2023 Lập Nghiệp Kinh doanh online với Shopee hay Haravan?

Hiện nay, lập nghiệp kinh doanh online là hình thức kinh doanh tiềm năng và mang đến nguồn lợi nhuận hiệu quả. Hơn nữa, với sự phát triển công nghệ, nhà bán lẻ có nhiều sự lựa chọn nền tảng kinh doanh cho riêng mình. Với những nhà bán hàng mới bắt đầu lập nghiệp, họ có thể lựa chọn bán hàng thông qua các nền tảng sàn Thương mại điện tử sẵn có. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn việc tự xây lên một cửa hàng trực tuyến theo phong cách và các tùy chỉnh riêng thông qua một website Thương mại điện tử, đồng thời kết nối mở rộng bán hàng đa kênh.

Shopee và Haravan là hai đại diện hàng đầu cho các nền tảng kinh doanh bán lẻ online hiện nay trên thị trường Thương mại điện tử Việt Nam. Các nền tảng này đều có những điểm nổi bật, lợi ích riêng mang đến nhiều cơ hội phát triển tiềm năng cho các doanh nghiệp/ nhà bán lẻ trực tuyến. Để lập nghiệp kinh doanh online thành công và bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, nhiều nhà kinh doanh phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn nền tảng vận hành kinh doanh phù hợp với mô hình, chi phí đầu tư và định hướng riêng của mình.

Năm 2023, Shopee hay Haravan - đâu là nền tảng phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn? Cùng tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây của Haravan để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho hành trình lập nghiệp kinh doanh Online nhé!

1. Giới thiệu tổng quan về Shopee và Haravan

Điều đầu tiên bạn cần biết chính là Shopee và Haravan đều cho phép bạn tạo dựng tên tuổi của mình với tư cách là một nhà bán lẻ. Nhà kinh doanh có thể kiếm tiền trực tuyến với cửa hàng Thương mại điện tử của riêng mình hoặc có thể bán hàng dễ dàng thông qua thị trường trực tuyến. Tuy nhiên, đây chỉ là một điểm tương đồng của Shopee và Haravan, hai nền tảng này đều là một phương tiện thuận lợi để kinh doanh trong thế giới số nhưng chúng hoạt động theo những cách khác biệt nhau.

1.1 Shopee - Sàn Thương mại điện tử phổ biến hàng đầu Việt Nam

Shopee được biết đến là một sàn Thương mại điện tử có mặt trên 7 thị trường bao gồm các nước khu vực Đông Nam Á và Đài Loan, chính thức ra mắt người dùng vào năm 2015. Trong suốt chặng đường phát triển, Shopee là một thị trường tiềm năng để lập nghiệp kinh doanh online, giúp hàng nghìn nhà bán lẻ lớn nhỏ tiếp cận nhanh chóng đến người dùng và bán sản phẩm, mở rộng tên tuổi qua ứng dụng Shopee trên nền tảng Smartphone & Website. Đặc biệt, hiện Shopee đang dẫn đầu trong tất cả các sàn hiện với hơn 77 triệu lượt truy cập mỗi tháng tại Việt Nam.

Giao diện kênh bán hàng và trang chủ website Shopee

1.2 Haravan - Nền tảng cho sự tăng trưởng kinh doanh bán lẻ Omni Channel

Haravan được chính thức thành lập vào năm 2014 với giải pháp cung cấp cho nhà bán lẻ hệ thống quản trị website thương mại điện tử cùng với kho giao diện đa dạng ngành hàng với nhiều tính năng, tiện ích cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của khách hàng. Với sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ, Haravan đã mở rộng và nâng cấp thêm nhiều giải pháp Công nghệ vượt trội giúp nhiều doanh nghiệp và cá nhân có thể vận hành việc kinh doanh trên mọi kênh bán hàng tại một nơi duy nhất. Từ việc quản lý sản phẩm, khách hàng, đơn hàng, tồn kho, giao nhận, marketing, khuyến mãi,... cho đến những bảng báo cáo doanh thu và phân tích hiệu quả kinh doanh đều được thống kê tự động.

Giao diện hệ thống quản trị và mẫu giao diện website Thương mại điện tử của Haravan

1.3 Sự khác biệt chính giữa hai nền tảng Haravan và Shopee?

Sự khác biệt đầu tiên mà nhà bán lẻ cần nắm rõ, Shopee là một thị trường trực tuyến (Online marketplace) và Haravan là một nền tảng Thương mại điện tử chuyên biệt (E-commerce platform), cung cấp giải pháp kinh doanh online đa kênh toàn diện.

Shopee là nền tảng cho phép nhà bán lẻ kinh doanh trên thị trường của họ thông qua một Website Thương mại điện tử và Ứng dụng trên nền tảng mobile cùng với nhiều nhà bán hàng trực tuyến khác. Nó giống như việc bạn đăng ký một cửa hàng tại một trung tâm mua sắm. Mặc dù bị giới hạn với các quy định chung của trung tâm mua sắm, nhưng chủ kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ lượng người qua lại tiềm năng. Tương tự, Shopee cung cấp khả năng hiển thị trên thị trường với lưu lượng truy cập web khổng lồ, mặc dù chủ shop sẽ không có nhiều quyền kiểm soát về mặt thương hiệu và tùy chỉnh giao diện.

Haravan cho phép các chủ doanh nghiệp thuộc mọi quy mô kinh doanh thiết kế cửa hàng theo phong cách của riêng mình và giới thiệu sản phẩm, sứ mệnh thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Với đa dạng mẫu giao diện website trả phí hoặc miễn phí, nhà kinh doanh có thể tự do tuỳ chọn để tạo cửa hàng online. Haravan giúp thiết kế cửa hàng một cách linh hoạt hơn nhiều so với việc xây dựng một cửa hàng với Shopee.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Là một giải pháp bán lẻ đa kênh OmniChannel, với Haravan, nhà bán hàng cũng có thể kết nối mở rộng bán hàng đa kênh qua các kênh Social (Facebook, Zalo, Instagram), qua các sàn TMĐT (Lazada, Shopee, Tiki) hay quản lý hoạt động bán hàng tại cửa hàng offline.

Cùng hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử nhưng Shopee và Haravan là hai nền tảng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên mục tiêu chung vẫn là giúp nhà bán kinh doanh online xây dựng gian hàng, phát triển kinh doanh. Shopee là lựa chọn tốt hơn nếu bạn chỉ là một người bán với quy mô nhỏ. Haravan là nền tảng lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu lớn và người bán cá nhân có định hướng tạo dựng thương hiệu. Khi doanh nghiệp trực tuyến của bạn phát triển, bạn thậm chí có thể chọn sử dụng cả Shopee và Haravan.

2. Shopee và Haravan: Ưu điểm & Nhược điểm

Được biết đến là hai nền tảng hàng đầu giúp nhà bán lẻ phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại điện tử, tuy nhiên Shopee và Haravan vẫn sẽ có những ưu điểm cũng như nhược điểm tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của người bán. Cùng khám phá chi tiết để có thể hiểu thêm về hai nền tảng và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho định hướng kinh doanh của bạn:

2.1 Shopee - Ưu & Nhược điểm

Với Shopee, chủ kinh doanh không cần phải hiểu biết về lập trình và phát triển web. Bạn có thể thiết lập nhanh một cửa hàng Online bằng cách đăng ký tài khoản với Shopee và bắt đầu bán hàng ngay lập tức mà không cần phải xây dựng hoàn chỉnh cửa hàng từ việc thiết lập vận chuyển, thanh toán… Ngoài ra, một số ưu điểm nổi bật khác như:

  • Cơ hội tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ, bởi Shopee hiện đang có hơn 77 triệu lượt truy cập mỗi ngày và hàng triệu người dùng;

Nguồn: Iprice.vn

  • Kênh quản lý bán hàng đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng cho mọi đối tượng kinh doanh;

  • Hỗ trợ công cụ tiếp thị đa dạng và dễ thiết lập: chương trình FlashSale, tạo mã khuyến mãi, bán combo, chạy quảng cáo… Đặc biệt là các chương trình Sale lớn hằng năm như ngày Siêu mua sắm 9.9, Big Sale 11.11, Sinh nhật Shopee 12.12, … thu hút cực lớn lượng người dùng tham gia chương trình trên sàn và mang về lượng doanh thu khủng cho nhà bán hàng.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Những kỷ lục đạt được của Shopee trong ngày Siêu mua sắm 9.9 năm 2021

  • Cung cấp đa dạng thẻ quà tặng, giảm giá cho nhà bán hàng;

  • Shopee có đội ngũ chuyên biệt để hỗ trợ người bán kinh doanh mọi lúc, mọi vấn đề.

  • Có nhiều chương trình giảm giá về phí vận chuyển, thu hút khách hàng mua hàng nhiều hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Shopee cũng sẽ có một nhược điểm dành cho người bán:

  • Chỉ thích hợp để bán các sản phẩm, không thể xây dựng gian hàng cung cấp dịch vụ;

  • Khó xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh trên thị trường bởi gian hàng các người bán đều cùng bố cục, giao diện và chỉ có thể khác về hình ảnh, sản phẩm;

  • Rất nhiều cạnh tranh từ những người bán cùng một sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự;

  • Không thể tích hợp và mở rộng kinh doanh online đa kênh với các nền tảng khác.

Tổng quan Ưu - Nhược điểm khi kinh doanh online với Shopee

2.2 Haravan - Ưu & Nhược điểm

Với Haravan, ưu điểm đầu tiên chính là chủ kinh doanh cũng không nhất thiết phải có kinh nghiệm, có kiến thức về lập trình và phát triển web. Để bắt đầu một cửa hàng của riêng mình, bạn chỉ cần chọn các chủ đề giao diện chuyên nghiệp được thiết kế sẵn miễn phí hoặc tính phí của hệ thống Haravan. Ngoài ra, Haravan sẽ có đội ngũ hỗ trợ người dùng hoặc kênh hướng dẫn chi tiết mọi tùy chỉnh và thiết lập từ việc thêm sản phẩm cho đến việc mua miền, quản lý gian hàng online. Bên cạnh đó, một số ưu điểm nổi bật khác mà Haravan dành cho chủ kinh doanh:

  • Với hơn 400 giao diện mẫu, Haravan giúp bạn dễ dàng lựa chọn giao diện đẹp phù hợp với ngành nghề bạn đang kinh doanh;

  • Không lo ngại về cập nhật và bảo mật (mọi thứ đều được thiết lập sẵn cho trang quản trị của bạn);

  • Trang quản trị hệ thống thân thiện, dễ sử dụng với người dùng để xây dựng toàn bộ cửa hàng và thương hiệu của bạn. Đặc biệt bạn có thể quản lý bán hàng trên cả điện thoại và máy tính.

Quản lý bán hàng ngay trên cả điện thoại và máy tính

  • Tích hợp với nhiều tính năng bổ sung, đáp ứng tốt cho việc quản lý hiệu suất kinh doanh

  • Tích hợp quản lý bán hàng đa kênh (Facebook, Zalo, Sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki), tạo chiến dịch tiếp thị số với Google và cùng các tính năng khác như: tồn kho, báo cáo, vận chuyển…

  • Tăng khả năng, cơ hội bán hàng offline và tích hợp POS: tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng dù đang mua tại cửa hàng hay online, khách hàng vẫn có thể thanh toán dễ dàng;

  • Website được tối ưu SEO, giúp nhà bán hàng dễ dàng tối ưu hoá về gian hàng & sản phẩm của mình trên các công cụ tìm kiếm;

  • Có thể kinh doanh về dịch vụ;

  • Dễ dàng xây dựng & phát triển thương hiệu với website chuyên nghiệp theo phong cách riêng;

  • Không giới hạn băng thông: người truy cập sẽ được trải nghiệm tốc độ tải trang nhanh, không mất thời gian chờ đợi. Như vậy, khả năng “giữ chân” khách hàng ở lại web sẽ cao hơn, giảm tỷ lệ thoát.

Đồng thời, để đảm bảo người dùng có thể hiểu và trải nghiệm trước khi đưa ra quyết định ký kết sử dụng. Haravan cho phép dùng thử trong vòng 14 ngày và đồng thời sẽ nhận được tư vấn chi tiết từng lợi ích của từng tính năng cho người kinh doanh.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Giao diện trang quản trị trên hệ thống Haravan

Ngoài những ưu điểm vượt trội trên, nhà bán lẻ cũng sẽ cần biết thêm những nhược điểm khi sử dụng nền tảng Haravan:

  • Haravan cung cấp nhiều bộ giao diện miễn phí cho chủ người kinh doanh, bên cạnh đó cũng nhiều giao diện tính phí hoặc nhà bán hàng có nhu cầu thiết kế cửa hàng theo ý mình thì phải tốn chi phí thiết kế theo yêu cầu.

  • Yêu cầu xây dựng & hoàn chỉnh toàn bộ cửa hàng online trước khi bắt đầu kinh doanh như thiết lập chi phí vận chuyển, cổng thanh toán, trang chủ…

  • Haravan cung cấp sản phẩm toàn diện cùng với đội ngũ chăm sóc khách hàng hỗ trợ khách hàng 24/7, bảo trì hệ thống và cập nhật tính năng liên tục trong thời gian sử dụng, điều này kèm theo đó là phần tính phí hàng tháng thay vì là bạn trả chi phí 1 lần và tự sửa chữa cũng như không có cập nhật gì thêm sau đó. Chính vì vậy bạn sẽ thấy mình trả tiền hàng tháng, tuy nhiên nó an toàn và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Tổng quan Ưu - Nhược điểm khi kinh doanh Online với Haravan

Với Shopee, chủ kinh doanh sẽ đạt được nguồn lợi về lượng người dùng truy cập khổng lồ vào nền tảng mỗi ngày và đặc biệt có thể bán hàng ngay sau khi đăng ký tài khoản. Mặt khác, với Haravan, chủ kinh doanh phải dành ra một khoảng thời gian để xây dựng cửa hàng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết nối để bán hàng trên Shopee và nhiều kênh bán hàng khác để tăng lượng tiếp cận, mở rộng kinh doanh. Điều này cũng đòi hỏi bạn phải chi trả cho một mức phí phù hợp.

3. Shopee và Haravan: Công cụ & hoạt động cho Marketing

Trong kinh doanh không thể thiếu đi các hoạt động Marketing cho cửa hàng online bởi đây là cách thức trọng tâm để sản phẩm của bạn tiếp cận nhanh và hiệu quả đến với người tiêu dùng. Vậy thì với nền tảng Shopee và Haravan, nhà bán hàng sẽ có thể thực hiện được các hoạt động Marketing như thế nào? Chi phí cho từng chiến dịch là bao nhiêu?

3.1 Shopee - Bộ công cụ Marketing miễn phí & các chương trình đặc biệt của sàn

Khi bán hàng trên Shopee, người bán sẽ có nhiều hình thức Marketing cho gian hàng sàn Thương mại điện tử để tăng lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho gian hàng. Có hai phân khúc tiếp thị dành cho người bán gồm có Marketing nội sàn và ngoại sàn. Các hoạt động Marketing này bao gồm tối ưu các kênh trả phí (Paid-Onstie Traffic) và kênh miễn phí (Free-Onsite Traffic).

Với bộ công cụ miễn phí, người bán có thể tạo các chương trình ưu đãi dành riêng cho shop, tạo mã giảm ra cùng với các chiến thuật bán hàng như bán hàng theo combo, mua kèm deal sốc…

Với các chương trình marketing trả phí, Shopee cung cấp cho người bán thực hiện chạy các chiến dịch quảng cáo trên sàn, gồm: quảng cáo khám phá & quảng cáo tìm kiếm (đấu thầu từ khoá). Tùy vào mức giá thầu của chủ shop mà bạn sẽ phải chi trả chi phí quảng cáo, tuy nhiên Shopee chỉ tính phí khi khách click vào quảng cáo của bạn. Bên cạnh đó, Shopee còn tổ chức nhiều chương trình tiếp thị hấp dẫn khác như Freeship Extra, Hoàn Xu Extra, FlashSale,... nếu chủ shop tham gia các chương trình này, gian hàng có cơ hội thu hút người dùng và tăng lượng truy cập cũng như tăng đơn hàng hiệu quả. Và tất nhiên, bạn sẽ mất một khoản chi phí nếu muốn tham gia vào các chương trình ưu đãi trên. Chi phí chi tiết sẽ được cụ thể ở mục nội dung tiếp theo.

>> Tìm hiểu thêm: Cách tối ưu và tận dụng hiệu quả bộ công cụ khuyến mãi của Shopee?

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Các công cụ, chương trình marketing khi kinh doanh online với Shopee và Haravan

3.2 Haravan - Cung cấp các giải pháp tiếp thị trên đa kênh hiệu quả

Với Haravan, là một nền tảng quản lý bán hàng đa kênh online từ website, các kênh mạng xã hội và kết nối bán trên các sàn Thương mại điện tử. Haravan hỗ trợ nhà bán hàng các giải pháp tiếp thị cho từng kênh bán hàng khác nhau, bao gồm:

  • Messenger Chatbot thông minh: là công cụ hỗ trợ người bán tương tác với khách hàng nhanh, hiệu quả một cách chuyên nghiệp khi bán hàng trên các kênh Social như Facebook, Zalo, Messenger…

>> Tham khảo thêm về tính năng tại đây.

HaraLoyalty là phần mềm hỗ trợ tăng doanh số bán hàng bằng cách xây dựng và sử dụng các chương trình “Khách hàng thành viên" theo cách riêng của bạn trên nền tảng Real-Time (nhưng vẫn đảm bảo sức mạnh từ “Điểm", “Hạng", “Vouchers", và “Redeem"), hiện diện ở tất cả các kênh bán hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng lôi cuốn, tương tác khách hàng tham gia và nhận các chương trình ưu đãi. Đa dạng kịch bản chăm sóc khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới đến với doanh nghiệp, những chương trình ưu đãi, tích điểm đổi quà,... đều được mặc định trong HaraLoyalty.

>> Tham khảo chi tiết: [Tổng quan về HaraLoyalty] - Phần mềm giữ chân khách cũ tiếp tục mua hàng

Ngoài ra, Haravan còn hỗ trợ nhà bán hàng tích hợp Zalo Notification Service (ZNS) vào website và gửi tin nhắn chủ động qua Zalo cho khách hàng với các thông điệp được cá nhân hóa theo hành trình tương tác và mua sắm với giải pháp Haraloyalty Lite.

Google Smart Shopping là loại chiến dịch quảng cáo mới nhất hiện nay của Google, sử dụng công nghệ máy học với mục đích chính là tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, tăng phạm vi tiếp cận khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi.

Các sản phẩm được chạy quảng cáo sẽ được hiển thị trên nhiều nền tảng của Google như: Youtube, GDN, Gmail, Search, Hình ảnh… Sau khi người dùng tìm kiếm, Google sẽ ghi nhận, tác động đến các kênh online trên và tăng độ hiển thị với độ phủ rộng, nhưng chi phí chỉ tính khi có khách hàng quan tâm và Click vào quảng cáo.

Khi chủ kinh doanh đã có sẵn website bán hàng với Haravan, Haravan sẽ tự động đăng ký và tạo tài khoản Google Merchant Center đồng thời tối ưu các bước triển khai chiến dịch quảng cáo chỉ với 03 bước đơn giản thay vì phải thực hiện 06 bước triển khai bài bản. Đồng thời, đội ngũ Haravan sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết, giúp nhà bán lẻ thiết lập ngân sách quảng cáo phù hợp với từng thời điểm kinh doanh.

Shopee cung cấp cho người bán đa dạng các chương trình ưu đãi, công cụ tạo mã giảm giá, chương trình khuyến mãi và các chiến dịch quảng cáo với các bước thiết lập đơn giản, phù hợp cho mọi đối tượng kinh doanh, đặc biệt là những người vừa mới bắt đầu. Mặt khác với Haravan, cung cấp các giải pháp marketing theo một hành trình cụ thể từ lúc tiếp cận khách hàng cho đến các hoạt động chăm sóc khách hàng thân thiết. Khi sử dụng các giải pháp Haravan, khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn để triển khai hiệu quả và tốt hơn.

4. Shopee và Haravan: Chi phí sử dụng cho nhà bán hàng

Cho dù chủ kinh doanh sử dụng Shopee hay Haravan làm giải pháp bán hàng của mình, điều quan trọng cần lưu ý chính là bạn sẽ luôn nhận được nhiều tính năng nếu sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Đây cũng được xem là một tiêu chuẩn chung cho bất kỳ giải pháp Thương mại điện tử nào trên thị trường. Để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh, việc cân nhắc các chi phí đầu tư vào các hệ thống là yếu tố cần thiết cho các chủ kinh doanh. Dưới đây là các loại tính năng cùng với mức phí mà nhà bán hàng online cần biết khi sử dụng nền tảng Haravan hay Shopee.

4.1 Shopee - Các chi phí chung cho nhà bán hàng

Shopee đơn thuần là một kênh bán hàng online nên không hỗ trợ thêm các tính năng tích hợp các kênh khác cũng như các tuỳ chỉnh được thiết lập đồng nhất cho mọi nhà bán hàng, không có sự khác biệt nên sẽ không có chi phí để xây dựng gian hàng. Nếu bán hàng với Haravan, chủ kinh doanh sẽ phải tốn chi phí cho việc duy trì hệ thống và tích hợp các tính năng, giải pháp thì Shopee sẽ tính phí cho từng dịch vụ riêng lẻ, gồm có:

  • Phí Thanh toán Shopee dành cho tất cả mọi người bán trên sàn, là khoản phí bán hàng trên Shopee mà Người bán phải trả cho mỗi đơn hàng thành công (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao"). Phí Thanh toán được tự động cấn trừ vào khoản thanh toán nhận được từ mỗi đơn hàng trước khi được ghi nhận vào Số dư TK Shopee của Người bán. Cụ thể như sau:
  • Với gói Hoàn Xu Xtra: Phí đăng ký là 1.000 đồng và phí dịch vụ là 4% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 20.000 đồng). Đối với các gian hàng thuộc Shopee Mall, chủ kinh doanh phải thanh toán Phí cố định dành cho Shopee Mall, được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu trả hàng/ hoàn tiền được Shopee/ Người mua chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng). Giao động khoảng từ 1.1% - 7.7% tuỳ vào từng ngành hàng cụ thể.

  • Phí Dịch vụ là khoản chi phí bán hàng trên Shopee mà Người Bán thanh toán cho Shopee khi tham gia Chương trình Hoàn Xu Xtra và Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra, sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hoàn tất.

Nguồn: Kênh người bán Shopee

  • Với gói Freeship Xtra: Phí đăng ký là 1.000 đồng và các phí dịch vụ gồm có:

Shopee vừa mới cập nhật thêm một loại chi phí mới dành cho các nhà bán hàng trên sàn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, bắt đầu từ ngày 05/01/2022,sẽ áp dụng Phí cố định 1% (bao gồm VAT) cho các đơn thực hiện thành công đối với Người bán KHÔNG thuộc Shopee Mall và Người bán không tham gia gói Miễn phí vận chuyển xtra hoặc Hoàn xu Xtra.

  • Phí cố định được tính theo phần trăm trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu trả hàng/ hoàn tiền được Shopee / Người bán chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng).

Trên đây là những chi phí cố định khi chủ shop tham gia bán hàng trên Shopee. Ngoài ra, để kinh doanh hiệu quả trên sàn, chủ shop cần phải tham gia thêm các chương trình khác như chạy quảng cáo, đấu thầu từ khoá… Với các công cụ này, tuỳ vào mức thiết lập của bạn thì bạn sẽ phải chi trả các khoản phí cho Shopee. Chẳng hạn như, với quảng cáo, chủ shop chỉ cần thanh toán phí cho số lượt click vào sản phẩm quảng cáo:

Chi phí = Số lượt Click * Giá thầu.

>> Xem thêm: Tips đấu thầu từ khóa trên Shopee, tăng đơn hàng hiệu quả!

Nguồn ảnh: Kênh bán hàng Shopee

Shopee có ít tính năng phong phú hơn Haravan một chút vì bạn không có được trình tạo cửa hàng trực tuyến. Thay vào đó, tất cả những gì bạn cần làm là tạo một tài khoản và bạn có thể bắt đầu bán hàng cho một lượng lớn người dùng gần như ngay lập tức trên sàn.

4.2 Haravan - Các gói giải pháp cùng tính năng

Haravan cung cấp nhiều tính năng cũng như các giải pháp tích hợp hữu ích cho hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ, tuy nhiên, tùy thuộc vào từng gói giải pháp mà bạn đăng ký mà phạm vi sử dụng các tính năng của nền tảng cũng sẽ khác. Hiện tại, Haravan đang cung cấp đến nhà bán lẻ 4 gói giải pháp với các mức giá và tính năng thích hợp, bao gồm:

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Bảng chi phí sử dụng hai nền tảng Shopee và Haravan

GÓI STANDARD không hỗ trợ xây dựng trang web của riêng mình hoặc truy cập vô số tính năng bổ sung của Haravan, chủ kinh doanh chỉ có thể quản lý bán hàng từ các cửa hàng có sẵn khác như các kênh Social (Facebook, Zalo, Instagram), các sàn Thương mại điện tử hay cửa hàng offline cùng với tính năng hỗ trợ báo cáo thống kê hiệu quả bán hàng. Với gói giải pháp này, nhà bán hàng có thể quản lý đơn hàng cũng như thông tin khách hàng từ đa kênh dễ dàng thuận tiện.

Nếu muốn mở rộng thêm một gian hàng và phát triển thương hiệu thông qua kênh website Thương mại điện tử của riêng mình thì việc lựa chọn GÓI PRO sẽ phù hợp hơn. Chi tiết thông tin về các gói giải pháp:

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Qua những bảng giá nêu trên, bạn có thể thấy sự khác biệt lớn giữa Shopee và Haravan. Nếu bạn lập nghiệp bán hàng với Shopee, chủ shop chỉ mất phí chiết khấu từ các đơn hàng hoàn thành và từ các dịch vụ trên sàn. Cửa hàng của bạn trên Shopee sẽ chỉ ngưng hoạt động khi chủ shop vi phạm các chính sách & quy định chung của sàn. Mặt khác, nếu bạn chọn Haravan, đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều khả năng để tùy chỉnh cho cửa hàng online của mình và tích hợp thêm nhiều giải pháp vận hành, bán hàng, tiếp thị, kết nối đa kênh hiệu quả. Tuy nhiên, mức phí chủ kinh doanh bỏ ra lớn, luôn ổn định và cần chi trả theo đúng hạn để có thể quản lý hệ thống của mình. Nếu bạn không thanh toán các mức phí theo cam kết thì website của bạn có thể bị ngừng hoạt động.

5. Shopee và Haravan: Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Vậy nên, chủ kinh doanh cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc thiết lập các phương thức thanh toán cho cửa hàng online của mình. Gian hàng càng có nhiều tùy chọn cho việc thanh toán thì càng có nhiều khả năng khách hàng mua sản phẩm của bạn. Mọi người luôn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng phương thức thanh toán quen thuộc, thuận tiện với họ.

Với Shopee, hiện đang hỗ trợ nhà bán hàng 6 hình thức thanh toán, gồm có:

  • Ví ShopeePay: là một ví điện tử được tích hợp bên trong Ứng dụng Shopee

  • Thẻ Tín dụng/Ghi nợ: khách hàng có thể sử dụng Thẻ tín dụng hoặc Thẻ ghi nợ thuộc các hệ thống thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, và thẻ American Express (AMEX) khi thanh toán đơn hàng trên Shopee.

  • Trả góp bằng Thẻ tín dụng: Bên cạnh hình thức thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng, Shopee cũng hỗ trợ khách hàng thanh toán thông qua hình thức trả góp khi sử dụng tính năng thanh toán bằng Thẻ tín dụng

  • Số dư TK Shopee: là nơi ghi nhận giá trị tiền hàng của bạn từ doanh thu bán hàng, giúp bạn dễ dàng quản lý và kiểm tra toàn bộ chi tiết các giao dịch phát sinh từ sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee. Bạn cũng có thể sử dụng Số dư TK Shopee thu được từ hoạt động bán hàng để thanh toán các đơn hàng mua sắm trên Shopee

  • Chuyển khoản ngân hàng: Hiện nay, Shopee cũng đang hỗ trợ thanh toán cho những đơn hàng giá trị lớn trên 20 triệu VNĐ và thuộc một số ngành hàng nhất định (ví dụ: ngành hàng xe hơi, xe máy…) thông qua chuyển khoản ngân hàng. Nhà bán hàng có thể đăng ký thanh toán đơn hàng bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sau đó tiến hành giao dịch và xác nhận thông qua dịch vụ Internet Banking, hoặc thông qua chuyển tiền trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng

  • Thanh toán khi nhận hàng (COD).

>> Tham khảo thêm: 5 xu hướng thanh toán online giúp nhà bán hàng tăng doanh thu mùa giãn cách

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Phương thức thanh toán của Shopee và Haravan

Với haravan, nhà bán hàng phải đăng ký và cấu hình với các cổng thanh toán trực tiếp mà Haravan đang hỗ trợ hiện tại cũng như tùy chỉnh thiết lập cho phương thức thanh toán thay thế như khác riêng của mình. Khi vừa triển khai website, phương thức mặc định của hệ thống là thanh toán khi nhận hàng (COD). Bên cạnh các phương thức thanh toán online qua các cổng thanh toán, Nhà bán hàng còn có thể tự cấu hình phương thức thanh toán phù hợp. Nếu Khách mua hàng thanh toán bằng phương thức thanh toán khác thì Nhà bán hàng có thể sẽ bị tính phí giao dịch cho việc mua hàng đó.

Hiện tại, Haravan hỗ trợ người bán tích hợp đa dạng các phương thức thanh toán trực tuyến cho khách hàng: Napas, Momo, VNPay, ZaloPay, Chuyển khoản qua TK ngân hàng,... Bạn có thể tìm hiểu chi tiết thêm:

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Đặc biệt hơn hết, vừa qua, Haravan đã tiến hành tích hợp hình thức thanh toán qua ví ShopeePay trên nền tảng, giúp các đối tác kinh doanh có thể tăng trải nghiệm cho khách hàng và kinh doanh tốt hơn.

Về phương thức thanh toán, có thể thấy Haravan cung cấp nhiều khả năng thanh toán cho người dùng hơn là Shopee. Hiện nay trên thị trường, khi xu hướng mua sắm online cũng như trải nghiệm các dịch vụ giao dịch, đặt dịch vụ trực tuyến đang trở nên phổ biến, người dùng dần quen với việc thanh toán online… Do đó, nếu cửa hàng trực tuyến của bạn có thể đa dạng hoá các phương thức thanh toán này thì khả năng khách mua hàng cũng tăng theo.

6. Shopee và Haravan: Phương thức vận chuyển

Shopee cung cấp cho người dùng 3 phương thức vận chuyển chính bao gồm: Hỏa tốc, nhanh, tiết kiệm. Khi đăng bán/chỉnh sửa sản phẩm trên Kênh Người Bán, Người bán có thể thiết lập phương thức vận chuyển cho các sản phẩm của mình. Phí vận chuyển sẽ được tính toán cho mỗi phương thức dựa trên thông tin về cân nặng và kích thước đóng gói đã được cung cấp.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Các phương thức vận chuyển Shopee

Haravan cung cấp cho nhà kinh doanh hai hình thức vận chuyển: Giao hàng tức thì và giao hàng qua ngày với nhiều các đối tác vận chuyển uy tín trên thị trường, giúp bạn đa dạng hóa dịch vụ vận chuyển của mình và phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, khi tích hợp vận chuyển với các đối tác của Haravan, nhà kinh doanh có cơ hội nhận về nhiều ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn từ các đơn vị.

>> Tham khảo thêm: 7 công ty giao nhận bạn cần biết khi kinh doanh online

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Các phương thức vận chuyển tại Haravan

7. Shopee & Haravan: Đâu là sự lựa chọn phù hợp để Lập Nghiệp Kinh doanh online?

Nếu chủ kinh doanh đang cân nhắc lập nghiệp kinh doanh online giữa hai nền tảng Shopee và Haravan, với những thông tin cung cấp trên, có thể bạn cũng có thể hiểu và đưa ra được lựa chọn phù hợp. Ở đây không có nền tảng nào tốt nhất mà chỉ có nền tảng phù hợp nhất. Cả Shopee và Haravan đều là cách thức hữu hiệu giúp nhà kinh doanh đưa sản phẩm & thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng trên thị trường Thương mại điện tử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng quy mô kinh doanh cũng như ngân sách sẵn có mà người bán lựa chọn nền tảng phù hợp, tối ưu nguồn lực nhất.

Nếu bạn chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, mục tiêu để kiếm thêm thu nhập riêng cho bản thân hoặc hộ gia đình muốn mở rộng bán hàng online thì Shopee là sự lựa chọn phù hợp. Nếu chủ kinh doanh chọn Shopee, bạn có thể mở rộng thêm kênh bán hàng qua mạng xã hội và tốt hơn, bạn nên tập trung vào việc tăng hiệu suất bán hàng tại kênh Shopee, mở rộng bán hàng qua tiếp thị liên kết.

Haravan sẽ phù hợp cho các chủ kinh doanh có định hướng bán hàng có tính chất thương hiệu và bán hàng đa kênh online với quy mô lớn, phát triển bền vững, lâu dài. Đầu tiên, với kênh website Haravan, chủ kinh doanh có thể tùy chỉnh theo phong cách thương hiệu của bạn từ kiểu chữ, màu sắc và thông điệp truyền tải đến người tiêu dùng. Đồng thời, tại đây bạn cũng có thể tổ chức các chiến lược tiếp thị để quảng bá rộng rãi hơn về thương hiệu của mình.

Đặc biệt hơn, với Haravan, chủ kinh doanh vẫn có thể quản lý bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử phổ biến, trong đó có Shopee bằng cách tùy chọn kết nối trong trang quản trị chung của hệ thống.

Tổng kết

Trên đây là những tổng quan và các điểm khác biệt giữa hai nền tảng hàng đầu của Việt Nam trong việc cung cấp cho các nhà bán lẻ môi trường kinh doanh online - Shopee & Haravan. Có thể thấy, cả hai nền tảng đều mang đến cho nhà kinh doanh nhiều tính năng tiện lợi, vượt trội. Bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều điểm chưa thực sự phù hợp cho nhiều mô hình kinh doanh cụ thể. Dựa vào những thông tin trên, hy vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp/ nhà bán hàng cá nhân/ hộ kinh doanh sẽ đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho hành trình lập nghiệp kinh doanh online của mình.

—-------------------

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, với hệ thống Haravan, chủ kinh doanh có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến với các mẫu giao diện website có sẵn và kết nối bán hàng đa kênh với Facebook, Zalo, các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki, bán hàng Livestream… nhằm thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một trang quản trị chung, bạn có thể đồng bộ sản phẩm hiệu quả trên mọi gian hàng.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh và sở hữu toàn bộ thương hiệu, giải pháp Haravan là sự lựa chọn phù hợp. Giải pháp giúp nhà kinh doanh vận hành, xử lý mọi quy trình bán hàng nhanh chóng, tính gọn và hiệu quả. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, thống kê doanh số, tài chính chính xác, chi tiết… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề bạn quan tâm:

Bí quyết chinh phục Top Seller khi bán hàng trên Shopee

Khám phá top 6 ngành hàng bán chạy nhất trên Shopee dịp cuối năm 2022

Tăng traffic trên Shopee, bí kíp cực hot biến traffic thành đơn hàng hiệu quả

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Top Xu hướng Quảng cáo, Marketing phổ biến 2022

17/01/2022 Ngân Phạm MKT

Dòng tiền là gì? 7 cách quản lý dòng tiền hiệu quả trong kinh doanh

07/02/2022 Gia Phương

5 cách xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp, đáng tin cậy đối với người mua sắm

16/02/2022 Gia Phương