Nhiều người có suy nghĩ kinh doanh sách sẽ rất khó kiếm lời, vậy nên rất ít người đã và đang có ý định lựa chọn lĩnh vực này để khởi nghiệp bán sách. Nhưng liệu suy nghĩ này có đúng với hiện tại không và thực tế hiện nay kinh doanh sách đang tiềm năng thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
1. Kinh doanh sách có lãi không?
Hình ảnh một cửa hàng kinh doanh sách
Sách là kho tàng trí thức của nhân loại, đọc sách không chỉ giúp chúng ta học được nhiều điều, tiếp thu nhiều kiến thức mới, mà còn giúp hiểu hơn về bản thân, phát triển con người. Đó là lý do rất nhiều người có thói quen thường xuyên đọc sách.
Hiểu được nhu cầu lớn này, rất nhiều nhà sách, cửa hàng sách mở ra liên tục. Nhằm mang lại cho những người yêu sách cảm giác sở hữu cho mình cuốn sách mới để nâng niu và ngấu nghiến từng con chữ. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng về việc kinh doanh sách bởi vì đây thật sự là một lĩnh vực tiềm năng.
2. Các hoạt động mở cửa hiệu sách kinh doanh cần làm
Các bước để mở cửa hàng sách
2.1. Thủ tục mở cửa hàng sách
Thủ tục để mở cửa hàng kinh doanh sách không quá phức tạp, chỉ yêu cầu một số vấn đề như:
Đăng ký loại hình kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
a. Đơn đăng ký kinh doanh hộ cá thể
b. Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
c. Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu theo đúng quy định.
2.2. Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sách
Thuê mặt bằng
Điều đầu tiên khi mở cửa hàng kinh doanh sách là bạn sẽ phải đi thuê mặt bằng kinh doanh. Bạn nên lựa chọn những vị trí gần các trường học, khu dân cư đông đúc để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, vì khách hàng là học sinh sinh viên, cán bộ công chức nên nếu kinh doanh văn phòng phẩm sẽ rất thuận tiện.
Diện tích mặt bằng sẽ dao động từ 50-100m2 tùy vào mô hình kinh doanh của bạn. Nếu bạn có nhiều vốn và muốn mở một cửa hàng lớn tầm hơn 150m2 thì chi phí có thể từ 20 triệu đồng/ 1 tháng. Và khi đi thuê mặt bằng thì bạn sẽ phải làm hợp đồng từ 3 - 6 tháng tùy chủ nhà, vậy nên bạn phải cân nhắc kỹ và thương lượng với chủ nhà để trả một khoản phí phù hợp nhất.
Mua sắm trang thiết bị
Những thiết bị bán hàng cần kể đến cho một cửa hàng kinh doanh sách bao gồm: kệ sách, tủ đồ, camera, tủ kính, bàn thu ngân,...Ngoài ra sẽ cần thêm các món đồ để trang trí hiệu sách trở nên bắt mắt hơn như đèn điện, bảng hiệu,...Bạn có thể tham khảo các hiệu sách khác để học hỏi cách bố trí cửa hàng. Chi phí cho khoản này sẽ dao động từ 40-50 triệu đồng.
Nhập hàng
Khoản chi phí này sẽ có thể chiếm 50-100 triệu đồng. Bạn nên lựa chọn những nguồn hàng uy tín để mua cho cửa hàng của mình những cuốn sách tốt nhất để phục vụ người đọc. Luôn cập nhật những cuốn sách hot, tập mới ra để cửa hàng luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng.
2.3. Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh sách
Nếu là lần đầu tiên kinh doanh sách, bạn nên cân nhắc mở rộng từ từ với diện tích nhỏ từ 25m2 -50m2, nếu sau một thời gian cảm thấy ổn định về việc vận hành và kinh doanh thì bạn có thể mở rộng thêm. Còn nếu không thì hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Vị trí của hiệu sách nên được đặt gần các công sở, trường học, nơi đông dân cư vì đây là những nơi có lượng khách hàng tiềm năng đối với cửa hàng của bạn.
Bên cạnh việc mở cửa hàng truyền thống, bạn cũng nên kết hợp những kênh marketing online để tăng độ phủ thương hiệu và giúp khách hàng biết đến cửa hàng của bạn hơn. Ngoài ra nên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và bán hàng trên website, tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến và giao hàng nhanh chóng sẽ giúp việc kinh doanh sách của bạn thuận tiện hơn.
2.4. Trưng bày, trang trí hiệu sách
Bất kỳ cửa hàng kinh doanh nào cũng cần có một cách bày trí đẹp mắt để thu hút khách hàng. Bạn có thể tham khảo các hiệu sách khác để học hỏi cách trang trí và sắp xếp cửa hàng của họ. Gam màu dành cho nhà sách thường là những màu sáng, nâu, sang trọng,.. sẽ làm cho không gian nhà sách của bạn trông đẹp mắt hơn.
2.5. Xây dựng cộng đồng những người thích đọc sách
Tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, bạn hãy tạo các hội nhóm hoặc tham gia các hội nhóm có sẵn cho những người đam mê đọc sách và sưu tầm sách để tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Họ có thể sẽ là những khách hàng thân quen của cửa hàng sách của bạn sau này.
Hơn nữa, bạn cũng có thể đăng ký gian hàng tham gia các hội sách, các chương trình tặng sách cho trẻ em vùng cao,...
2.6. Nguồn hàng uy tín để mở cửa hàng sách
Hình ảnh nhà sách Kim Đồng
2.6.1. Mua trực tiếp từ nhà xuất bản
Để có thể mua sách từ nhà xuất bản bạn cần phải đăng ký làm đại lý với họ trước. Bạn sẽ có thể sở hữu sách nhanh nhất, mới và chất lượng tốt hơn là điều đương nhiên, nhưng giá cũng sẽ cao hơn một chút.
Một số nhà xuất bản cho bạn tham khảo như: Nhà xuất bản Kim Đồng, NXB Trẻ, Nhã Nam, NXB Giáo dục. Đây là các nhà xuất bản chuyên dành cho lứa tuổi thiếu nhi trở lên, bao gồm truyện tranh, sách giáo khoa,...
2.6.2. Có thể mua từ các đại lý
Các đại lý phân phối cũng là một trong những sự lựa chọn dành cho bạn nếu muốn nhập sách để kinh doanh, bạn có thể mua cả sách cũ và sách mới.
Một số địa điểm đại lý bán sách có thể kể đến như ở đường Phạm Văn Đồng, đường Láng ở Hà Nội hoặc đường sách Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Bình ở TPHCM
2.6.3. Mua sách cũ hoặc mua từ những cá nhân, gia đình
Mạng xã hội phát triển với số lượng người dùng Internet đa dạng độ tuổi từ nhỏ đến lớn, vậy nên bạn có thể tiếp cận đến rất nhiều người có thể đang có nhu cầu bán sách. Bạn có thể liên hệ với họ và thu gom lại, lựa chọn kỹ cho mình những cuốn sách chất lượng.
Cách thu gom sách này có thể đa dạng thể loại và tiềm năng. Vì có thể bạn sẽ mua được từ những người thích sưu tầm sách, lượng sách lớn với nội dung chất lượng.
2.7. Lựa chọn dòng sách chủ đạo cho hiệu sách của bạn
Về vấn đề này bạn nên cân nhắc vào tình hình thực tế ở khu vực bạn kinh doanh:
Xác định rõ được điều này, cửa hàng của bạn sẽ dễ dàng kinh doanh hơn vì tạo được khác biệt với các hiệu sách khác. Ngoài ra, để tối ưu lợi nhuận khi kinh doanh, bạn nên liên kết với các nhà xuất bản, điều này sẽ dễ dàng hơn cho việc nhập hàng và có mức phần trăm lợi nhuận kinh doanh sách tốt nhất
3. Case study các thương hiệu cửa hàng sách hiện nay
3.1. Alphabooks
Hình ảnh nhà sách Alphabooks
Hiệu sách này nằm ở những khu vực lân cận trường Đại học, đối tượng mua hàng thường là những bạn sinh viên, họ thường mua những cuốn giáo trình, sách tham khảo, truyện tranh,... Alphabooks với mô hình kinh doanh sách chuyên cung cấp đa dạng các loại sách dành cho rất nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra còn cho xuất bản những cuốn sách dịch thuật từ nước ngoài, nhằm giúp cho độc giả Việt Nam tiếp cận được nhiều kiến thức hay mà không bị rào cản về ngôn ngữ.
3.2. Nhà sách Nhã Nam
Hình ảnh nhà sách Nhã Nam
Nhà sách Nhã Nam với tiêu chí “ vì khách là cả thế giới”, họ luôn xem khách hàng là trên hết. Chú trọng vào từng trang sách và con chữ của những cuốn sách để khiến khách hàng luôn tin tưởng và quay lại mua hàng làm khách hàng trung thành. Nhà sách này sở hữu rất nhiều đầu sách hay, đa dạng thể loại, như sách văn học, truyện tranh,...đáp ứng được rất nhiều đối tượng độc giả.
3.3. Nhà sách Phương Nam
Hình ảnh nhà sách Phương Nam
Chắc hẳn ai yêu sách cũng biết đến nhà sách Phương Nam, vì nó đã xuất hiện từ khá lâu năm với rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc.
Sở hữu đa dạng các thể loại, đối với những cuốn sách ra mắt số lượng ít và hiếm cũng xuất hiện đầy đủ tại nhà sách Phương Nam, vậy nên đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của độc giả.
Cách bố trí của nhà sách cũng rất khoa học và rộng lớn, có khu trưng bày sách cho mọi người có thể đọc tại chỗ và một khu riêng để trưng bày và buôn bán các dụng cụ văn phòng phẩm.
4. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về những kinh nghiệm kinh doanh sách chúng tôi đã tổng hợp lại, bao gồm cả các case study các thương hiệu sách thành công hiện nay để bạn tham khảo, từ đó có thể rút ra cách bán sách hiệu quả cho cửa hàng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần phần mềm quản lý bán hàng thì có thể tham khảo Hararetail, một giải pháp quản trị bán lẻ mạnh mẽ, giúp khách hàng cũ từ đa kênh quay lại mua hàng. Hướng đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và gắn kết cho bạn.
>> Xem thêm:
Những ý tưởng kinh doanh độc đáo với sách
Những bí kíp vàng giúp bán sách online lợi nhuận cao