6 loại chi phí mở phòng gym và bí quyết kinh doanh thành công

Gym là một trong những mô hình kinh doanh chăm sóc sức khỏe đang có sự cạnh tranh lớn. Tối ưu chi phí mở phòng gym ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn quản trị được dòng vốn và lợi nhuận kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết sau nếu bạn đang muốn đầu tư mở phòng gym nhé.

1. Phân loại các phòng tập gym cơ bản

Để có được bảng chi phí mở phòng gym hợp lý nhất, đầu tiên bạn cần xác định được quy mô phòng gym mà bạn sẽ đầu tư. Bạn muốn kinh doanh phòng gym theo chuỗi thương hiệu lớn, phòng gym tầm trung hay chỉ là một phòng gym bình dân diện tích nhỏ?

1.1 Phòng tập gym bình dân

Phòng tâm gym bình dân sẽ có quy mô nhỏ, hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Những khách hàng này thường sẽ không có yêu cầu khắt khe về phòng tập hay chất lượng dịch vụ, đơn giản là họ cần một không gian thoải mái để rèn luyện sức khỏe.

Phòng tập gym bình dân không đòi hỏi quá khắt khe về dịch vụ và không gian

Phòng tập gym bình dân không đòi hỏi quá khắt khe về dịch vụ và không gian

Mô hình này chỉ cần diện tích vừa phải, máy móc chất lượng tương đối và đảm bảo không gian sạch sẽ thì có thể vận hành ngay. Do đó, chi phí mở phòng gym bình dân ở mức thấp, nếu bạn có nguồn vốn vừa phải thì có thể lựa chọn mô hình này.

1.2 Phòng tập gym trung cấp

Phòng tập gym tầm trung sẽ có diện tích lớn hơn so với phòng gym bình dân. Chất lượng phòng gym cũng ở tầm trung và đa dạng máy móc hơn. Mô hình này thường xuất hiện ngay bên dưới hoặc gần các khu chung cư căn hộ. Phòng gym phục vụ cho những đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình cao, cư dân tại các khu chung cư.

Một số thương hiệu phòng tập gym trung cấp phổ biến dễ thấy như: Gym Fit24 – Fitness & Yoga Center, Gym & Yoga Bodyfit, 25 Fit, Jetts Fitness...

Phòng gym phục vụ cho cư dân tại các khu chung cư.

Phòng gym phục vụ cho cư dân tại các khu chung cư.

1.3 Phòng tập gym cao cấp

Khách hàng sử dụng phòng gym cao cấp đều là những người có thu nhập cao, họ khá quan tâm đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cá nhân. Do vậy, phòng gym phải được trang bị các loại máy móc, dụng cụ hiện đại đảm bảo chất lượng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch xây dựng thương hiệuchăm sóc khách hàng để giữ chân họ trở thành khách hàng thân thiết của phòng gym.

Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu phòng gym cao cấp đang được yêu thích hiện nay tại các thành phố lớn: California Fitness & Yoga, City Gym...

2. 6 loại chi phí mở phòng gym bắt buộc

Tùy thuộc vào quy mô phòng gym, bạn sẽ cần mức chi phí đầu tư ban đầu khác nhau. Tuy nhiên sẽ có 6 loại chi phí mở phòng gym cố định sau đây:

2.1 Chi phí thuê mặt bằng

Lựa chọn vị trí kinh doanh phòng gym là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hoạch định chi phí mở phòng gym cũng như thu hút khách hàng. Tuy vào định hướng mô hình phòng tập mà bạn có thể lựa chọn mặt bằng với diện tích lớn hay nhỏ, ở những địa điểm mặt tiền hay ngõ hẻm, gần khu dân cư, khu trung tâm... sao cho phù hợp với số vốn hiện có. Dù thuê mặt bằng ở đâu thì bạn cũng nên ý ưu tiên chọn vị trí thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng.

> Xem thêm: Những điều cần biết khi thuê mặt bằng kinh doanh

2.2 Chi phí thiết bị máy móc

Thiết bị máy móc là khoản chi phí lớn nhất và bắt buộc phải có khi kinh doanh phòng gym. Mặc dù chi phí này phục thuộc vào quy mô phòng tập nhưng bạn nên dự trù khoảng từ 300 triệu đồng trở lên cho việc đầu tư máy móc ban đầu.

Bạn có thể tìm hiểm và lựa chọn sử dụng máy móc sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu để cân bằng được chi phí ban đầu cho phòng gym của bạn. Trong quá trình vận hành lâu dài, bạn sẽ có thêm chi phí bảo dưỡng bảo trì hoặc nâng cấp thiết bị.

Sử dụng máy móc sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu cho phòng gym

Sử dụng máy móc sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu cho phòng gym

2.3 Chi phí thiết kế phòng gym

Mặc dù thiết kế phòng gym không đòi hỏi yêu cầu quá khắt khe, nhưng vẫn phải đảm bảo được không gian thông thoáng, thoải mái cho khách tập. Bạn có thể thuê đơn vị tư vấn thiết kế và thi công, hoặc tham khảo các mẫu phòng tập có sẵn và chủ động lên ý tưởng hoàn thiện để tối ưu chi phí thiết kế.

2.4 Chi phí nhân viên

Chi phí nhân viên sẽ bao gồm cho chi phí nhân viên trực phòng gym, chi phí nhân viên chăm sóc khách hàng, huấn luyện viên… Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh phòng tập gym bình dân, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí này.

2.5 Chi phí điện nước

Điện nước là chi phí vận hành cố định bạn phải trả theo tháng. Chi phí cao hay thấp tùy thuộc vào số lượng khách đến phòng gym sử dụng dịch vụ như thế nào.

Để tối ưu được chi phí này, bạn nên xem xét thiết kế, hệ thống đèn điện của phòng tập ngay từ đầu. Bên cạnh đó, bạn nên có bản chỉ dẫn cho khách hàng sử dụng điện nước hợp lý, tắt các thiết bị kịp thời khi khách ra về.

2.6 Chi phí marketing

Đây là một trong khoản chi phí mở phòng gym khá quan trọng bạn phải bỏ ra để quảng bá và thu hút khách hàng đến phòng gym của bạn. Phòng gym càng nhiều người biết đến thì cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận của bạn càng cao. Ngân sách cho marketing đối với phòng gym sẽ dao động từ 15 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Ngân sách cho marketing phòng gym dao động từ 15 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Ngân sách cho marketing phòng gym dao động từ 15 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

3. 4 yếu tố quan trọng quyết định kinh doanh phòng gym thành công

Để phòng gym hoạt động hiệu quả, bạn cần lưu ý 4 yếu tố quan trọng sau đây:

3.1 Không gian phòng gym

Bố trí và sắp xếp máy móc, thiết bị theo từng khu riêng biệt, gọn gàng, có khoảng cách phù hợp, đảm bảo có lối đi rộng rãi và tạo sự thoải mái cho người tập.

3.2 Thiết bị phòng gym

Dù là phòng gym nhỏ hay lớn thì thiết bị vẫn là yếu tố tiên quyết khiến khách hàng có muốn sử dụng phòng tập của bạn hay không. Bạn hãy thật kỹ lưỡng trong khâu tìm và mua thiết bị ở những nơi uy tín, hạn chế những vấn đề hư hỏng phát sinh không đáng có trong quá trình tập của khách.

3.3 Huấn luyện viên phòng gym

Đây là yếu tố cạnh tranh của bạn so với các phòng gym đối thủ. Một huấn luyện viên dày dặn kinh nghiệm và có tâm sẽ tạo được sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Đối với phòng gym nhỏ, bạn có thể là người tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình tập.

Huấn luyện viên là yếu tố cạnh tranh của các phòng gym.

Huấn luyện viên là yếu tố cạnh tranh của các phòng gym.

3.4 Quy trình vận hành phòng gym

Ngoài những yếu tố về máy móc hay con người, quy trình vận hành đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh phòng gym thành công. Mỗi ngày khi số lượng khách hàng gia tăng, mọi thứ bắt đầu cần phát triển và đầu tư thêm, bạn chắc chắn phải xây dựng quy trình quản lý hệ thống bài bản mới kiểm soát được tất cả.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý tự động để tối ưu thời gian và nhân công so với việc kiểm soát thủ công truyền thống.

4. Mở phòng gym có cần đầu tư chiến lược quảng cáo không?

Khi bạn quyết định kinh doanh dù bất kỳ ngành hàng nào cũng đều cần có hoạt động marketing. Trong thời gian đầu, phòng gym mới khai trương chưa có lượng khách quen thì hoạt động quảng cáo là cực kỳ cần thiết.

Tuy vào tiêu chí và chi phí mà bạn sẽ có chiến lược quảng cáo phù hợp, thông qua các trang mạng xã hội, giới thiệu từ mối quan hệ, quảng cáo truyền miệng hay phát tờ rơi, tạo chương trình khuyến mãi,…

Phòng gym mới khai trương cần có hoạt động quảng cáo thu hút khách hàng

Phòng gym mới khai trương cần có hoạt động quảng cáo thu hút khách hàng

5. Cách marketing phòng gym hiệu quả?

5.1 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để có chiến lược marketing phòng gym hiệu quả, bạn phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của phòng gym là ai. Họ là học sinh, sinh viên, người đi làm, người có thu nhập thấp hay cao?

5.2 Xây dựng hệ thống mạng xã hội cho phòng gym

Thời đại công nghệ hiện nay, khách hàng khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc sử dụng dịch vụ đều có xu hướng tìm kiếm thông tin online trước khi quyết định đến xem phòng gym thực tế. Do vậy, bạn cần xây dựng hệ thống trang mạng xã hội với những thông tin uy tín và chất lượng cho phòng gym, tạo sự tin cậy đối với khách hàng.

Khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin trước khi đến địa điểm thực tế

Khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin trước khi đến địa điểm thực tế

5.3 Xây dựng chương trình ưu đãi chăm sóc khách hàng

Khách hàng luôn có xu hướng thích thú và gắn bó với một thương hiệu lâu dài nhờ vào chương trình ưu đãi hoặc chính sách chăm sóc khách hàng. Bạn hãy thử nghiên cứu xây dựng chương trình khuyến mãi theo tháng, tạo ra những gói mua hàng theo tháng, theo quý giá tốt đã upsell khách hàng. Thậm chí, bạn có thể dành tặng cho họ gói tập thử 2 tuần - 1 tháng trước khi họ quyết định sử dụng dịch vụ tại phòng gym của bạn.

6. Kết luận

Chi phí mở phòng gym luôn là điều mà bất kỳ ai muốn kinh doanh lĩnh vực này cũng quan tâm và lo lắng. Hi vọng bài viết trên đây của Haravan sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi quyết định mở phòng gym.

Nếu bạn chú trọng đến khâu quản lý vận hành hiệu quả cho phòng gym thì hãy liên hệ Haravan - nơi cung cấp các giải pháp bán hàng đa kênh để được tư vấn và hỗ trợ bạn vận hành phòng gym thành công hơn nhé.

> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Đẩy mạnh tốc độ kinh doanh thương mại điện tử cùng Haravan và UOB

15/09/2022 MKT Đạt

Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

15/09/2022 MKT Ngan

Hồ sơ và điều kiện đăng ký vay vốn ngân hàng Techcombank trên Haravan

19/09/2022 MKT Đạt