Công việc tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) được thực hiện qua nhiều nền tảng, nhiều cách thức. Giữa nhiều nền tảng tiếp thị liên kết trên thị trường, CPO đang dần trở nên quen thuộc. CPO là gì? Hình thức này có ưu điểm gì và có tiềm năng ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!
1. CPO là gì?
CPO - xu hướng tiếp thị liên kết bán hàng phổ biến
CPO là viết tắt của cụm từ “cost per order”, là cách tiếp thị liên kết trong bán hàng, là chi phí bạn được nhận cho mỗi lần đặt hàng của ai đó trên link bạn đưa ra (không cần biết đơn hàng thành công hay không). Khách hàng sẽ xem sản phẩm và mua sản phẩm qua link được bạn đặt trên website, facebook, hoặc bất kỳ đâu.
Và ngay khi đơn hàng được hoàn thành qua link bán hàng của bạn, nhà cung cấp sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng là họ đã mua hàng. Bạn sẽ được tính tiền ngay khi đó. Bạn không liên quan đến các vấn đề giao nhận hàng của khách và bên cung cấp.
2. CPO trong marketing được hiểu thế nào?
CPO không quan tâm đến việc đơn hàng được giao thành công hay không và rất khác với các vấn đề khác trong marketing, đặc biệt là CPS và CPL.
CPS: Cost Per Sale - viết tắt của "Chi phí cho mỗi giao dịch bán hàng." Trong hình thức này, nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ chỉ nhận được tiền thanh toán từ khách hàng khi có một giao dịch mua hàng thành công thông qua liên kết tiếp thị.
CPL: Cost Per Lead - viết tắt của "Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng." Trong mô hình này, bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký hoặc cung cấp thông tin liên hệ và nhà cung cấp sẽ trả phí dựa trên số lượng thông tin tiềm năng mà bạn cung cấp.
CPO trong marketing, phân biệt với CPL, CPS
3. Công thức tính CPO
CPO (Cost Per Order) là chỉ số được tính bằng cách chia tổng chi phí của một chương trình tiếp thị liên kết cho tổng số lượng đơn hàng được tạo ra từ chương trình đó. Công thức tính CPO là:
CPO = Tổng chi phí / Số lượng đơn hàng
Trong đó:
- Tổng chi phí bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc triển khai và duy trì chương trình tiếp thị liên kết. Điều này có thể bao gồm chi phí sản xuất, chi phí lưu trữ hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và giao hàng, chi phí quảng cáo và khuyến mãi, chi phí hỗ trợ khách hàng, và các chi phí khác liên quan đến việc thúc đẩy đơn hàng.
- Số lượng đơn hàng là tổng số đơn hàng được tạo ra từ chương trình tiếp thị liên kết trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khi số lượng đơn hàng càng lớn, CPO càng giảm, điều này có nghĩa là chi phí trung bình cho mỗi đơn hàng giảm đi. Điều này thúc đẩy việc tiếp thị liên kết và tạo động lực cho người tiếp thị liên kết để tăng cường nỗ lực quảng bá và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn để tăng cơ hội tạo ra nhiều đơn hàng hơn.
4. Lợi thế của CPO
4.1 Hoa hồng cao, hấp dẫn
Một trong những ưu thế của CPO là mang lại hoa hồng cao. Dòng sản phẩm thường được sử dụng CPO là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, dụng cụ thể thao,...
Vì thế, hoa hồng có thể lên đến 300.000 đồng - 500.000 đồng/ sản phẩm.
Người thực hiện CPO trong nhiều trường hợp sẽ là người tư vấn, giải đáp thắc mắc chi tiết cho khách hàng để họ hiểu thêm về sản phẩm. Trong tương quan so sánh với bán hàng online truyền thống, CPO giúp phân phối độ tiếp cận của sản phẩm tối đa và có tỉ lệ thành công cao.
CPO mang lại hoa hồng cao, hấp dẫn
4.2 Tận dụng được kho landing-page có sẵn của nhà cung cấp
Tham gia CPO cho sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn sẽ được cung cấp landing page có sẵn.
Landing - page này gồm những nội dung chất lượng với hình ảnh, content đa dạng, được thiết kế tỉ mỉ và đã được tối ưu hóa.
Thêm vào đó, các thông tin nhà cung cấp đưa ra luôn là thông tin chuẩn xác, mang tính giá trị cao, đánh vào đúng nhu cầu của khách hàng. Nên, chỉ cần có được những thông tin cụ thể, rõ ràng, việc tạo sự chuyển đổi từ CPO sẽ đơn giản hơn nhiều lần.
CPO giúp tận dụng kho landing page sẵn có
4.3 Tăng hiệu quả tối đa với Pre Landing-page
Pre Landing - page được hiểu là các nội dung thông tin được truyền tải tới người mua hàng, là bước quan trọng trước khi tiếp cận với Landing - page - nơi người mua tiến hành điền đăng ký, xác nhận thông tin mua hàng.
4.4 Dễ dàng tối ưu quảng cáo
Khi nhà phân phối chạy chiến dịch quảng cáo, là một CPO, bạn cũng dễ dàng kết nối và có được sự tiếp cận lớn từ khách hàng tiềm năng.
Người làm CPO sản phẩm sẽ không bị ngợp vì đã được cung cấp đầy đủ thông tin, công cụ và có được nguồn khách hàng qua quảng cáo.
5. Gợi ý cách chạy chiến dịch CPO hiệu quả
5.1 Tham gia các hội nhóm Facebook uy tín
Để chiến dịch CPO hiệu quả, bạn cần tìm đến những hội nhóm Facebook. Hội nhóm Facebook này có thể là hội nhóm chuyên dành cho những người cùng làm về CPO, cũng có thể là hội nhóm với những khách hàng tiềm năng của dòng sản phẩm bạn đang tiến hành CPO.
Đây là không gian phù hợp, thích hợp để bạn có thể “show up” thông tin, kiến thức và dễ dàng tạo ra những kích cầu mua hàng mà một người làm CPO không thể bỏ qua.
Tham gia hội nhóm Facebook uy tín
5.2 Trau dồi các kiến thức, kinh nghiệm về Digital Marketing
Dù không phải là một doanh nghiệp mà chỉ đang làm CPO, nhưng việc bổ sung kiến thức Digital marketing cũng sẽ giúp bạn mở rộng tiềm năng phát triển của ngành.
Vì bản thân bạn cần phải hiểu được xu hướng thị trường, tiềm năng khách hàng để khai thác tốt nhất nguồn khách hàng và có được lợi nhuận cao từ CPO.
Trau dồi kiến thức về digital marketing
5.3 Lựa chọn nền tảng giao dịch uy tín
Việc chọn nền tảng chất lượng, uy tín để thực hiện CPO là thách thức của không ít người mới thực hiện CPO.
Một số kênh network công khai khá nổi tiếng bạn có thể tham khảo để thực hiện CPO gồm D2C, Dr.Cash, Ecomobi,...Còn khi đã có kinh nghiệm CPO, bạn có thể trực tiếp làm việc với nhà sản xuất để tiến hành giao dịch.
Chọn lựa nền tảng uy tín trong CPO
6. Hướng dẫn 4 bước kiếm tiền với CPO affiliate marketing
Bước 1: Đăng ký tài khoản Publisher với đơn vị cung cấp nền tảng CPO
Bạn cần đăng ký thành công tài khoản CPO với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ bằng hình thức đăng ký trực tuyến.
Khi đăng ký thành công, bạn được biết đến với vai trò Affiliate hay Publisher của nhà phân phối đó. Đây là bước đầu tiên cần làm khi bạn muốn kiếm tiền với CPO affiliate marketing.
Sau khi hoàn thành bước đăng ký tài khoản và đăng ký tài khoản thành công, bạn hãy vào phần “Chiến dịch CPO” và xem các chiến dịch có của nhà cung cấp. Sao chép liên kết các CPO này cùng quảng cáo vào website hoặc bất kì nền tảng mạng xã hội nào của bạn, miễn là phù hợp.
Bước 2: Lấy số điện thoại của khách hàng và chuyển số điện thoại cho phía nhà cung cấp.
Khách hàng chọn link được bạn cung cấp, điền thông tin mua hàng. Lúc này đây, các thông tin được chuyển về cho bạn, bạn cần tổng hợp và phân loại thông tin. Đặc biệt, đánh dấu, ghi chú lại số điện thoại khách hàng và chuyển cho nhà cung cấp.
Bước 3: Đội ngũ telesale từ nhà cung cấp sẽ gọi điện theo data bạn cung cấp
Đội ngũ telesale và khách hàng sẽ làm việc. Bạn không cần quan tâm đến vấn đề trao đổi này.
Bước 4: Nhận hoa hồng từ đơn vị cung cấp nền tảng CPO
Nếu giao dịch giữa hai bên đạt được thỏa thuận, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp. Hoa hồng này được chuyển đến ngay khi giao dịch giữa nhà cung cấp và khách hàng được xác định là thành công.
Hướng dẫn đăng ký CPO cho người mới bắt đầu
7. Thách thức thị trường CPO tại Việt Nam
7.1 Nguồn gốc sản phẩm
Lo ngại của phần lớn những Publisher đó là về nguồn gốc sản phẩm. Vì khi làm CPO, sản phẩm đang được đem ra bán sẽ không chỉ đơn thuần là sản phẩm của nhà cung cấp mà còn là uy tín, danh dự của người Publisher.
Song, bạn đừng lo lắng quá. Bởi, để có thể tiến hành cung cấp CPO, nhà phân phối và các nền tảng cũng đã có những ràng buộc để đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm.
Vấn đề nguồn gốc sản phẩm trong CPO
7.2 Thị trường không bền vững
Publisher khi tham gia tiếp thị liên kết với chiến dịch CPO cũng lo lắng thị trường có khả năng không bền vững mà có tính chất “xổi”.
Lý do trước hết phải kể đến là vì sản phẩm được quá nhiều publisher quảng cáo bằng qua Google hay Facebook Ads với tần suất cao. Việc làm này là nguy cơ khiến thị trường sớm rơi vào trạng thái bão hòa và làm cho các sản phẩm CPO không thể kéo dài.
Giải pháp dành cho trường hợp này đó là bạn phải luôn quan sát thị trường và đa dạng hóa nguồn CPO để không bị lệ thuộc.
Vấn đề thị trường không bền vững
8. Kết luận
CPO là gì? Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm kiếm được câu trả lời cụ thể, chính xác cho bản thân. Dù là hình thức tiếp thị liên kết CPO hay bất kì hình thức nào thì bạn cũng cần phải không ngừng thay đổi tư duy kinh doanh, lên chiến lược. Bởi, việc làm liên kết sẽ chỉ lâu dài nếu bạn thật sự là một người kinh doanh có tầm nhìn và biết phát triển.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: