Bí quyết để trở thành Top Seller Shopee khi bán hàng trên Shopee

Bán hàng trên Shopee đã không còn xa lạ gì với nhiều nhà kinh doanh bán lẻ hiện nay, đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Mục tiêu kinh doanh của các nhà bán hàng đều mong có thể thu về được nguồn doanh thu hiệu quả và trở thành cửa hàng bán chạy nhất trên sàn. Việc trở thành Top Seller Shopee không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận lớn mà còn giúp các chủ shop dễ dàng mở rộng hơn về tập khách hàng tiềm năng, cơ hội tham gia các chương trình tiếp thị của Shopee và tăng độ tiếp cận sản phẩm đến người dùng. Dưới đây là một số bí quyết mà Haravan tổng hợp dành cho bạn, cùng đón đọc nhé!

1. Xây dựng gian hàng thật chỉn chu, chuyên nghiệp từ hình ảnh đến nội dung, tiêu đề sản phẩm

1.1 Hình ảnh sản phẩm

Khi khách hàng mua hàng online, họ không thể cầm nắm hay thử sản phẩm một cách trực tiếp mà chỉ nhìn ngắm hình ảnh qua màn hình máy tính/ điện thoại. Do đó, hình ảnh và cách viết mô tả sản phẩm là thứ duy nhất để chủ shop truyền tải đến khách hàng về thông tin, hình dạng, kiểu mẫu của sản phẩm. Vậy nên, hãy đăng hình sản phẩm rõ nét, ánh sáng phù hợp và đa khía cạnh. Đặc biệt, nếu có clip quay trực tiếp sản phẩm thì sẽ tăng độ tin tưởng cho khách hàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, chủ shop nên đầu tư thêm các Banner thể hiện phong cách thương hiệu của mình, Banner cho các ưu đãi... nếu muốn mở rộng kinh doanh, tạo sự chuyên nghiệp, điểm nhấn trong mắt khách hàng. Việc chọn màu sắc cũng ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của khách hàng, bởi theo nghiên cứu về trải nghiệm người dùng khi tiếp xúc với các màu sắc cho biết những màu tươi mát, dịu nhẹ sẽ thu hút khách hàng xem hơn và lưu lại trang nhiều hơn, cũng như dễ tiếp nhận thông tin hơn khi thấy những màu sắc dễ chịu. Khách hàng họ mua hàng theo cảm xúc là nhiều.

1.2 Mô tả sản phẩm

Nếu bạn là khách hàng, khi mua sản phẩm online, bạn sẽ quan tâm đến điều gì? Sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh về sản phẩm mà bạn muốn được giải đáp. Chủ shop nên đặt tâm trí của khách hàng vào sản phẩm của mình để viết đoạn mô tả sao cho đầy đủ, phù hợp và thỏa mãn khách hàng nhất.

Một số yếu tố mà khách thường quan tâm như kích cỡ, size, hạn sử dụng, chất liệu… Tuy nhiên, còn tùy vào loại sản phẩm mà chủ shop cân nhắc để cập nhật thông tin sao cho đầy đủ, thu hút và thực tế nhé!

1.3 Tiêu đề sản phẩm

Viết tiêu đề sản phẩm nên ngắn gọn, rõ ràng về sản phẩm. Đặc biệt, chủ shop nên nghiên cứu thêm về SEO và tìm hiểu top từ khóa tìm kiếm cho sản phẩm đó.

2. Trở thành Shop yêu thích khi bán hàng trên Shopee

Shop yêu thích trên Shopee là gì? Là những Shop được gắn tag ‘Yêu thích’ và bạn cần đáp ứng đủ những tiêu chí mà Shopee đặt ra. Chẳng hạn như doanh thu tốt, trả lời khách hàng nhanh, nhận được review thứ hạng cao và được khách hàng đánh giá bằng hình ảnh, nhận xét tích cực, đơn hàng được giao đúng hạn… Những tiêu chí này thường được thay đổi theo từng tháng.

Khi trở thành Shop yêu thích, bạn có cơ hội làm tăng độ tin tưởng của khách hàng. Đồng thời nhận được nhiều quyền lợi từ các chương trình tiếp thị của Shopee như tăng điểm hiển thị sản phẩm, ưu đãi về chi phí vận chuyển.

Vậy thì, làm sao để trở thành Shop yêu thích khi bán hàng trên Shopee?

2.1 Tích cực tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn

Để trở thành Shop yêu thích Shopee, chủ shop phải hoàn thành đủ số đơn hàng theo yêu cầu của sàn. Nhưng làm sao để ra đơn khi bắt đầu? Cách tăng đơn hiệu quả chính là tham gia xây dựng các chiến lược giảm giá, ưu đãi của sàn như chương trình đồng giá 99k, 199k…. Vì mới gia nhập thị trường nên bạn cần sự đầu tư.

2.2 Trả lời tin nhắn nhanh và nhiệt tình

Tiếp tục mua hàng hay không còn phụ thuộc vào việc trả lời tin nhanh hay chậm của chủ shop. Với thị trường có sự cạnh tranh cao, mặt hàng kinh doanh của bạn sẽ không phải là độc quyền. Do đó, khi khách nhắn tin hỏi về sản phẩm, nếu bạn rep nhanh và hỗ trợ đúng nhu cầu của khách tại thời điểm đó thì khả năng chốt đơn là rất cao. Ngoài ra, tỷ lệ phản hồi của Shop còn được hệ thống của Shopee ghi lại để xét duyệt. Vậy nên, hãy bật thông báo trên điện thoại của bạn để biết khi nào có khách đang inbox cho mình nhé.

Ngoài ra, chủ shop nên thiết lập lời chào, lời cảm ơn tự động trong box chat của Shopee để tạo thiện cảm đối với khách khi chờ đợi bạn phản hồi nhé!

2.3 Xin review của khách hàng sau khi giao thành công

Bán hàng trên sàn hay ở bất kỳ nền tảng nào, phản hồi của khách hàng về sản phẩm không chỉ giúp chủ shop cải thiện điểm chưa tốt mà còn có thể cho nhiều khách hàng mới dựa vào đó để tin tưởng mua hàng. Hãy chủ động liên hệ khách để hỏi về mức độ hài lòng về sản phẩm và nhờ khách viết đánh giá tích cực trên shop của mình. Nếu khách hàng chưa hài lòng thì bạn có thể đưa ra yêu cầu tặng voucher, freeship cho đơn hàng lần sau.

>> Tìm hiểu thêm: 8 cách giúp tăng Review (đánh giá) cho Website thương mại điện tử

2.4 Liên hệ khách hàng trước khi giao hàng

Đơn hàng không thành công’ là nỗi ám ảnh của nhiều chủ shop vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc ghi điểm trên sàn cũng như trải nghiệm của khách hàng. Do đó, chủ shop nên gọi/ nhắn tin trước cho khách khi giao hàng để đảm bảo thời gian nhận hàng.

3. Tiếp thị đa kênh bán hàng - tận dụng công cụ Marketing Shopee

Với sự mở rộng và phát triển của nền tảng số, tiếp thị đa kênh đã không còn xa lạ và khó khăn đối với nhà bán lẻ hiện nay. Việc tiếp thị trên nhiều kênh sẽ giúp bạn tiếp cận hơn nhiều khách hàng vào mua sản phẩm thay vì chỉ chợ đợi khách tìm đến gian hàng của bạn trên Shopee. Có nhiều cách thức để bạn thực hiện tiếp thị đa kênh dễ dàng, tuy nhiên chủ shop cần có sự đầu tư.

3.1 Đăng bài lên mạng xã hội

Mạng xã hội là nơi bạn có thể đăng bài mà không mất chi phí gì. Đặc biệt, với sự ứng dụng phổ biến hiện nay, các group bán hàng online được lập ra với đông đảo lượng người tham gia. Hãy tận dụng các group này để đăng bài giới thiệu, review về sản phẩm hay chương trình ưu đãi của gian hàng bạn trên Shopee. Kèm theo đó là link sản phẩm điều hướng khách về gian hàng trên Shopee.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng khi bạn đăng bài chính là cách bạn viết content sao cho thu hút, chân thật và không quá PR về sản phẩm. Lối viết bài tự nhiên sẽ khiến người dùng quan tâm hơn đến sản phẩm của bạn.

3.2 Livestream với Shopee Live

Livestream với Shopee Live sẽ giúp chủ shop tăng sự tin tưởng cho khách hàng bởi họ có thể nhìn thấy sản phẩm thực tế hơn. Đồng thời, qua Livestream bạn cũng có thể dễ dàng tương tác và giải đáp khách ngay lập tức. Do đó, việc chốt đơn cũng nhanh và dễ dàng hơn.

3.3 Tham gia các chương trình tiếp thị - sử dụng công cụ Marketing của Shopee

Chương trình Flash Sales, quảng cáo tìm kiếm,... Một trong những công cụ tiếp thị phổ biến, có thể tăng độ hiển thị sản phẩm hiệu quả hiện nay trên Shopee chính là chương trình Đấu thầu từ khóa.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Marketing của Shopee để tạo mã giảm giá, mùa kèm deal sốc, mua combo, tặng ưu đãi cho các Followers…

>> Xem thêm: Tips đấu thầu từ khóa hiệu quả khi bán hàng trên Shopee

3.4 Sử dụng quảng cáo trả phí của Google Ads with Shopee

Trong năm 2020 vừa qua, Google và Shopee đã hợp tác cho ra mắt công cụ tiếp thị trực tuyến chuyên biệt - Google Ads with Shopee, hỗ trợ người bán thúc đẩy doanh số mạnh mẽ và tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử.

Với công cụ này, người bán có thể dễ dàng tạo chiến dịch quảng cáo sản phẩm trên giao diện của Shopee Brand Suite để hiển thị trên Shopping Ads của Google. Đồng thời, có thể theo dõi được hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo của Google thông qua giao diện Shopee Brand Suite.

Hiện nay, Google vừa cho ra mắt loại chiến dịch quảng cáo mới - Google Smart Shopping, sử dụng công nghệ máy học với mục đích chính là tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, tăng phạm vi tiếp cận khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi. Với sự nâng cấp này, Google Smart Shopping mang đến cho nhà bán hàng nhiều ưu thế vượt trội hơn rất nhiều so với Google Shopping. Tuy nhiên, nhà bán hàng cần thiết lập một website để có thể chạy quảng cáo Google Smart Shopping hiệu quả. Nếu bạn muốn mở rộng thêm kênh bán hàng qua website thì có thể tìm hiểu thêm về chiến dịch quảng cáo mới này của Google hợp tác với Haravan.

4. Quan sát thị trường, lựa chọn đúng xu thế - nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Những shop kinh doanh sản phẩm có tính mùa vụ cao thì việc quan sát, nghiên cứu thị trường để dự đoán được xu thế sắp tới là yếu tố quan trọng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không. Đối thủ cạnh tranh thì ngày càng nhiều, nếu muốn thành Top Seller thì việc cập nhật hàng hóa kịp thời, mới mẻ và độc đáo sẽ thu hút khách hàng tìm tới bạn hơn. Tuy nhiên, giá cả ổn áp cũng là yếu tố quan trọng. Vậy nên, các chủ shop nên nắm bắt và quan sát thị trường thường xuyên.

Ngoài ra, nếu bạn bán nhiều sản phẩm hoặc thích bán hàng theo trend, hãy tận dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để xem mặt hàng nào đang được tìm kiếm nhiều nhất, bạn có thể tận dụng thêm tab "Hàng bán chạy" trên shopee để tìm hiểu các mặt hàng đang bán tốt nhất trên sàn. Đồng thời, xem các chỉ số như một ngày bán được bao nhiêu đơn của các shop top đầu là có thể đánh giá và lựa chọn được mặt hàng mới rồi.

5. Áp dụng chính sách bảo hành sản phẩm - đổi trả rõ ràng

Tâm lý mua sắm online của khách hàng phần lớn đều thích sự an toàn và sự cam kết rõ ràng của các cửa hàng. Do vậy, khi shop bổ sung các chính sách bảo hành (nếu bán hàng điện tử, điện gia dụng, nội thất, thiết bị…) hoặc chính sách đổi trả khi có lỗi từ nhà sản xuất/ từ phía người bán thì khách hàng sẽ tin tưởng và nhanh chóng mua hàng hơn.

Nhiều khách hàng thiếu niềm tin vào mua hàng online vì thế áp dụng chính sách này sẽ khiến khách hàng tin tưởng thậm chí quay lại mua hàng của bạn nhiều lần hơn.

6. Tận dụng phân tích dữ liệu đưa ra chiến lược trên Shopee

Phân tích dữ liệu bán hàng trên Shopee là việc thu thập, xử lý và đánh giá dữ liệu liên quan đến các hoạt động bán hàng trên Shopee, giúp hiểu được hành vi mua hàng của khách hàng, cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, cửa hàng tăng trưởng tốt và trở thành top seller Shopee.

Phân tích dữ liệu bán hàng trên Shopee để đưa ra chiến lược

Phân tích dữ liệu bán hàng trên Shopee để đưa ra chiến lược

Một số dữ liệu nhà bán hàng cần tổng hợp và phân tích như:

  • Phân tích hành vi mua hàng như số lượng đơn hàng, đơn hàng trung bình, doanh thu, sản phẩm được ưa chuộng, đối tượng khách hàng và chiến lược giá cả,...
  • Phân tích mối quan tâm của khách hàng để hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng quan tâm nhất.
  • Phân tích chất lượng sản phẩm giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng có thể đánh giá chất lượng sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên Shopee.
  • Phân tích thị trường giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh trên Shopee.
  • Phân tích kênh tiếp thị giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trên Shopee.

7. Hiểu về giao tiếp, chăm sóc khách hàng tạo trải nghiệm tốt

Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng là hai yếu tố giúp tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng Shopee của bạn. Một trải nghiệm tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng hơn shop của bạn, từ đó tăng khả năng khách quay lại mua hàng và đánh giá tích cực cho shop của bạn. Do đó, việc chỉnh chu trong cách chăm sóc khách hàng cũng là cách giúp shop của bạn trở thành top seller Shopee hiệu quả.

8. Hiểu về quản lý bán hàng Shopee

Trước khi trở thành top seller Shopee để đạt được lượng đơn khủng mỗi ngày bạn cần biết cách quản lý tốt hoạt động bán hàng của mình để quy trình vận hành shop được diễn ra suôn sẻ.
Quản lý bán hàng Shopee không đơn thuần chỉ là việc đăng tải sản phẩm, trả lời tin nhắn khách hàng và xử lý, xác nhận đơn. Quản lý bán hàng Shopee sẽ bao gồm nhiều công việc quan trọng khác như quản lý số lượng đơn mỗi ngày như thế nào để không xử lý sót đơn, quản lý tồn kho sản phẩm để luôn đảm bảo có hàng giao cho khách, quản lý nhân viên, quản lý chi phí, doanh thu bán hàng để tránh tình trạng lãi ảo trên sàn,...

9. Hiểu một chút về thẩm mỹ

Năng khiếu về thẩm mỹ là một lợi thế giúp bạn tạo ra một gian hàng Shopee bắt mắt, hấp dẫn và thu hút khách hàng vào xem gian hàng, sau đó ra quyết định mua hàng.

Hiểu về thẩm mỹ giúp trang trí gian hàng Shopee thu hút, bắt mắt

Hiểu về thẩm mỹ giúp trang trí gian hàng Shopee thu hút, bắt mắt

Một vài yếu tố giúp cửa hàng online trên Shopee của bạn trở nên bắt mắt hơn như:

  • Hãy sử dụng hình ảnh chất lượng cao, rõ nét và có độ phân giải cao để giới thiệu sản phẩm của bạn và thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Hãy sắp xếp sản phẩm một cách hợp lý và dễ dàng tìm kiếm để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm của bạn trên Shopee.
  • Hãy sử dụng màu sắc và font chữ phù hợp để tạo ra một thiết kế bài đăng sản phẩm thu hút và dễ đọc.
  • Hãy cập nhật thông tin sản phẩm của bạn thường xuyên để đảm bảo rằng khách hàng có thông tin đầy đủ về sản phẩm của bạn.

10. Kết luận:

Trên đây là những yếu tố quan trọng giúp shop của bạn nhanh chóng trở thành top seller Shopee. Bán hàng trên Shopee không khó, hơn nữa Shopee là một sàn thương mại điện tử hàng đầu, độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, để chinh phục Top Seller thì nhà bán hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, có chiến lược rõ ràng. Chúc các bạn thành công!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: