Trong những năm trở lại đây, kinh doanh homestay đã trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều người. Tương tự bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác, bạn cần nắm vững kiến thức và cách thức trước khi dấn thân vào. Bài viết này của Haravan sẽ cùng bạn đi qua những thông tin nền tảng và quan trọng để quyết định xem có nên kinh doanh homestay không nhé!
1. Mô hình kinh doanh homestay là gì?
Mô hình kinh doanh homestay.
Homestay là một loại hình lưu trú khá phổ biến dành cho du khách từ xa đến một địa phương nào đó để du lịch. Thay vì ở trong khách sạn hay resort, du khách sẽ chọn ở trong căn hộ của người dân địa phương để tiết kiệm chi phí, trải nghiệm cuộc sống và tận hưởng văn hóa bản địa. Họ có thể sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động thường ngày cùng người dân nơi đây.
Ngày nay, hình thức kinh doanh homestay đã phát triển và có nhiều cải biến so với khái niệm gốc. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh mô hình homestay bằng việc quản lý hàng chục homestay tại nhiều địa điểm khác nhau, vì vậy yếu tố cho phép du khách ở cùng với gia đình người bản địa không còn chính xác nữa.
Điểm quan trọng của việc mở homestay là đề cao yếu tố trải nghiệm văn hóa địa phương, tự do sinh hoạt và chi phí thấp cho du khách, đặc biệt là giới trẻ.
> Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về mô hình kinh doanh nhà nghỉ B&B
2. Tiềm năng khi mở homestay
2.1 Tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình tại địa phương
Kinh doanh homestay tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số nhưng có quang cảnh đẹp và văn hóa đặc sắc thu hút khách du lịch như Mộc Châu, Sapa, Hà Giang… Điều đó cũng góp phần giảm thiểu chi phí thuê nhân lực của chủ homestay khi biết cách khai thác nguồn lực tại chỗ.
2.2 Vốn đầu tư ít
So với các loại hình dịch vụ lưu trú khác như khách sạn hay resort, mở homestay đòi hỏi số vốn đầu tư ít hơn, dao động từ vài chục tới vài trăm triệu đồng. Do đó, đây không phải là một rào cản quá lớn đối với các nhà đầu tư khi quyết định bắt tay vào mô hình kinh doanh homestay.
2.3 Khả năng thu hồi vốn nhanh
Thời gian để xây dựng, mở hoặc cải tạo homestay diễn ra trong một thời gian ngắn và do đó bạn có thể bắt tay vào kinh doanh homestay sớm để thu lợi nhuận. Nếu tiến hành nghiên cứu thị trường và nắm được một số bí quyết kinh doanh hiệu quả, homestay của bạn sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và mang lại một nguồn thu nhập hấp dẫn.
3. Những điều cần biết khi kinh doanh homestay
3.1 Vốn để mở homestay
Vốn để mở homestay có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Tùy thuộc vào quy mô của homestay, vốn để mở homestay có thể dao động từ vài vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh homestay dưới đây để ước lượng số vốn ban đầu cần bỏ ra:
Trường hợp xây mới homestay:
Nếu nhà đầu tư chưa có mặt bằng thì họ bắt buộc phải mua hoặc thuê mặt bằng. Với những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Đà Lạt, TPHCM, Đà Nẵng… chi phí tối thiểu vào khoảng 3 tỷ tùy thuộc vào vị trí và diện tích. Nếu lựa chọn thuê mặt bằng, bạn có thể ký hợp đồng thuê ít nhất một năm với chi phí có thể từ chục triệu đến vài chục triệu đồng/tháng, tùy diện tích và địa điểm. Kế đến là các chi phí xây dựng homestay gồm có: chi phí thuê kiến trúc sư thiết kế; chi phí thủ tục pháp lý xin phép xây dựng; chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công; chi phí điện, nước trong quá trình xây nhà; chi phí mua sắm nội thất, ngoại thất; các chi phí khác, phát sinh trong quá trình xây dựng homestay.
Trường hợp sửa chữa từ nhà có sẵn trở thành homestay:
Bạn cần liệt kê ra những chỗ cần sửa và những đồ dùng, nội thất, ngoại thất cần mua sắm thêm để dự trù một mức chi phí cụ thể, và chắc chắn vốn đầu tư sẽ thấp hơn so với trường hợp trên.
Ngoài các chi phí để xây dựng và mở homestay kể trên, khi đi vào vận hành chính thức, bạn cũng phải tính đến chi phí nhân sự, chi phí điện nước, chi phí cho thực phẩm/nguyên vật liệu, chi phí marketing…
Trước khi nhảy vào hình thức kinh doanh homestay, bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu: Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Sở thích của họ là gì? Có mưu cầu gì đặc biệt?… Bạn cũng sẽ phải quyết định vị trí của homestay, phong cách thiết kế để tạo điểm nhấn và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Càng hiểu rõ về thị trường homestay, bạn càng dễ dàng xác định được cách xây dựng, cách vận hành homestay và nhanh chóng sinh lời.
3.3 Địa điểm và mặt bằng để xây homestay
Vị trí đắc địa là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh homestay, cho phép du khách dễ dàng khám phá cuộc sống của người dân địa phương, đi thăm thú nhiều nơi mà tốn ít thời gian nhất có thể, nên địa điểm của homestay cũng cần thuận tiện cho họ di chuyển một cách thuận tiện nhất. Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch, bạn cần mở homestay ở gần các điểm du lịch nổi tiếng. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bạn nên chọn địa điểm càng gần trung tâm càng tốt.
Nếu không sở hữu mặt bằng, bạn hoàn toàn có thể đi thuê lại mặt bằng kinh doanh từ người khác. Đây cũng là một cách kinh doanh homestay được nhiều người chọn lựa hiện nay.
3.4 Một số mô hình kinh doanh homestay độc đáo
Mô hình homestay thùng rượu vang
Mô hình homestay trên cây: Mô hình trên cây xuất hiện nhiều ở Đà Lạt, Tam Đảo, Sóc Sơn (Hà Nội),… Đây là những khu vực có diện tích rộng, nhiều cây xanh, có thể đáp ứng tiêu chuẩn của mô hình này.
Mô hình homestay di động: So với những căn hộ thiết kế cố định, mô hình này có khả năng dịch chuyển, phù hợp với mọi loại địa hình như ngoại ô, cao nguyên,…
Mô hình homestay container: Cũng như mô hình di động, homestay container cũng có thể dịch chuyển và phù hợp với mọi loại địa hình, tiết kiệm chi phí đầu tư và thu hồi vốn nhanh.
Mô hình homestay tổ chim: Kiểu homestay này được lấy cảm hứng từ những tổ chim vừa tiện nghi vừa hoang dã.
Mô hình homestay hình ống: Vật liệu làm mô hình homestay này cũng rất đơn giản, chủ yếu là từ ván gỗ, bê tông và cửa kính khung nhựa.
Mô hình homestay hình ống
3.5 Thủ tục cấp phép kinh doanh homestay
Để được cấp phép kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP…
Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.
3.6 Tuyển quản lý và nhân viên homestay
Để vận hành một homestay, bạn bắt buộc phải thuê nhân viên. Nếu bạn không có thời gian và kinh nghiệm để quản lý homestay, bạn cần phải thuê một quản lý cho homestay của mình. Điều đó đòi hỏi bạn phải vẽ ra một quy trình làm việc chặt chẽ, bài bản để quản lý đội ngũ nhân viên và homestay của mình, nhất là khi bạn quản lý từ xa.
3.7 Rủi ro trong kinh doanh homestay
Tính cạnh tranh ngày càng cao
Ngày càng nhiều homestay mọc lên, do đó khả năng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Chủ homestay cần phải chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và dịch vụ của cơ sở mình, đồng thời đưa ra mức giá hợp lý để kinh doanh bền vững.
Khó giữ chân khách hàng cũ
Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ, những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Do đó, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một homestay nào đó. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo để tăng khả năng quảng bá và truyền miệng. Nếu làm được điều đó, du khách đã từng lưu trú sẽ giới thiệu người thân và bạn bè của họ đến với homestay của bạn.
Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa
Khi quản lý từ xa, nếu không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu, xuất phát từ việc không thể trực tiếp kiểm soát hoạt động hay quản lý được nhân viên của mình.
Do đó, bạn cần phải nghiên cứu về quy trình đón nhận khách, quản lý phòng ốc, quản lý nhân viên từ xa. Bạn có thể đến trải nghiệm một số homestay nổi tiếng để học hỏi cách vận hành của họ. Đây không chỉ là một giải pháp tránh thất thoát doanh thu hiệu quả mà còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho homestay trong mắt khách hàng, đặc biệt là những du khách nước ngoài.
> Xem thêm: Phần mềm quản lý doanh thu tốt nhất bạn nên biết
Đối với những người không sở hữu căn nhà mà đi thuê mặt bằng để kinh doanh homestay, đôi khi họ sẽ gặp phải vấn đề với chủ nhà, chẳng hạn bị chủ nhà đòi lại mặt bằng. Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần đảm bảo ký kết hợp đồng một cách chặt chẽ với chủ nhà để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.
4. Kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh homestay hiệu quả
4.1 Thiết kế phong cách homestay độc đáo, ấn tượng
Thiết kế phong cách homestay độc đáo, ấn tượng
Đối tượng khách hàng của homestay thường là giới trẻ. Do đó, bạn cần thiết kế và trang trí homestay sao cho thật độc đáo để thu hút đối tượng này, và luôn quan tâm đến việc làm mới cơ sở lưu trú của mình. Homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây là cách để du khách quảng bá, truyền miệng về homestay và do đó là một bí quyết kinh doanh homestay.
Bạn có thể tham khảo các hình thức xây dựng homestay phổ biến: homestay biệt thự – villa; homestay nhà riêng, chung cư; homestay – căn hộ studio; homestay nhà chòi – bungalow; homestay phòng dorm; homestay phòng riêng – private room…
Khi đã lựa chọn được hình thức xây dựng homestay, bạn có thể cân nhắc các phong cách thiết kế thịnh hành dưới đây để tạo điểm nhấn cho cơ sở của mình:
Phong cách rustic mộc mạc, ấm cúng sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ, nứa, tre, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, kết hợp gam màu be, nâu gỗ, tái hiện vẻ đẹp cổ điển, ấm cúng.
Phong cách retro giao thoa giữa cổ điển và hiện đại sử dụng hài hòa gam màu tươi sáng, những vật dụng trang trí hiện đại như tranh trừu tượng, cây cảnh, nến thơm,… pha lẫn cùng một vài chi tiết cổ điển của quá khứ.
Phong cách vintage mang lại cảm giác như được bước vào cỗ máy thời gian, trở lại với quá khứ, đượm vẻ hoài niệm ẩn chứa sự lãng mạn và cổ điển.
Phong cách Bohemian cá tính, phóng khoáng sử dụng họa tiết bắt mắt trên thảm, vải ghế sofa hay ga giường, tận dụng những chi tiết đối lập về màu sắc tạo nên tổng thể sặc sỡ, bắt mắt.
Phong cách Scandinavian theo lối kiến trúc Bắc Âu tinh tế với đặc trưng chủ phong cách này là sắc trắng tinh khôi, nhã nhặn.
Homestay mang phong cách Scandanavian.
Phong cách tối giản được thiết kế tập trung chủ yếu vào các gam màu sử dụng thường trung tính, không dùng quá 4 màu hợp lý là 3 màu, vận dụng ánh sáng tự nhiên và do đó phù hợp với du khách ưa chuộng lối sống tối giản.
Phong cách công nghiệp Industrial mạnh mẽ, ấn tượng đưa sắt thép, bê tông, gạch vỡ cùng chất mộc tự nhiên của gỗ vào thiết kế nhằm đem lại cảm giác khỏe mạnh, ấn tượng, độc nhất.
4.2 Cung cấp những trải nghiệm khác biệt cho khách hàng
Để kinh doanh homestay hiệu quả và bền vững 100%, bạn hãy chú trọng cung cấp những trải nghiệm khách hàng độc đáo và mới mẻ bên cạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Rất nhiều chủ homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ kết hợp những trải nghiệm địa phương như: thăm vườn rau, thăm làng nghề, xuống ao bắt cá, hái hoa quả, thăm ruộng lúa chín… hay thậm chí du khách có cơ hội được tự tay nấu nướng với những nguyên liệu mà họ tự tay thu hoạch được.
Bên cạnh một không gian nghỉ ngơi thì việc mang đến cảm giác ấm cúng, thoải mái tại gian bếp sẽ góp phần mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho du khách. Vậy nên, đừng quên chú trọng thiết kế gian bếp sao cho sạch sẽ, tiện nghi, ấm cúng.
Để homestay của bạn có thể quảng bá rộng rãi được nhiều người biết đến, bạn cần phải xây dựng một chiến lược marketing bài bản và tận dụng các công cụ marketing hỗ trợ cho khâu bán hàng, quảng bá hình ảnh như website, social media, các ứng dụng thuê phòng như agoda, booking.com… Việc định giá hợp lý đi cùng các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào những thời điểm phù hợp cũng sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Xây dựng chiến lược marketing để kinh doanh homestay hiệu quả
Dẫu vậy, bí quyết kinh doanh homestay quan trọng nhất vẫn nằm ở chất lượng cơ sở và dịch vụ mà homestay của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Điều đó sẽ quyết định du khách có chọn lựa, quay trở lại và giới thiệu cho người khác biết về mô hình homestay của bạn hay không.
4.4 Sử dụng phần mềm quản lý
Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay quy mô nhỏ (chỉ có vài phòng) thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Nó đặc biệt phù hợp nếu bạn lựa chọn quản lý homestay từ xa và thuê người khác quản lý tại chỗ.
Ví dụ: phần mềm quản lý từ nhà cung cấp Haravan sẽ giúp chủ homestay quản lý phòng (tình trạng phòng đang phục vụ, phòng trống, giá cả), trích xuất báo cáo về doanh thu/chi phí/lợi nhuận một cách chính xác và dễ hiểu, quản lý lịch làm việc của nhân viên… từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng.
Ngoài ra, phần mềm còn giúp bạn tránh khỏi vấn đề overbooking khi bán phòng trên các kênh OTA, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và công sức để thao tác thủ công trên từng kênh bán hàng mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác.
5. Tổng kết
Với những chia sẻ trên, Haravan hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về mô hình kinh doanh homestay cùng những điều cần biết khi kinh doanh homestay. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý để hỗ trợ việc vận hành homestay, hãy liên hệ Haravan để được tư vấn và đồng hành!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm:
- Những ý tưởng kinh doanh nông sản giúp bạn thu lợi nhuận cao
- Tổng hợp phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay