Kinh doanh vật liệu xây dựng luôn là ngành hàng hấp dẫn đối với người đam mê kinh doanh khi phát triển song hành với nhu cầu xây dựng hạ tầng, nhà ở. Tuy nhiên, với sản phẩm cần đầu tư nhiều chi phí như vậy buộc người kinh doanh phải chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng học kỹ năng bán hàng vật liệu xây dựng tiết kiệm vốn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận đều đặn.
1. Các sản phẩm kinh doanh vật liệu xây dựng
Các sản phẩm kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là bao gồm tất cả những nguyên vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng. Các nguyên liệu bao gồm tự nhiên đến sản phẩm nhân tạo, sản phẩm thô hay được sản xuất thành phẩm nội thất đều được gọi là vật liệu xây dựng.
- Vật liệu xây dựng tự nhiên: đất, cát, đá, gỗ,…
- Vật liệu nhân tạo: gạch, ngói, cốt thép, xi măng, ống nước, kính thủy tinh,…
- Vật liệu sản xuất thành phẩm: gốm, sứ, gạch ốp, thiết bị điện, lavabo,…
2. Mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn?
Cần bao nhiêu vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng là bài toán mà các chủ kinh doanh rất quan tâm khi quyết định đầu tư mô hình kinh doanh này. Đầu tiên, mặt bằng kinh doanh và mặt hàng kinh doanh và hai yếu tố quan trọng quyết định nguồn vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Mặt bằng kinh doanh và vị trí: Vị trí cửa hàng vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến chi phí thuê mặt bằng và chi phí vận chuyển hàng hóa. Trong nông thôn, mặt bằng có thể rẻ hơn, nhưng có thể có chi phí vận chuyển cao hơn. Ở thành phố lớn, thuê mặt bằng thường đắt hơn.
- Chi phí mặt bằng và vận hành: Chi phí thuê mặt bằng và các chi phí vận hành như tiền điện, nước, lương nhân viên, và quản lý cửa hàng là những yếu tố quan trọng trong việc tính toán nguồn vốn.
- Chi phí nhập hàng và vận chuyển: Chi phí nhập hàng và vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến cửa hàng là một phần quan trọng của nguồn vốn cần thiết. Chi phí này có thể dao động tùy thuộc vào số lượng và khoảng cách vận chuyển.
- Ước tính nguồn vốn: Dự kiến cần ít nhất từ 400 đến 600 triệu đồng để khởi đầu kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng, tùy thuộc vào khu vực và quy mô cửa hàng.
Cần bao nhiêu vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng
3. Những khó khăn khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng?
Mặc dù là ngành hàng kinh doanh tiềm năng lớn và khả năng sinh lời cao, nhưng cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng vẫn tiềm ẩn những khó khăn và thách thức ở giai đoạn đầu và vận hành kinh doanh như:
- Cần nguồn vốn lớn so với các mặt hàng kinh doanh bán lẻ khác.
- Giá cả thị trường cạnh tranh khốc liệt, khó khăn trong việc tìm được nhà cung cấp nguồn hàng chất lượng giá sỉ tốt.
- Chưa có kinh nghiệm làm việc với các nhà thầu công trình lớn có có tệp khách hàng thân thiết chất lượng.
- Chưa có kinh nghiệm và kiến thức về quy định vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, tìm kiếm đơn vị vận chuyển phù hợp.
- Chưa biết cách đẩy mạnh chiến lược quảng cáo tiếp thị, thu hút khách lẻ và khách hàng công ty.
4. Học cách kinh doanh vật liệu xây dựng chỉ với 5 bước cơ bản
Để kinh doanh vật liệu hiệu quả và sinh lời ổn định, chủ cửa hàng cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản. Thậm chí là tạo ra cách bán hàng khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Như vậy, cửa hàng mới thu hút được cả khách hàng lẻ và khách doanh nghiệp. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng với 5 bước quan trọng sau đây:
4.1 Chuẩn bị nguồn vốn ổn định
Nguồn vốn là điều không thể thiếu trong kinh doanh. Chuẩn bị đủ tài chính, thậm chí là phải dư giả hơn so với khoản dự trù ban đầu để cửa hàng có thể chủ động trong việc nhập hàng hóa, xử lý các khoản chi phát sinh mà không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.
Bạn có thể huy động nguồn vốn từ các nguồn sau đây trong kinh doanh vật liệu xây dựng:
- Ngân hàng: Một phương pháp phổ biến để huy động nguồn vốn là vay tiền từ ngân hàng. Bạn có thể xem xét vay vốn doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, hoặc các hình thức tài trợ khác từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
- Nhà đầu tư: Tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc các công ty tài chính quan tâm đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng. Bạn có thể tìm kiếm các nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư hoặc các nhóm đầu tư trong ngành để trình bày kế hoạch kinh doanh và đề xuất hợp tác đầu tư.
- Đối tác kinh doanh: Hợp tác với các đối tác kinh doanh có thể giúp bạn chia sẻ nguồn vốn và phân chia rủi ro. Bạn có thể tìm kiếm nhà thầu xây dựng hoặc các công ty liên quan khác để xây dựng mối quan hệ hợp tác và huy động nguồn vốn từ họ.
Quan trọng nhất, hãy đảm bảo bạn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và khả thi, cùng với việc nghiên cứu và so sánh các điều khoản, điều kiện và lãi suất của các nguồn vốn khác nhau để chọn phương thức huy động phù hợp nhất.
4.2 Khảo sát thị trường buôn bán
Khảo sát thị trường luôn là bước bắt buộc phải làm nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh thành công. Việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có thêm thông tin về thị hiếu của người tiêu dùng, thói quen mua hàng sử dụng của họ, đặc biệt là biết được các đối thủ đang bán sản phẩm gì, giá cả cạnh tranh ra sao. Ở khu vực bạn dự tính mở cửa hàng đã có ai kinh doanh trước đó chưa, hoặc có sản phẩm nào chưa từng được bán ở đây mà bạn có thể kinh doanh độc quyền.
Khảo sát thị trường để kinh doanh vật liệu hiệu quả hơn
Khảo sát càng chi tiết càng giúp bạn có nhiều thông tin để triển khai chiến lược bán hàng hiệu quả, nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng xung quanh.
4.3 Xác định sản phẩm kinh doanh
Trong giai đoạn mới kinh doanh, bạn không nên nhập tất tần tật các mặt hàng về bán cùng lúc. Như vậy, cửa hàng sẽ bị chôn nguồn vốn rất nhiều. Bạn nên tập trung vào một số mặt hàng nhất định theo khảo sát thị trường và nhu cầu người tiêu dùng trước đó.
Ví dụ, ở khu vực của bạn đang có nhiều đất trống đang chuẩn bị cất móng xây dựng, bạn có thể lựa chọn kinh doanh các vật liệu tự nhiên. Hoặc bạn mở cửa hàng gần khu dân cư, hàng loạt biệt thự, nhà phố đang chuẩn bị vào giai đoạn hoàn thiện trang trí, thi công nội thất, bạn có thể chọn kinh doanh các vật liệu thành phẩm: thiết bị nhà vệ sinh, nhà bếp, điện nước,…
4.4 Xác định đối tượng khách hàng
Người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm vật liệu xây dựng ở các cửa hàng gần với khu vực sinh sống. Bạn nên xác định và phân biệt đối tượng khách hàng chủ chốt của bạn là ai, là khách lẻ xung quanh hay là khách hàng doanh nghiệp, công ty xây dựng, nhà thầu,… Từ đó, cửa hàng có thể xây dựng được chương trình chăm sóc khách hàng và bán hàng ưu đãi để bán được nhiều hàng hơn, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xác định đối tượng khách hàng của cửa hàng vật liệu xây dựng
4.5 Chọn nhà cung cấp hàng hóa
Chọn nơi cung cấp hàng hóa uy tín và giá tốt giúp cho cửa hàng tiết kiệm được nguồn vốn đầu vào rất nhiều. Bên cạnh đó, giá bán ra thị trường cũng cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, một số nơi bán giá rẻ nhưng chất lượng vật liệu không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng của bạn.
Để chọn được nhà cung cấp chất lượng hợp tác lâu dài, bạn nên tham khảo nhiều nơi nhiều nguồn khác nhau. Sau đó đi đến tận nơi hoặc xưởng sản xuất để tham quan, xem cách làm việc và chất lượng hàng hóa của họ trước khi quyết định nhập hàng.
5. Kỹ năng bán hàng vật liệu xây dựng hiệu quả
5.1 Kiến thức chuyên môn về vật liệu xây dựng
Để thành công trong việc bán hàng vật liệu xây dựng, bạn cần có kiến thức sâu về các loại vật liệu, tính năng, ứng dụng và cách sử dụng chúng. Hiểu rõ về các tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ mới và xu hướng trong ngành cũng là yếu tố quan trọng. Kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn tư vấn khách hàng một cách chính xác và đáng tin cậy, từ đó tạo niềm tin và nâng cao khả năng chốt sale.
5.2 Kỹ năng giao tiếp và tạo mối quan hệ
Khả năng lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo một môi trường giao tiếp thân thiện và tin cậy, sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Hãy tạo sự tương tác tích cực, biểu đạt lòng quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ khách hàng. Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng thuyết phục, trình bày sản phẩm một cách sáng tạo và cung cấp lời giải pháp phù hợp cho khách hàng.
5.3 Kỹ năng quản lý thời gian và đàm phán
Hãy lập kế hoạch, ưu tiên công việc và phân chia thời gian một cách hợp lý để tối ưu hóa quy trình bán hàng. Kỹ năng đàm phán cũng là một yếu tố quan trọng, giúp bạn đạt được các thỏa thuận với khách hàng và đối tác kinh doanh. Hãy học cách đàm phán giá cả, điều kiện và các điểm khác để đảm bảo sự công bằng và lợi ích cho cả hai bên.
6. Kinh doanh vật liệu khi nào thu hồi vốn?
Với những cửa hàng kinh doanh vừa phải, thông thưởng thời gian thu hồi vốn tối thiểu từ 6 tháng – 1 năm. Thời gian có thể sẽ kéo dài hơn tùy vào tùy hình kinh doanh thực tế của cửa hàng. Bên cạnh đó, việc duy trì các khoản nợ từ các khách hàng thân thiết cũng sẽ ảnh hướng đến quá trình thu hồi vốn của cửa hàng vật liệu. Chủ kinh doanh cần cân nhắc có kế hoạch thu chi chi tiết theo từng tháng để rút ngắn thời gian hoàn vốn cho cửa hàng.
7. Có buôn bán vật liệu xây dựng online được không?
Nhiều nhà kinh doanh thắc mắc liệu có kinh doanh vật liệu xây dựng online được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bán vật liệu trên các nền tảng mạng xã hội online. Với thị trường công nghệ hiện đại, mọi đối tượng người tiêu dùng đều sử dụng smartphone để xem tin tức, hình thành thói quen mua hàng qua mạng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng online
Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng, bạn có thể tạo các nền tảng website, Facebook,... Sau đó ghim thông tin liên hệ cùng các sản phẩm của cửa hàng lên đó, khách hàng có thể xem và trao đổi trực tiếp thông qua ứng dụng chat trực tiếp. Việc kinh doanh online giúp cửa hàng tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các khu vực khắp tỉnh thành, gia tăng đa dạng nguồn doanh thu hiệu quả.
8. Kết luận
Bài viết trên đây là tất cả những thông tin về kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng bài bản. Hi vọng từ những chia sẻ chi tiết của Haravan, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả của mình trong thời gian tới đây.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: