu là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn ở trong ngành.

Để thực hiện chiến lược này thành công, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như: nguồn nguyên liệu giá thấp, sản xuất quy mô lớn, quy trình phân phối đảm bảo hiệu quả, quy trình quản lý chất lượng,…

3.2 Chiến lược tạo sự khác biệt

chien-luoc-canh-tranh

Chiến lược tạo sự khác biệt

Chiến lược tạo sự khác biệt chính là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp duy trì được những tính năng khác biệt, sự độc đáo của sản phẩm và dịch vụ mình sở hữu trên thị trường.

Khi ứng dụng chiến lược này thành công, sản phẩm của doanh nghiệp có thể tạo ra sự đột phá, khác biệt cũng như tạo dấu ấn đặc biệt hơn với khách hàng so với các sản phẩm tương tự của đối thủ. Đó có thể là sự khác biệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, chi phí hợp lý, tính năng đa dạng,...

Thực hiện chiến lược tạo sự khác biệt còn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trở thành xu hướng duy nhất và dẫn đầu trên thị trường.

Case study:

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một ví dụ điển hình cho chiến lược này là Apple. Kể từ khi Apple Inc. giới thiệu thế hệ iPhone đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn việc tạo ra một loạt các tính năng.

IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng Web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng, nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm cải tiến so với các điện thoại thông minh khác. Đây là lý do tại sao khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ để mua mỗi phiên bản iPhone mới ra mắt.

3.3 Chiến lược tập trung chi phí

chien-luoc-canh-tranh

Chiến lược tập trung chi phí

Mặc dù có sự tương đồng với chiến lược đi đầu về chi phí, nhưng chiến lược tập trung chi phí lại có sự khác biệt trong cách thức triển khai. Đối với chiến lược này, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng với chi phí tối thiểu.

Mục tiêu của chiến lược tập trung chi phí đó là giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng bởi họ luôn thích các sản phẩm có giá thành phải chăng cùng nhiều ưu đãi khuyến mãi lớn.

3.4 Chiến lược phân biệt

Chiến lược tập trung phân biệt là một loại chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng cho kế hoạch của mình. Mục tiêu của chiến lược này được hiểu là giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt khi đánh vào một phân khúc thị trường nhất định nào đó.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh

chien-luoc-canh-tranh

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh

Mỗi một doanh nghiệp có thể tập trung vào nhiều loại chiến lược cạnh tranh khác nhau, tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là làm sao đạt được kết quả như mong muốn. Do đó cần có sự tâm huyết trong nghiên cứu, đánh giá chính xác, triển khai đúng hướng thì mới có thể thành công. Và hơn hết cần nắm vững được yếu tố ảnh hưởng đến các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh, bao gồm:

Đối thủ: Tính chất và mức độ cạnh tranh được quyết định đa số bởi đối thủ cạnh tranh ở trong ngành. Đương nhiên doanh nghiệp nào có sản phẩm - dịch vụ tốt sẽ luôn giành giật được lợi thế cao hơn và phát triển thị phần ở trong mức lợi nhuận cao nhất. Một số những hình thức hay công cụ cạnh tranh phổ biến mà các đối thủ trong ngành hay sử dụng như: cạnh tranh giá cả hay chất lượng sản phẩm.

Khả năng thương lượng và ép giá của người mua: Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa thực sự khi sản phẩm và dịch vụ đó khi tiêu thụ sinh ra lợi nhuận. Chính vì thế sự hài lòng và niềm tin đối với khách hàng là một điều rất quan trọng và để có được sự tín nhiệm của khách hàng thì doanh nghiệp cần làm thật tốt quy trình nghiên cứu đối tượng khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu và thói quen của họ khi tiêu dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nguy cơ đe dọa nhập ngành từ đối thủ: Việc hiểu rõ đối thủ đang làm gì, có điểm mạnh ra sao luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là đối với những đối thủ mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần, mở rộng sản xuất. Những đối thủ lớn này chính là nguyên nhân lớn cho doanh nghiệp phải vạch ra những kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thị trường cạnh tranh luôn trong tình trạng khốc liệt và thường xuyên thay đổi.

Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế: Để sản phẩm, dịch vụ luôn được tối ưu về chất lượng, đem tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể khi sử dụng,… doanh nghiệp luôn cần có những sự đổi mới và cải tiến. Điều này sẽ giúp cho họ chiếm ưu thế hơn trên thị trường nhưng vẫn còn tồn tại một số đe dọa từ các sản thay thế đó là có gia thành cao hơn. Biện pháp tốt nhất hạn chế điều này chính là cần nâng cao trình độ quản lý, giảm giá thành, tăng tính nổi bật, tăng chất lượng sản phẩm,...

5. Ví dụ về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

chien-luoc-canh-tranh

Ví dụ về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter:
Chiến lược chi phí thấp: Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Mục tiêu là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể

Chiến lược tập trung: Nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm

Chiến lược phản ứng nhanh: Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa sau đó là kết hợp hai chiến lược trên. Nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian.

6. Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Nhiều người vẫn còn lầm tưởng chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là hai chiến lược tương đồng và không có điểm khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu xét về mức độ phạm vi thì chiến lược kinh doanh sẽ có phạm vi rộng hơn chiến lược cạnh tranh rất nhiều.

Chiến lược kinh doanh bao gồm tất cả các kế hoạch, các hành động mà các nhà quản lý tiến hành sử dụng nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp để đạt được những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chiến lược cạnh tranh là các kế hoạch, cách tiếp cận và hành động được sử dụng với mục đích cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh đó, cách giải quyết và quản lý các vấn đề giữa hai chiến lược này là khác nhau.

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.

chien-luoc-canh-tranh

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

7. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Chiến lược cạnh tranh là gì?”, đồng thời cũng đã bật mí cho bạn 4 chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về các chiến lược cạnh tranh và có thể áp dụng chúng hiệu quả vào công việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Thuật toán Facebook

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: