Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Ngày nay, nhiều người đã quen với barcode hay mã vạch khi đi mua sắm quần áo, sách vở, thức ăn... Barcode đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Vậy thực chất barcode là gì và làm thế nào để sử dụng barcode một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Haravan tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Barcode là gì?

Barcode là gì?

Barcode là gì?

Barcode là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là "mã vạch". Đây là một công nghệ phổ biến để thu thập và nhận dạng dữ liệu thông qua một mã số, chữ số của một đối tượng nhất định nào đó.

Barcode hay mã vạch bao gồm các đường trắng đen song song và có kích thước khác nhau, được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để các máy quét và máy đọc mã vạch có thể nhận dạng và đọc được thông tin.

2. Các loại barcode phổ biến

2.1 Mã vạch 1D (tuyến tính)

Mã vạch 1d hay 1 chiều có tên gọi khác là barcode tuyến tính. Đây là một trong những loại mã vạch thông dụng nhất hiện nay. Mỗi mã vạch 1d chỉ chứa khoảng 20 – 25 ký tự, thường dùng để ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, in trên bao bì sản phẩm, hộp, túi,…

Mã vạch 1D tuyến tính

Mã vạch 1D tuyến tính

Mã vạch 1 chiều được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • UPC (Universal Product Code): UPC là dãy số gồm 12 ký số và chia thành 2 phần là phần mã vạch máy đọc được và mã vạch người đọc được. Loại mã vạch này thường được dùng chủ yếu trong ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng, siêu thị,... thuộc quyền quản lý của UCC (Hội đồng mã thống nhất Mỹ) nên được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Canada và một vài quốc gia khác.

  • EAN (European Article Number): Tương tự như UPC, EAN cũng được sử dụng trong các ngành kinh doanh hàng tiêu dùng, bán lẻ hay siêu thị,... Mã vạch này được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam để quản lý hàng hóa trong ngành hàng bán lẻ và mặt hàng FMCG,... Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã EAN trên sản phẩm của mình phải là thành viên của Tổ chức Mã số mã vạch Việt Nam để được cấp mã số doanh nghiệp.

  • ITF (Interleaved 2 of 5): Đây là loại mã vạch có dung lượng nén dữ liệu cao nên có thể lưu trữ được nhiều thông tin và được ứng dụng để kiểm soát phân phối hàng, lưu kho và vận chuyển,....

  • Code 39: Code 39 bao gồm các ký tự chữ và số thông dụng nhất, cùng với đó là khả năng lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn. Code 39 thường được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Code 39 được sử dụng phổ biến nhất trong các hoạt động của ngành y tế, xuất bản sách, Bộ Quốc phòng,...

2.2 Mã vạch 2D (ma trận)

Mã barcode ma trận hay còn gọi là mã barcode 2 chiều lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với mã tuyến tính, tiêu biểu là mã QR code trong các hoạt động tiếp thị quảng cáo, thương hiệu, thanh toán hay các chương trình ưu đãi,... Mã QR Code mang đến nhiều ưu điểm như kích thước đa dạng, khả năng đọc dữ liệu nhanh cũng như hỗ trợ mã hóa 4 chế độ và ít bị lỗi.

Mã vạch 2D - QR Code

Mã vạch 2D - QR Code

Cũng tương tự như QR code, loại mã Data matrix được mã hóa thông tin dưới dạng ô vuông đen trắng lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau, nhưng có dung lượng ít hơn gấp đôi so với QR code, mức độ bảo mật thông tin, sửa lỗi tốt hơn so với các loại mã vạch khác. Mã vạch Data matrix chủ yếu được ứng dụng trong việc đặt tên các loại văn bản, hàng hóa, tài liệu,….

2.3 Mã toàn cầu GTIN (Global Trade Item Numbering)

Đây là mã vạch được phát triển bởi GS1 (tổ chức Mã số, mã vạch quốc gia của Việt Nam) dùng để tìm kiếm thông tin sản phẩm trong một cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức bán lẻ,... Tính tối ưu nhất của mã này là có thể thiết lập được sản phẩm trong cơ sở dữ liệu này tương ứng với sản phẩm đó nhưng tại một cơ sở dữ liệu khác, thông qua các tổ chức khác nhau.

3. Mã vạch để làm gì? Công dụng của barcode trong hoạt động quản lý và kinh doanh

3.1 Phân loại hàng hóa - quản lý kho

Mã vạch hay tem barcode tạo ra được dùng để phân loại hàng hóa và quản lý kho, bởi hàng hóa khi được dán tem mã vạch hỗ trợ thuận tiện cho quá trình nhập và xuất hàng hóa, đồng thời kiểm soát hàng hóa tồn kho và giúp doanh nghiệp dễ dàng trích xuất báo cáo, quyết định về nhập, xuất hàng một cách hợp lý.

Quản lý hàng hóa bằng barcode

Quản lý hàng hóa bằng barcode

3.2. Phân biệt hàng thật - hàng giả

Thông tin lưu trữ trên mã vạch cho phép doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh chóng nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó, họ có thể nhận diện hàng hóa được nhập về có phải là hàng thật hay không.

3.3 Thanh toán trong giao dịch

Hiện nay, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hầu như đều trang bị cho mình máy đọc mã vạch để tiết kiệm thời gian thanh toán sản phẩm cho khách hàng thông qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến. Điều này giúp cho các công ty, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của việc quản trị và tiết kiệm chi phí hoạt động, công tác trong quá trình kinh doanh, từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn.

3.4 Ứng dụng khác

Barcode cũng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống hàng ngày, ví dụ như:

  • Các hãng hàng không sử dụng Barcode để phân loại hành lý của hành khách ký gửi.

  • QR Code được nhiều tổ chức, đơn vị sử dụng nhằm mục đích truyền tải thông tin của mình tới đối tượng mục tiêu. Người dùng chỉ cần scan (quét) mã QR bằng thiết bị điện thoại di động là có thể nhận được thông điệp mà các tổ chức, doanh nghiệp muốn gửi gắm như thông tin khuyến mãi, link tải ứng dụng, website của doanh nghiệp,...

4. Cách sử dụng barcode trong quản lý hàng hóa và kinh doanh

4.1 Quy trình nhập kho bằng barcode

Nhân viên nhập kho sử dụng máy quét mã vạch lần lượt quét/đọc mã vạch trên lô hàng nhập kho. Các thông tin này sẽ được đưa vào phần mềm để tạo phiếu nhập kho với các thông tin cần quản lý khác liên quan đến lô hàng. Kể từ lúc này các sản phẩm sẽ được quản lý thông qua mã trên mã vạch.

4.2 Quy trình xuất kho bằng barcode

Tương tự cho công tác xuất kho, khi xuất kho, nhân viên có thể tạo phiếu xuất kho dựa trên phiếu nhập, dùng máy quét/đọc mã vạch để quét lên hàng hóa khi xuất kho. Thông tin lưu trữ cho phép doanh nghiệp về sau có thể thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm, các thông tin như ngày xuất, xuất cho ai, mã đơn đặt hàng,… khi trích xuất báo cáo từ hệ thống.

Việc ứng dụng quản lý mã vạch, dùng máy quét barcode trong bán hàng khi xuất kho sẽ thay đổi hoàn toàn thói quen bán hàng truyền thống. Giải pháp này hỗ trợ nhân viên bán hàng nhanh hơn, chủ shop quản lý doanh số bán hàng tốt hơn, các quyết định xuất - nhập, giải phóng hàng tồn kho được ra quyết định chỉ trong nháy mắt.

Xuất kho bằng barcode

Xuất kho bằng barcode

4.3 Quy trình kiểm kho

Trước nay, quy trình kiểm kê kho chủ yếu sử dụng phương pháp đếm thủ công, điền vào bảng excel hoặc ghi vào sổ sách. Việc này vừa hao tốn thời gian, nhân lực và không thể đảm bảo ngăn chặn mọi sai sót.

Khi sử dụng phần mềm và áp dụng kiểm kê kho bằng mã vạch, công tác kiểm kho sẽ trở nên nhanh chóng, thuận tiện với độ chính xác cao. Nhân viên quét tất cả mã vạch của các sản phẩm trong kho sau đó kết nối thiết bị đọc mã vạch này với máy tính để tải dữ liệu về phục vụ cho việc xử lý và trích xuất báo cáo về sau. Quản lý kho bằng barcode cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ.

4.4 Thanh toán bằng barcode

Có thể chia ra làm 2 loại mã QR code như sau, giúp cho công tác thanh toán được nhanh chóng và dễ dàng hơn:

  • Quét QR code của khách hàng

Khi thanh toán tiền hàng cho khách, nhân viên thu ngân sẽ nhập số tiền cần thanh toán. Sau đó, khách hàng xuất trình QR code trên ứng dụng thanh toán của mình (Momo, VNPay…), và nhân viên thu ngân sẽ quét mã QR đó để khấu trừ tiền trong tài khoản của khách. Mã QR đó phải được kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile Banking của khách hàng.

Thanh toán bằng QR code

Thanh toán bằng QR code

  • Quét QR Code của cửa hàng

Cửa hàng bán lẻ có sẵn một QR code tại quầy thu ngân (hoặc trong hóa đơn thanh toán) và khách hàng sẽ quét mã đó bằng ứng dụng quét QR code trên thiết bị của mình. Sau đó, khách hàng nhập số tiền phải trả và hoàn tất thanh toán. Hầu hết các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, cửa hàng tiện lợi… hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này.

5. Tổng kết

Hy vọng bài viết này của Haravan đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về barcode là gì trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu cách tạo và ứng dụng barcode trong hoạt động cho doanh nghiệp của mình thì có thể đọc thêm bài viết về cách tạo mã vạch bằng công cụ miễn phí mới nhất năm 2022. Chúc bạn kinh doanh thành công và hiệu quả!

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: