Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế chi tiết cho người mới bắt đầu

Kinh doanh thiết bị y tế đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh khá tiềm năng được nhiều người chú ý trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh vật tư y tế cần chuẩn bị những gì? Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế ra sao? Sau đây, Haravan sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế chi tiết cho người mới bắt đầu.

1. Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế

1.1 Được cấp giấy phép đủ điều kiện mở cửa hàng thiết bị y tế

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Được cấp giấy phép đủ điều kiện mở cửa hàng thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế có tính chất là vật dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Vậy nên, khi mở cửa hàng thiết bị y tế phải đảm bảo an toàn, chất lượng và uy tín. Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh vật tư y tế được Nhà nước quản lý rất nghiêm ngặt và đúng pháp luật. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế mà pháp luật đã đề ra.

Tùy theo các loại trang thiết bị y tế mà sẽ có các điều kiện kinh doanh khác nhau. Theo điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về quản lý trang thiết bị y tế, có 4 loại vật tư y tế như sau:

  • Loại A: trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp
  • Loại B: trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp
  • Loại C: trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao
  • Loại D: trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế loại A:

Hiện tại, các trang thiết bị y tế loại A không thuộc loại kinh doanh có điều kiện mà các doanh nghiệp chỉ cần tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế đó trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì có thể thực hiện kinh doanh một cách hợp pháp.

Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế loại B, C và D:

  • Đối với trang thiết bị y tế loại B, C và D thông thường:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về quản lý trang thiết bị y tế, khi mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn cần:

Có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.

Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:

  • Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm
  • Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản
  • Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
  • Phải có tiêu lệnh, bình cứu hỏa, phương án ứng phó, giải pháp phòng khi có cháy nổ.
  • Phải có nhiệt kế, máy hút ẩm, điều hoà để đảm bảo kho hoạt động tốt nhất.
  • Một số dụng cụ y tế cần bảo quản lạnh thì phải có xe và kho lạnh và được theo dõi thường xuyên.
  • Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

  • Đối với trang thiết bị y tế loại B, C và D có chứa chất ma túy và tiền chất:

Theo khoản 3 Điều 40 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về quản lý trang thiết bị y tế, khi kinh doanh vật tư y tế, cần:

  • Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học
  • Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy ở trong nước.
  • Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
  • Các thiết bị, vật tư y tế được bán tại cửa hàng cần có giấy chứng nhận đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

1.2 Những thiết bị và dụng cụ y khoa được phép kinh doanh

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Những thiết bị và dụng cụ y khoa được phép kinh doanh

Để có thể mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn cần phải đảm bảo được các loại thiết bị y tế được phép lưu thông trên thị trường. Các loại thiết bị và dụng cụ y tế được phép kinh doanh là:

  • Có số lưu hành vẫn còn thời hạn hoặc sản phẩm đã được cấp phép nhập khẩu đúng quy định.
  • Có đủ các tài liệu kỹ thuật để có thể sửa chữa, bảo dưỡng dụng cụ y tế trừ các loại trang thiết bị chỉ sử dụng một lần.
  • Thông tin về cơ sở, điều kiện, thời gian bảo hành dụng cụ y tế.
  • Có đầy đủ nhãn mác hoặc phải có nhãn phụ có đầy đủ các thông tin về xuất xứ, công dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc rõ ràng,…
  • Có đầy đủ thông tin hướng dẫn sử dụng có hướng dẫn bằng tiếng Việt.

2. Thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Hồ sơ cần chuẩn bị khi mở cửa hàng thiết bị y tế

Để mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Nếu bạn kinh doanh vật tư y tế ở quy mô nhỏ, chỉ mở 1 cửa hàng thì có thể đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Lúc này, bạn cần chuẩn bị:
  • Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mở cửa hàng. Trong giấy phép đăng ký ghi rõ số vốn kinh doanh, địa chỉ, tên, số, ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tên cửa hàng kèm theo chữ ký xác nhận của chủ cửa hàng.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ cửa hàng, người trực tiếp đứng tên trong bản đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê cửa hàng nếu bạn có thuê địa điểm kinh doanh.
  • Các tài liệu khác liên quan như tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ vật tư y tế, tài liệu về thông tin, diện tích cửa hàng,…

Nếu bạn muốn mở hệ thống cửa hàng vật tư y tế thì bạn phải đăng ký thành lập công ty theo luật doanh nghiệp. Lúc này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần hay thành viên góp vốn của công ty thiết bị y tế.
  • Điều lệ của công ty thiết bị y tế
  • Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân.
  • Hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty, quyết định thành lập hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương, kèm theo CMND, hộ chiếu,… của chủ hoặc người đại diện doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế

Thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế:

Với các trang thiết bị y tế loại A, thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế được tiến hành như sau:

  • Cơ sở lưu hành trang thiết bị y tế loại A chỉ được thực hiện lưu hành trên thị trường khi đã được Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.
  • Cơ sở lưu hành trang thiết bị y tế ra thị trưởng phải thực hiện gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn đến Sở y tế nơi cơ sở lưu hành đặt trụ sở.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ cấp cho cơ sở thực hiện việc công bố Phiếu tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo mẫu.
  • Sau khi cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở y tế thực hiện công khai trên cổng thông tin điện tử về những thông tin cơ bản của cơ sở lưu hành trang thiết bị y tế.

Với các trang thiết bị y tế loại B, C và D, thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế được tiến hành như sau:

  • Cơ sở lưu hành trang thiết bị y tế loại B, C, D ra thị trường phải nộp hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành tại Bộ Y tế.
  • Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ y tế sẽ cấp cho cơ sở để nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu.
  • Sau đó Bộ Y tế sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị và ra quyết định cấp số hoặc không cấp số.

Việc thẩm định này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian như sau:

  • Với các trang thiết bị y tế chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thực hiện cấp số lưu hành trong thời hạn 60 ngày.
  • Với các trang thiết bị y tế có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cấp số lưu hành trong khoảng thời gian 15 ngày.
  • Với các trường hợp không cấp số lưu hành phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do cụ thể.

3. Kinh doanh vật tư y tế cần bao nhiêu vốn?

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Chi phí mở cửa hàng thiết bị y tế

Để có thể mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn cần phải chuẩn bị một số vốn khác lớn và cần thiết phải xác định được mình có bao nhiêu vốn để có chiến lược kinh doanh thiết bị y tế sao cho phù hợp. Bạn cũng có thể tìm đối tác hỗ trợ mở cửa hàng thiết bị y tế để đỡ phải xoay số vốn lớn.

Nếu bạn mở một cửa hàng vật liệu nha khoa, bạn cần xác định quy mô để đưa ra khoảng vốn cần đầu tư. Một cửa hàng đại lý trang thiết bị y tế khoảng 50m2 - 100m2 thì cần số tiền trong khoảng 800.000.000 VNĐ đến vài tỷ đồng.

Nếu chỉ có vỏn vẹn khoảng dưới 500 triệu đồng, bạn có thể làm đại lý online, vừa tiết kiệm diện tích mặt bằng, vừa có thể xoay vốn nhanh chóng.

4. Kinh nghiệm kinh doanh vật tư y tế cho người mới bắt đầu

Sau khi chia sẻ về thủ tục cũng như số vốn cần có để mở cửa hàng thiết bị y tế, sau đây, Haravan sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm kinh doanh vật tư y tế cho người mới bắt đầu.

4.1 Nghiên cứu kỹ về thiết bị y tế dự định kinh doanh

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Nghiên cứu kỹ về thiết bị y tế dự định kinh doanh

Đây là việc đầu tiên của quá trình kinh doanh vật tư y tế, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn. Vậy nên, hãy trau dồi những kiến thức về dụng cụ y tế và những thứ liên quan để việc kinh doanh diễn ra hiệu quả.

4.2 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Nhóm khách hàng mục tiêu của cửa hàng trang thiết bị y tế chính là các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp nguồn hàng cho đầu mối thiết bị y tế.

Tất nhiên, vẫn có số lượng khách hàng sẽ mua một số dụng cụ thiết bị liên quan đến răng hàm mặt như chỉ nha khoa, tẩy trắng răng, dụng cụ tự nhổ răng,... Cửa hàng bán lẻ thường có giá mềm hơn so với phòng khám tư hoặc các bệnh viện.

4.3 Tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng

Đời sống người dân đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người chú trọng sức khỏe hơn, họ sẵn sàng chi cho vấn đề về sức khỏe. Vậy nên, việc lên chiến lược kinh doanh thiết bị y tế chất lượng cao là cực kỳ quan trọng.

Khoảng 90% thiết bị y tế tại Việt Nam chủ yếu nhập từ Đức, Nhật, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Nhiều công ty phân phối thiết bị y tế ở nước ta cũng rất uy tín, an toàn, những người mới bước chân vào kinh doanh có thể hợp tác làm đối tác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có lượng kiến thức nhất định về dụng cụ y khoa để tìm kiếm được nguồn thiết bị y tế chất lượng, uy tín và hợp tác lâu dài. Không những vậy, bạn còn cần khảo sát, tham khảo nhiều cơ sở để rút kinh nghiệm và học hỏi.

Để có được nguồn cung thiết bị y tế chất lượng, bạn nên tìm đến các đại lý phân phối thiết bị y tế chính hãng. Trên thị trường vẫn còn nhiều cơ sở cung cấp thiết bị, dụng cụ y tế nhái, kém chất lượng. Nếu bạn nhập lô hàng đó về mà khách hàng sử dụng bị ảnh hưởng thì chắc chắn không tránh khỏi trách nhiệm và phải chịu phạt trước pháp luật.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nhập khẩu các thiết bị từ nhà cung ứng nước ngoài với hy vọng bền và chất lượng. Người Việt Nam cũng khá chuộng hàng ngoại và tin tưởng sử dụng các thương hiệu đó. Tuy nhiên, chi phí nhập khá cao, thủ tục hải quan cũng khá phức tạp. Bạn nên có kế hoạch kinh doanh thiết bị y tế lâu dài, chuẩn bị kỹ càng các chiến lược, phương án thích hợp để hạn chế thấp nhất sai sót và rủi ro trong quá trình kinh doanh.

4.4 Xác định địa điểm thuê mặt bằng để hút khách

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Xác định địa điểm thuê mặt bằng để hút khách

Đối tượng khách hàng tiềm năng để kinh doanh trang thiết bị y tế thường là những phòng khám, bệnh nhân, khách hàng có nhu cầu cao,... Vì vậy, cửa hàng dụng cụ y khoa nên đặt gần các bệnh viện, phòng khám nha khoa, khu vực mặt tiền đông dân cư,... để thu hút và dễ dàng quảng bá đến khách hàng.

Khách hàng thường có xu hướng mua các thiết bị y tế ở những cửa hàng chuyên bán lẻ vì bệnh viện và phòng khám thường có giá thành sản phẩm chênh lệch khá cao, nên những nơi chuyên bán lẻ sẽ có giá hợp lý hơn trong bệnh viện. Do đó, đây chính là một địa điểm hợp lý để bạn kinh doanh, thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, thuê mặt bằng cửa hàng cũng cần chú ý tới những đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, kinh doanh lĩnh vực thiết bị y tế trong một khu vực địa lý cũng có rất nhiều đối thủ. Hãy xác định phạm vi địa lý, khoảng cách cho phù hợp rồi quyết định thuê mặt bằng để tránh cạnh tranh cao với đối thủ, nhất là những cửa hàng đã có thương hiệu lâu dài.

4.5 Quản lý cửa hàng thiết bị y tế

Để quản lý cửa hàng kinh doanh vật tư y tế một cách hiệu quả nhất, bạn cần có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn:

  • Lập kế hoạch thu chi: Chuẩn bị chiến lược kinh doanh lâu dài, sử dụng nguồn vốn hợp lý, chia đều chi phí. Ghi chép đầy đủ, cẩn thận khoản thu chi để khi quyết toán sẽ hạn chế được sai sót không đáng có.
  • Lập kế hoạch quản lý kho, hàng hóa, nhân viên (nếu có)
  • Lập kế hoạch quảng cáo: Dù mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ y khoa lớn hay nhỏ bạn cũng phải có kế hoạch quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng hơn.

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail

HaraRetail có những ưu điểm nổi trội mà các app quản lý bán hàng miễn phí khác khó có được như:

  • Giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin khách hàng ở cả offline lẫn online. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều thứ họ muốn hơn nhờ hiểu rõ tâm lý khách hàng.
  • Báo cáo chi tiết, chính xác và nhanh chóng về hàng tồn kho, đổi trả hàng, doanh thu,... ở 1 cửa hàng hay 100 cửa hàng.
  • HaraRetail có hệ thống xử lý đơn hàng đa kênh thông minh giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý các đơn hàng online.
  • Chủ cửa hàng có thể nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên nhờ tính năng phân quyền nhân viên chi tiết.
  • Đặc biệt, HaraRetail là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Các doanh nghiệp cần vay mà đủ điều kiện của ngân hàng đưa ra thì, họ sẽ được vay 3 tỷ đồng kèm theo các ưu đãi tín dụng khác.

4.6 Lên kế hoạch Marketing, khuyến mãi thiết bị y tế

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Lên kế hoạch Marketing, khuyến mãi thiết bị y tế

Các trang thiết bị y tế thường có giá trị cao và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Cũng vì vậy mà khách hàng sẽ cân nhắc, tìm hiểu rất kỹ trước khi mua. Do đó, cửa hàng của bạn cần đưa ra dẫn chứng thuyết phục, tính ưu việt sản phẩm so với đối thủ. Phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng để chăm sóc, tư vấn, ưu đãi, đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng cũng là điểm cộng khá lớn để thu hút họ. Các hoạt động marketing sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cửa hàng. Vậy nên, không phải cứ giảm giá ồ ạt là sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng. Mà bạn cần các phương án khoa học, phù hợp để phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

4.7 Sử dụng giải pháp bán hàng đa kênh của Haravan

Nếu bạn muốn gia tăng doanh số bán hàng bằng cách bán hàng đa kênh, thì bạn có thể sử dụng giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan.

kinh-doanh-thiet-bi-y-te

Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan

Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới ở đa kênh, tăng gấp 3 lần tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân sự, xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, Haravan Omnichannel cũng sẽ giúp bạn:

  • Dễ dàng tiếp cận đối với nhóm khách hàng tiềm năng và giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
  • Quản lý hiệu quả data của khách hàng.
  • Tăng mức độ nhận diện của bạn.
  • Tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như chi phí quản lý giảm đáng kể.
  • Tăng trưởng doanh thu vượt bậc, đạt hiệu suất kinh doanh tối ưu. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng Haravan Omnichannel lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế chi tiết cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về việc mở cửa hàng thiết bị y tế để có thể kinh doanh hiệu quả. Chúc bạn thành công!

--------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Hành vi tiêu dùng là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: