Kinh nghiệm kinh doanh quán chè kiếm tiền triệu mỗi ngày

Được mệnh dân là “món ăn quốc dân” tại nhiều vùng miền, chè được nhiều người lựa chọn làm mặt hàng kinh doanh đầy tiềm năng. Nhưng liệu, đầu tư vào mô hình này có mang lại doanh thu lớn, ít rủi ro và dễ mở rộng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về các hoạt động trong mô hình kinh doanh quán chè bạn nhé!

1. Tiềm năng, lợi thế và những rủi ro trong kinh doanh quán chè

Kinh doanh quán chè luôn tồn tại cả những lợi thế và những rủi ro. Sự tỉnh táo trong việc hiểu về hoạt động kinh doanh chính là chìa khóa giúp bạn gặt hái thành công.

1.1 Tiềm năng, lợi thế khi kinh doanh quán chè

kinh-doanh-quan-che

Tiềm năng, lợi thế khi kinh doanh quán chè

  • Đầu tư vốn ít, phù hợp với nhiều người

Người bán có thể bắt đầu kinh doanh quán chè với vốn chỉ từ vài triệu, nếu không có điều kiện. Các nguyên liệu, dụng cụ bán chè không quá đắt đỏ hay sang trọng. Đặc biệt, kinh doanh quán chè không cần phải marketing hay tốn nhiều chi phí cho nhân công.

  • Lượng khách hàng đông, ổn định

Chè là món ăn bình dân và phù hợp với nhiều người: từ người trẻ, người già, người có nhiều tiền đến người không có nhiều tiền, ai ai cũng có thể ăn chè. Hàng quán chè luôn đông đúc, đắt khách là vì thế.

  • Có nhiều lựa chọn trong kinh doanh

Có rất nhiều món chè, kiểu chè để người kinh doanh quán chè có thể bắt đầu. Vào mùa hè, có thể bán chè lạnh, vào mùa đông, bạn có thể bổ sung thêm loại chè nóng. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề ngoại cảnh. Kinh doanh chè online hiện đang là “làn sóng mới” đầy sức hút cho những chủ đầu tư chưa có tiềm lực về mặt bằng kinh doanh.

1.2 Những rủi ro trong kinh doanh quán chè

  • Cạnh tranh cao

Kinh doanh quán chè dễ dàng, nhanh chóng nên cạnh tranh cũng rất cao. Vì thế, nếu không tạo dựng được thương hiệu, bản lĩnh, bạn rất khó để có thể duy trì và thu hút được khách hàng.

  • Thị trường nguyên liệu kém chất lượng

Nhiều cơ sở cung cấp nguyên liệu làm chè tràn lan trên thị trường nên nếu không cẩn thận và ham rẻ, bạn rất dễ mua phải những nguyên liệu kém chất lượng. Từ đó, chè thành phẩm làm ra vừa không ngon, vừa không đảm bảo an toàn sức khỏe.

kinh-doanh-quan-che

Rủi ro trong kinh doanh quán chè

2. Kinh doanh quán chè cần chuẩn bị gì?

2.1 Xác định quy mô cửa hàng chè

Việc xác định quy mô cửa hàng chè sẽ chi phối quan trọng đến vấn đề vốn và thuê nhân viên.

Quy mô cửa hàng chè có thể lớn, rộng rãi, gồm 1 - 2 tầng, chứa được vài chục khách hàng cùng lúc. Nhưng cũng có quy mô cửa hàng chè nhỏ, vừa phải, chứa được hai mươi đến ba mươi khách hàng. Quy mô cửa hàng chè thường là quán, nhưng cũng có khi chỉ là những hàng, sạp vỉa hè với những bàn ghế nhỏ.

Khi đã xác định quy mô, người kinh doanh có thể dễ dàng lên kế hoạch kinh doanh cần thiết.

kinh-doanh-quan-che

Xác định quy mô cửa hàng chè

2.2 Tìm mặt bằng kinh doanh quán chè

Mặt bằng kinh doanh phụ thuộc nhiều vào vốn và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Doanh số của quán phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng. Do đó, hãy xác định mặt bằng phù hợp với khách hàng của bạn.

Mặt bằng cho quán chè không chỉ cần sạch, thoáng mà còn cần có chỗ ngồi, và đặc biệt là chỗ để xe cho khách.

Mặt bằng được khuyến khích thuê tại các khu đông người, khu dân cư, khu trường học, các điểm du lịch. Địa điểm cần tránh là các địa điểm đã có những quán chè nổi tiếng vì sẽ khó để có thể cạnh tranh.

Khi thuê mặt bằng, bạn cần có hợp đồng rõ ràng, cụ thể để tránh trường hợp chủ nhà lấy mặt bằng khi kinh doanh đã ổn định.

kinh-doanh-quan-che

Mặt bằng kinh doanh quán chè

2.3 Xác định loại chè cần bán

Bạn cần xác định loại chè muốn bán. Các món chè hiện nay trên thị trường rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, người kinh doanh rất dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Từ những món chè truyền thống: đỗ đen, đỗ xanh, thập cẩm cho đến những món chè mới như cốt dừa, đậu đỏ cốt dừa, khoai dẻo, sầu riêng, mít, sương sa hạt lựu, khoai môn,...Mùa đông, có thể bổ sung món chè như chè bà cốt, chè sắn,...

Bên cạnh kinh doanh quán chè, bạn có thể bổ sung các món ăn vặt như khoai tây chiên, khoai lang kén, tokbokki, kimbap, nem chua rán, xúc xích, hướng dương,..để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng.

kinh-doanh-quan-che

Xác định loại chè cần bán

2.4 Chuẩn bị dụng cụ bán chè

Người kinh doanh cần chuẩn bị bàn ghế, nồi, ly, thìa, cốc, các khay chè, tủ lạnh, tủ giữ nhiệt,...Nếu kinh doanh chè dạng lưu động, bạn cần chuẩn bị xe nhỏ để tiện di chuyển.

Ngoài ra, các vật liệu vệ sinh cũng rất cần thiết cho quán chè để giúp quán luôn sạch sẽ, thoáng mát.

kinh-doanh-quan-che

Chuẩn bị dụng cụ bán chè

2.5 Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè

Bạn cần tìm đến nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè uy tín, có giá thành hợp lý, nguồn nguyên liệu ổn định, rõ ràng về xuất xứ. Đừng chủ quan khi nhập nguyên liệu vì đây chính là yếu tố then chốt quyết định lượng khách hàng và uy tín của cửa hàng.

kinh-doanh-quan-che

Nguồn cung cấp nguyên liệu nấu chè

2.6 Trang trí cửa hàng bán chè

Bên cạnh việc món chè ngon, hấp dẫn thì việc trang trí quán cũng rất quan trọng, cần thiết. Ngày nay, giới trẻ rất thích những quán ăn có view để sống ảo. Do đó, việc trang trí một quán chè với phong cách độc đáo sẽ rất hút khách.

Bạn có thể tạo riêng cho khách không gian sống ảo, check in để họ có thể lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trên Facebook. Đây cũng là một cách thức giúp marketing cửa hàng hợp lý, nhanh chóng.

kinh-doanh-quan-che

Trang trí cửa hàng bán chè

2.7 Thuê nhân viên cho cửa hàng chè

Cửa hàng chè cần nhân viên, tối thiểu cũng cần có 2 nhân viên để phục vụ và dọn dẹp. Nhân viên quán chè không cần có kinh nghiệm, hoàn toàn có thể thuê các bạn sinh viên để tiết kiệm chi phí và dễ dàng thay ca cho các bạn nhân viên.

Chỉ cần dạy việc cho các bạn và chọn lựa những nhân viên chăm chỉ, trung thực là bạn đã hoàn toàn có thể yên tâm cho việc kinh doanh quán chè.

Chi phí thuê nhân viên hiện nay dao động trong khoảng 15000 - 20000/ giờ. Chi phí ở mức bình dân nên bạn hoàn toàn có thể sắp xếp nhân viên cho linh hoạt. Ngoài ra, cũng hãy chú ý lương thưởng cho các bạn nhân viên nếu vượt doanh số và gắn bó dài lâu với cửa hàng.

kinh-doanh-quan-che

Thuê nhân viên cửa hàng chè

2.8 Lên kế hoạch marketing cửa hàng

Khi cửa hàng của bạn đã dần hoàn thiện, hãy lưu tâm đến khâu quảng cáo. Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ số, việc marketing cửa hàng cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hãy tạo lập fanpage, website, chạy quảng cáo, phát tờ rơi,...để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong dịp khai trương, bạn hoàn toàn có thể tạo chương trình khuyến mãi và đăng lên các hội nhóm cư dân để tăng cường lượt tiếp cận.

kinh-doanh-quan-che

Marketing quán chè hiệu quả

2.9 Sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp

Việc quản lý một quán chè với quy mô trung bình, lớn không hề đơn giản đối với những người kinh doanh mới vào nghề. Vậy, để quá trình quản lý hiệu quả kinh doanh được tối ưu nhất, các chủ kinh doanh cần ứng dụng các phần mềm quản lý vào từng khâu riêng biệt, như quản lý doanh thu, chi tiêu hay quản lý dòng vốn, nguồn lực, nguồn nhân sự.

3. Chi phí mở quán chè là bao nhiêu?

Chi phí mở quán chè không quá cao. Vốn một quán chè gồm chi phí:

  • Mặt bằng
  • Nhân viên
  • Nguyên, vật liệu
  • Marketing
  • Dụng cụ bán chè
  • Đồ decor quán chè

Tổng chi phí được quyết định bởi quy mô, có thể lên đến từ 5 - 7 triệu (mô hình vỉa hè, lề đường), nhưng cũng có thể lên đến hàng chục triệu đồng (10 - 50 triệu đồng cho mô hình quán).

Giá của một ly chè hiện nay nằm trong khoảng 15000 đồng đến 20000 đồng. Khi quán đã kinh doanh ổn định, chỉ mất từ 3 - 5 tháng để thu hồi vốn nhanh chóng.

kinh-doanh-quan-che

Tính toán chi phí mở quán chè

4. Kinh nghiệm mở quán chè hút khách

4.1 Kinh nghiệm lên thực đơn

Khi xây dựng thực đơn cho một quán chè, bạn cần tuân thủ nguyên tắc: đa dạng, giá cả phải chăng, thay đổi linh hoạt theo mùa.

Một quán kinh doanh chè cần khoảng 8 đến 10 loại chè để khách hàng lựa chọn. Khi lên thực đơn, cũng cần chú ý phải có những món chè được sắp xếp theo nhóm.

Bạn nên có 3 đến 5 món chè là món hút khách của quán để giới thiệu với khách hàng lần đầu đến quán. Ngoài ra, khi xác định các món ăn thương hiệu của quán, bạn cũng sẽ dễ dàng trong việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu phù hợp.

Trên thực đơn, bạn nên có các dấu hiệu riêng của quán với các thông tin về địa chỉ, số điện thoại, website, fanpage cùng minh họa phù hợp.

kinh-doanh-quan-che

Kinh nghiệm lên thực đơn cho quán chè

4.2 Kinh nghiệm nấu chè ngon

Nấu chè không phải một công việc khó khăn. Nhưng để nấu sao cho ngon, cho hút khách và kinh doanh có lời thì không phải là chuyện đơn giản.

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng nấu chè hiện nay chỉ là tổng hợp các nguyên liệu vào và hoàn thành. Thực tế, nấu chè ngon đòi hỏi người nấu phải kì công từ khâu chọn nguyên liệu, bảo quản chè, kết hợp màu sắc các nguyên liệu trong món chè và trưng bày chè.

Bạn nên tham khảo, học hỏi các công thức từ Internet. Bạn cũng có thể đi khảo sát thực tế các quán chè trong khu vực để học hỏi cách họ lên thực đơn, chọn món và xác định hương vị chè của họ. Không những xây dựng công thức truyền thống, bạn còn cần phải sáng tạo các công thức nấu chè riêng để không bị trộn lẫn.

Nếu có điều kiện, bạn có thể tham gia các khóa học nấu chè để phát triển tối đa khả năng của bản thân.

kinh-doanh-quan-che

Kinh nghiệm nấu chè ngon

4.3 Kinh nghiệm trang trí quán chè

Trang trí quán chè khi kinh doanh là rất cần thiết. Việc trang trí quán không cần quá cầu kì, nhưng cần đảm bảo không gian thoải mái, sạch sẽ. Khi trang trí quán, bạn cần xác định:

Quán sẽ theo phong cách nào: Trẻ trung, hiện đại hay vintage đồng quê?

Góc nào của quán thích hợp là góc sống ảo dành cho khách hàng?

Đặc biệt, hãy chú ý vào menu, thìa, cốc, chén,...vì đây cũng chính là những món đồ trang trí làm nên nét riêng của cửa hàng bạn.

kinh-doanh-quan-che

Kinh nghiệm trang trí quán chè

4.4 Kinh nghiệm quản lý quán qua phần mềm quản lý của Haravan

Quản lý quán chè hiện nay không chỉ đơn giản là bán hàng, nhập hàng. Việc quản lý quán một cách chuyên nghiệp giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Để quản lý hoạt động bán hàng hiệu quả, Haravan đã cho ra đời phần mềm quản lý bán hàng với khả năng Kiểm soát và vận hành linh hoạt cửa hàng offline và online của bạn bất kể bạn ở đâu cùng những tính năng ưu việt:

  • Vận hành xuyên suốt

Haravan xử lý 1 đơn hay 1000 đơn chỉ với 1 vài click đơn giản. Phần mềm còn có khả năng tự động phân loại khách theo số đơn, tần suất mua và tích hợp hơn 15 nhà vận chuyển phổ biến. Tự động tính phí vận chuyển theo địa điểm giao hàng. Thêm nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng của bạn với Ví điện tử, ATM ngân hàng trong nước và thanh toán quốc tế như Paypal, Visa, Master, Phân tích bán hàng toàn diện theo kênh bán hàng và marketing: Cửa hàng, Website, TMĐT.

  • Thống kê rõ ràng, tổng quát

Các đơn hàng cả bán trực tiếp và bán online đều được phân tích bán hàng theo chi nhánh, ca bán hàng và hiệu suất nhân viên. Từ đó, chủ kinh doanh dễ dàng điều chỉnh tần suất, nhân viên và có những sắp xếp hợp lí về nhân sự.

  • Quản lý dễ dàng, tiện lợi

Tất cả hoạt động của quán chè đều được tích hợp trên Haravan app. Từ đơn trên các sàn thương mại điện tử, trên các kênh mua sắm online đến đơn lẻ, quản lý cửa hàng đều có thể dễ dàng quan sát, thống kê hiệu suất.

kinh-doanh-quan-che

Quản lý quán chè qua phần mềm của Haravan

5. Các mô hình quán chè hút khách nhất

5.1 Mô hình kinh doanh quán chè kết hợp đồ ăn vặt

Kinh doanh quán chè kết hợp đồ ăn vặt là mô hình phổ biến, dễ thấy nhất hiện nay. Mô hình này chủ yếu phục vụ các bạn học sinh, sinh viên, người trẻ.

Do đó, thực đơn cần đa dạng, giá cả cần phải chăng để thích hợp với các đối tượng này.

kinh-doanh-quan-che

Kinh doanh quán chè kết hợp bán đồ ăn vặt

5.2 Mô hình kinh doanh quán chè online

Kinh doanh quán chè online cũng rất được ưa chuộng. Đối tượng khách hàng chủ yếu của mô hình này chính là dân văn phòng hoặc các gia đình ngại ra hàng quán.

Việc các app công nghệ phát triển cũng ngày một tạo điều kiện cho việc kinh doanh quán chè online. Do đó, các cửa hàng kinh doanh chè online phải chú trọng vào khâu bảo quản, vệ sinh, chuẩn bị hộp đựng và thìa.

kinh-doanh-quan-che

Mô hình kinh doanh quán chè online

5.3 Mô hình kinh doanh chè nhượng quyền

Kinh doanh quán chè nhượng quyền cũng khá phổ biến trong kinh doanh hiện nay. Với kinh doanh nhượng quyền, bạn cần tìm đến thương hiệu uy tín, chất lượng. Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ toàn bộ các công việc như thiết kế, lắp đặt, chuẩn bị nguyên liệu và việc bạn cần làm là bán hàng.

Với lượng khách hàng sẵn có, chắc chắn bạn không cần lo về doanh số. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho kinh doanh chè nhượng quyền không hề thấp, con số có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi chọn lựa kinh doanh quán chè theo mô hình này.

kinh-doanh-quan-che

Kinh doanh quán chè nhượng quyền

6. Kinh nghiệm dành cho người bắt đầu kinh doanh chè online

Kinh doanh chè online có thể là một công việc thú vị và tiềm năng lớn nếu bạn áp dụng đúng chiến lược và có kế hoạch thích hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho người bắt đầu kinh doanh chè online:

  • Nghiên cứu thị trường:

Trước khi bắt đầu kinh doanh chè online, hãy nghiên cứu kỹ thị trường để hiểu về đối tượng khách hàng, cạnh tranh, và xu hướng tiêu dùng. Điều này giúp bạn xác định được sự cạnh tranh và tạo ra một phương án kinh doanh hiệu quả.

  • Phát triển sản phẩm độc đáo:

Để cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chè online, hãy tạo ra sản phẩm độc đáo và khác biệt. Có thể là chè có hương vị đặc biệt, chè từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, hoặc sáng tạo trong cách trình bày.

  • Xây dựng thương hiệu:

Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Đầu tư vào việc thiết kế logo, bao bì, website chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để tạo lòng tin và uy tín.

  • Tận dụng các phần mềm quản lý hiệu quả:

Dựa trên nhu cầu tối ưu quy trình tiếp nhận và xử lý đơn hàng của các chủ doanh nghiệp, người kinh doanh online, Haravan cung cấp cho bạn phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả. Trong đó, bao gồm các hoạt động quản lý quy trình xử lý đơn hàng thích hợp với từng mô hình. Phần mềm quản lý đơn hàng của Haravan giúp cho chủ kinh doanh xử lý được hầu hết các tác vụ xảy ra khi bán hàng online như: xác nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, hoàn trả đơn hàng,...

7. Kết luận

Kinh doanh quán chè là một hướng kinh doanh tiềm năng, lợi nhuận. Nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể tham khảo ngách kinh doanh này. Mong rằng các gợi ý trên đã giúp bạn hiểu hơn về hoạt động kinh doanh quán chè!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: