Yếu tố cần thiết để xây dựng chiến lược chi phí thấp nhưng hiệu quả

Chiến lược chi phí thấp là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Với mục đích cung cấp những sản phẩm có mức giá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng để mang lại lợi nhuận và doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố cần có để xây dựng dựng chiến lược chi phí thấp nhưng hiệu quả cao thông qua bài viết này.

1. Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp là chiến lược được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Chiến lược chi phí thấp có tên tiếng Anh là Low Cost Strategy và được định nghĩa là chiến lược được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguyên tắc hoạt động của chiến lược này đó là doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Một trong những mục đích chính đó là thu hút nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu hơn và tăng thị phần doanh thu cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho nhiều phân khúc khách hàng thì chiến lược chi phí thấp chỉ mang lại lợi nhuận trên mức trung bình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả, bạn cần xác định điều kiện cần có để định giá chính xác sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ case study về chiến lược chi phí thấp:
Vinamilk đã áp dụng thành công chiến lược chi phí thấp bằng cách quản lý nguồn nguyên liệu chặt chẽ với hệ thống siêu nhà máy sữa trải dài từ Bắc vào Nam, quy trình sản xuất bằng công nghệ Tetra Plan Master tích hợp, tiết kiệm chi phí quảng cáo và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Nhờ các biện pháp này, công ty đã giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa Việt Nam.

2. Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp

Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp trong doanh nghiệp mà bạn nên biết

Trước khi thực hiện chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp nên cân nhắc một số ưu nhược điểm để xem xét liệu rằng có phù hợp với mô hình kinh doanh và phát triển của mình không. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp mà bạn nên biết:

2.1 Ưu điểm chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Cung cấp sản phẩm chi phí thấp, từ đó tạo nên lợi thế trong việc đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng từ nhà cung cấp hay khách hàng khi tăng giá hoặc phải ép giá từ người mua.
  • Khách hàng khi có những ý thức về ngân sách như cân bằng nhu cầu về chi phí giá trị. Nếu hàng hóa hoặc dịch vụ có chi phí thấp nhất nhưng đảm bảo chất lượng ở mức có thể chấp nhận được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
  • Khi áp dụng chi phí thấp, doanh nghiệp có thể mua vật liệu, vật dụng với số lượng tương đối lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra khả năng đàm phán về giá cả với bên nhà cung cấp.
  • Khi doanh nghiệp giảm thiểu chi phí phát triển và sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Trong những trường hợp, các công ty sản xuất cùng ngành có mức giá như nhau thì doanh nghiệp nào áp dụng chi phí thấp sẽ có lợi nhuận cao hơn.
  • Doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ tạo ra một mô hình định giá tốt nhất cho người tiêu dùng. Từ đó, sẽ tạo ra tác động đến giá mà các doanh nghiệp triển khai, hạn chế sự cạnh tranh mới trên thị trường.

2.2 Nhược điểm chiến lược chi phí thấp

Bên cạnh những lợi ích mà chiến lược này đem đến, doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải một số thử thách cần đối mặt khi áp dụng như:

  • Đối với các doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm không cần thiết có thể được cắt giảm khi áp dụng chiến lược này. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi cải tiến sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  • Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược chi phí thấp sẽ dễ bị thâm hụt ngân sách do không lường trước được. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xu hướng bù đắp những sự khác biệt các sản phẩm thông qua việc dẫn đầu về chi phí.
  • Doanh nghiệp thường chỉ tập trung chủ yếu vào giá cả của sản phẩm mà bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng sao chép và bắt chước đối thủ cạnh tranh để gia tăng lợi nhuận.
  • Một số doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí sản xuất hoặc Marketing khiến những sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp chất lượng kém, tạo ấn tượng xấu của thương hiệu và khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng giảm đáng kể.

3. Vai trò của chiến lược chi phí thấp đối với doanh nghiệp

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp có vai trò chính đó là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực khi áp dụng chiến lược chi phí thấp trong quá trình kinh doanh. Dưới đây là vai trò quan trọng của chiến lược chi phí thấp đối với doanh nghiệp mà bạn nên biết:

3.1 Tiết kiệm chi phí sản xuất

Khi thực hiện chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất. Điều này dẫn đến việc tăng sức hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và cải thiện nhiều về mặt kinh tế cho doanh nghiệp. Lưu ý, doanh nghiệp chỉ được cắt giảm chi phí sản phẩm nhưng không giảm chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm ngân sách để tạo ra một món hàng, nhưng bán rẻ hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Số tiền được cắt giảm sẽ được sử dụng cho những công việc khác như marketing, đầu thầu dự án hay nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp.

3.2 Tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu

Khi cung cấp sản phẩm có giá cả rẻ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có khả năng thu hút nhiều đối tượng tiềm năng hơn. Bởi vì, người dùng đều thích sản phẩm rẻ, có giá cả phải chăng. Đặc biệt, khách hàng có xu hướng mua sắm trên nền tảng số như website bán hàng online, sàn thương mại điện tử hoặc ứng dụng mua sắm trực tuyến. Việc bán sản phẩm với giá rẻ hơn mặt bằng chung giúp bạn tiếp cận với những khách hàng phân khúc tầm trung nhưng có tỷ trọng lớn, vượt qua được các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường.

3.3 Tạo nền tảng cho đổi mới và đột phá

Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp giải phóng tài nguyên và tăng khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm và quy trình kinh doanh. Bằng cách tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất, doanh nghiệp có thể dành thời gian và nguồn lực để thúc đẩy sự đổi mới và đột phá, tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.

4. Những yếu tố cần có để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả

Chiến lược chi phí thấp

Những yếu tố giúp triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả

Để triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần để ý đến các yếu tố quan trọng dưới đây:

4.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp bao gồm các nhà quản trị, người điều hành và nhân viên làm việc trong công ty. Tuy nhiên, các nhà quản trị cần tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhân sự trong tổ chức. Lưu ý, khả năng quản lý nhân sự sẽ là yếu tố cần thiết để triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả.

4.2 Kế toán và tài chính

Doanh nghiệp cần phải phân tích hoạt động tài chính một cách chính xác và cụ thể để giúp các nhà quản trị dễ dàng theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định nguồn vốn, các khoản đầu tư, cho vay, khả năng huy động để đưa ra các quyết định mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

4.3 Marketing

Doanh nghiệp sử dụng Marketing để nghiên cứu thị trường xác định được đối tượng khách hàng hướng đến. Khi áp dụng chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phân phối và giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Ngoài ra, Marketing còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa cung và cầu trên thị trường để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

4.4 Nghiên cứu và phát triển

Khi tập trung xây dựng và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để có thể phát triển sản phẩm dễ dàng, doanh nghiệp cần tiếp cận các ứng dụng tiên tiến mà công nghệ mang lại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí hoạt động tối ưu.

4.5 Xây dựng hệ thống thông tin

Khi xây dựng hệ thống thông tin sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được dữ liệu thông tin hiện tại của doanh nghiệp có đầy đủ hay không hoặc có đáng tin cậy không. Khi doanh nghiệp đã có thông tin đầy đủ và chính xác thì sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và phù hợp.

5. Phương pháp thực hiện chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp

Những phương pháp được sử dụng để ứng dụng chiến lược chi phí thấp hiệu quả

Để tạo ra lợi thế về chi phí sản xuất so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải tìm cách giảm thiểu tối đa chi phí từ ngân sách. Hiện nay, có 2 phương pháp thực hiện chiến lược chi phí thấp bao gồm quản trị hiệu quả chi phí hoạt động chuỗi giá trị và điều chỉnh chuỗi giá trị tổng thể của công ty, loại bỏ các hoạt động tạo thêm nhiều chi phí sản xuất. Với mỗi phương pháp khác nhau, doanh nghiệp sẽ vận dụng kết hợp các biện pháp để tạo ra hiệu quả như mong muốn.

5.1 Phương pháp quản trị chi phí hoạt động chuỗi giá trị

Doanh nghiệp cần tính toán để tìm ra cách thức tiết kiệm chi phí trong tất cả các khâu sản xuất. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí một cách tối đa nhưng không thay đổi chất lượng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách thực hiện trong phương pháp này như:

  • Thiết lập cơ sở có quy mô hiệu quả, mở rộng quy mô hoạt động tối đa.
  • Tận dụng tối đa các hiệu ứng đường cong.
  • Kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất, giảm thiểu chi phí bán, R&D và dịch vụ cung cấp.
  • Hợp tác với các nhà cung cấp để giảm thiểu chi phí như hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, chi phí xử lý vật liệu. Từ đó, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng một cách tối đa.
  • Sử dụng chi phí đầu vào thấp hơn ở tất cả các khâu.
  • Tận dụng lợi thế sẵn có của doanh nghiệp trong hoạt động đàm phán để đạt được nhiều lợi ích về giá cả, điều kiện giao dịch với bên cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu một số khoản chi phí.
  • Ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để có thể nâng cao năng suất tổng thể, cải tiến hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu chi phí.

5.2 Phương pháp điều chỉnh chuỗi giá trị để giảm chi phí

Doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, lược bỏ một số quy trình hoặc hoạt động không cần thiết gây tốn kém. Để điều chỉnh hoạt động chuỗi giá trị doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Đẩy mạnh các hoạt động marketing để bán hàng trực tiếp thay vì phân phối thông qua các cửa hàng đại lý.
  • Bố trí cơ sở sản xuất gần với bên cung cấp hoặc khách hàng để giảm các chi phí vận chuyển, hạn chế chi phí lưu kho hoặc xuất kho hàng hóa.
  • Tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa để cắt giảm chi phí tối ưu nhất.

6. Kết luận

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chiến lược chi phí thấp trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng biết hơn về các phương pháp, yếu tố góp phần triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho công ty hoặc tổ chức của bạn áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả.
----------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: