Chiến lược đại dương xanh là gì? 6 nguyên tắc quan trọng

Chiến lược đại dương xanh là một khái niệm liên quan đến ý tưởng kinh doanh táo bạo có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực Marketing. Nếu hiểu rõ về chiến lược này và áp dụng đúng đắn vào hoạt động kinh doanh, bạn có thể nhanh chóng khẳng định vị thể trên thị trường, giảm sức cạnh tranh với đối thủ và gia tăng doanh số hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về các nguyên tắc thực hiện chiến lược này, hãy cùng Haravan tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Chiến lược đại dương xanh là gì?

Trước tiên, có thể hiểu đại dương xanh là một khái niệm biểu thị cho một khoảng trống thị trường có tiềm năng phát triển, tùy nhiên nó chưa được ai khai phá. Ở những thị trường như vậy, luật chơi còn chưa được thiết lập, tính cạnh tranh còn chưa gay gắt.

Tìm hiểu Chiến lược đại dương xanh là gì?

Tìm hiểu Chiến lược đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là một chiến lược kinh doanh đặc biệt nhằm mở rộng thị trường, khai thác những thị trường có sức cạnh tranh thấp hoặc không cần phải cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào. Khái niệm này được phát triển bởi hai nhà kinh tế học là W. Chan Kim và Renée Mauborgne vào năm 2004. Các nội dung chủ yếu của việc thiết lập chiến dịch đại dương xanh bao gồm:

  • Tạo ra một thị trường kinh doanh mới, không còn tập trung vào thị trường hiện tại.

  • Tập trung vào việc vô hiệu hóa tính cạnh tranh thay vì tìm các biện pháp để đánh bại đối thủ.

  • Nghiên cứu, phân tích đặc điểm hành vi khách hàng để tạo ra nhu cầu mới phù hợp với hướng kinh doanh.

  • Xây dựng chiến dịch hướng đến nhóm khách hàng ở tại thị trường mới tiềm năng và ít sự cạnh tranh.

Trên thực tế, khi một doanh nghiệp nào đó thực hiện chiến dịch đại dương xanh thì sẽ có các doanh nghiệp, đối thủ khác bắt chước ý tưởng và làm theo. Do đó, để bứt phá với trong chiến dịch tạo ra, doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến và đổi mới. Nhất là khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu đi vào các thị trường ngách, chủ kinh doanh cần phải nhanh nhạy phản ứng linh hoạt, kịp thời để bảo vệ thị phần.

2. Phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

Khác với chiến dịch đại dương xanh, chiến dịch đại dương đỏ là một hình thức kinh doanh khá truyền thống. Đại dương đỏ là biểu thị của một thị trường lớn, tập trung toàn bộ các khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, thị trường địa dương xanh thường là một ngách nhỏ, tập trung nhóm khách hàng mục tiêu với độ cạnh tranh ít do chưa có ai hoặc có ít nhà kinh doanh tiếp cận đến.

Phân biệt chiến dịch đại dương xanh đại dương đỏ

Phân biệt chiến dịch đại dương xanh đại dương đỏ

Nếu chiến dịch đại dương xanh hướng đến các thị trường đầy tiềm năng, độ cạnh tranh thấp với cơ hội phát triển cao, dễ mang lại lợi nhuận thì thị trường đỏ lại hoàn toàn ngược lại. Ở thị trường đỏ, đối thủ cạnh tranh phân bổ với mật độ cao, để có thể chiếm lĩnh thị trường, nhà kinh doanh phải tìm được cách làm cho doanh nghiệp mình nổi trội để đánh bật các đối thủ khác. Do sức cạnh tranh rất cao nên khả năng thu lợi sẽ thấp hơn và mức độ tăng trưởng cũng thấp.

Để thấy rõ sự khác biệt giữa chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương đỏ

Tính cạnh tranh

Tính cạnh tranh rất thấp

Tính cạnh tranh cao

Đối thủ

Không có đối thủ cạnh tranh hoặc rất ít

Nhiều đối thủ cạnh tranh

Thị trường

Khai thác và tạo ra thị trường mới tiềm năng

Khai thác thị trường có sẵn

Giá cả và chi phí

Không có sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí

Có sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí

Chiến lược

Sử dụng kết hợp hai chiến lược: khác biệt hóa và dẫn đầu về chi phí

Chỉ sử dụng một trong hai chiến lược: hoặc là khác biệt hóa, hoặc là dẫn đầu về chi phí.

3. Đặc điểm cơ bản của chiến lược đại dương xanh

Về cơ bản, chiến lược đại dương xanh sẽ có những đặc điểm sau:

  • Triển khai chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh sẽ tạo ra một thị trường tiềm năng có tính cạnh tranh thấp, hạn chế tối đa đối thủ. Nhà kinh doanh áp dụng chiến lược này sẽ là người tiên phong khám phá một thị trường mới có tiềm năng phát triển lớn.

  • Chiến lược đại dương xanh tạo ra các nhu cầu tiêu dùng mới cho khách hàng trong thị trường đó. Khác với thị trường đỏ là khai thác nhu cầu có sẵn thì thị trường xanh sẽ tập trung khai thác nhu cầu, hành vi tiêu dùng mới của khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới mẻ cho họ.

  • Chiến lược đại dương xanh có thể triển khai kết hợp cả chiến lược khác biệt hóa và chiến lược dẫn đầu về chi phí. Điều này giúp cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh nhanh chóng và sớm giành được vị thế trên thị trường đại dương xanh.

> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì và cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả?

4. 6 nguyên tắc quan trọng của chiến lược đại dương xanh

Để nghiên cứu và triển khai một chiến lược đại dương xanh thành công, nhà kinh doanh phải biết nắm bắt thời cơ, táo bạo và thật sự linh hoạt để khai thác và mở rộng thị trường sang ngách mới có sức cạnh tranh thấp hơn.

Đặc biệt, khi áp dụng chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nắm rõ và tuân thủ 6 nguyên tắc quan trọng sau đây.

4.1. Tái cấu trúc thị trường

Khi muốn thực hiện chiến dịch đại dương xanh, trước hết, chủ doanh nghiệp cần thiết lập lại giới hạn thị trường, vẽ lại đường biên cụ thể để đưa mình vào vùng thị trường đại dương xanh có ít đối thủ cạnh tranh.

Xác định đường biên thị trường đại dương xanh

Xác định đường biên thị trường đại dương xanh

Để xác định chính xác thị trường đại dương xanh không hề dễ dàng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược tái cấu trúc thị trường rõ ràng với các mục tiêu và định hướng cụ thể:

  • Vươn lên dẫn đầu trong các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.

  • Phân chia ngành kinh doanh thành các nhóm nhỏ thuộc nhiều phân khúc khác nhau, khai thác thế mạnh và nhanh chóng đưa ra chiến lược dẫn đầu trong từng nhóm đó.

  • Tập trung nghiên cứu, phục vụ một nhóm đối tượng mua hàng cụ thể.

  • Xác định phạm vi phân phối các sản phẩm, dịch vụ giống nhau.

  • Định hướng phát triển theo chức năng toàn bộ ngành, lĩnh vực kinh doanh.

  • Trong kế hoạch xây dựng, cần tập trung hướng giải quyết đề phòng các mối đe dọa cạnh tranh phát sinh.

4.2. Tập trung vào cái nhìn tổng thể

Một điều quan trọng mà bất cứ ai muốn triển khai chiến lược đại dương xanh cũng cần phải biết đó là cần tập trung vào bức tranh tổng quát thay vì chỉ nhìn vào các giá trị cụ thể. Thay vì chỉ đánh giá, nghiên cứu các bảng biểu, số liệu rời rạc thì nhà kinh doanh nên đánh giá mọi mặt theo cái nhìn tổng quan nhất để vạch ra định hướng chính xác.

Tập trung vào cái nhìn tổng thể

Tập trung vào cái nhìn tổng thể

Nếu tuân thủ đúng theo nguyên tắc cơ bản này, các nhà kinh doanh sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro cũng như tiết kiệm thời gian triển khai. Việc phác họa một chiến lược tổng thể đòi hỏi nhà kinh doanh phải nghiên cứu trên các mặt sau:

  • Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và các yếu tố tiềm năng trong tương lai.

  • Nghiên cứu chiến lược của đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng để xem xét mức độ cạnh tranh và có hướng bứt phá riêng.

  • Khẳng định giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn của thị trường để có định hướng rõ ràng trong tương lai.

> Xem thêm: Tìm hiểu về định vị thị trường và cách thực hiện hiệu quả

4.3. Tăng trưởng vượt với nhu cầu hiện tại

Đặc điểm nổi bật của việc doanh nghiệp nhắm vào các thị trường đại dương xanh là phải biết vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại. Điều này sẽ đi ngược với nguyên tắc kinh doanh truyền thống khi thay vì tập trung vào khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp sẽ hướng đến cả nhóm khách chưa từng mua hàng.

Tăng trưởng vượt nhu cầu

Tăng trưởng vượt nhu cầu

Thay vì bó buộc trong một thị trường có sẵn với độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường, vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng hiện tại để tìm kiếm một thị trường mới tiềm năng ít cạnh tranh hơn. Một số nhóm khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà nhà kinh doanh có thể hướng tới để mở rộng nhu cầu như:

  • Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng đang chờ đợi sản phẩm tốt hơn rồi mới từ bỏ thị trường hiện tại.

  • Nhóm khách hàng đã từng từ chối các sản phẩm, dịch vụ của bạn.

  • Nhóm khách hàng chưa từng được khai thác, họ chưa hề có ý định mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn.

4.4. Thực hiện chiến lược đúng thứ tự

Quy trình thực hiện chiến lược đại dương xanh phải đúng theo thứ tự quy định sau:

  • Tìm hiểu giá trị sản phẩm:

Trước khi đưa sản phẩm của mình kinh doanh tại thị trường đại dương xanh, nhà kinh doanh cần phải trả lời được câu hỏi: Sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng? Sản phẩm của bạn có gì khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường? Sản phẩm đó có đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mong muốn không?

  • Xác định giá cả hợp lý:

Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải tương xứng với giá trị sản phẩm thì mô hình kinh doanh mới bền vững. Mức giá cũng cần hướng đến đúng đối tượng khách hàng thì mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

  • Xác định mức chi phí hợp lý:

Để kinh doanh mang lại lợi nhuận tốt thì doanh nghiệp cũng cần phải cần đối mức chi phí để sản xuất sản phẩm. Tránh sản xuất bỏ ra chi phí quá lố dẫn đến khó thu hồi vốn.

  • Dự trù trở ngại, rủi ro:

Các chiến lược kinh doanh vạch ra luôn cần phải dự trù hướng giải quyết các vấn đề phát sinh gây trở ngại. Có như vậy thì chiến lược kinh doanh mới có thể vận hành trơn tru, không bị động.

4.5. Vượt qua mọi trở ngại về mặt tổ chức

Vượt qua các trở ngại về mặt tổ chức trong doanh nghiệp

Vượt qua các trở ngại về mặt tổ chức trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp khi muốn chuyển hướng xây dựng chiến lược đại dương xanh hướng đến thị trường mới thì việc gặp phải trở ngại về mặt tổ chức là không khó tránh khỏi. Một số trở ngại mà các nhà quản lý sẽ thường gặp phải đó là:

  • Trở ngại về mặt nhận thức:

Để chuyển hướng sang thị trường đại dương xanh khá mới mẻ, nhà quản lý phải có giải pháp để nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân viên của mình. Cần phải khiến cho họ hiểu ra được sự cần thiết phải chuyển hướng kinh doanh và có sự thay đổi này. Giúp họ hiểu ra rằng đây chính là hướng giải quyết đúng đắn để doanh nghiệp tăng trưởng ổn định trong tương lai.

  • Hạn chế về nguồn lực:

Việc thay đổi thị trường kinh doanh là một bước tiến mới, do đó nó cần nguồn lực đủ để đáp ứng cho những thay đổi trong cơ cấu. Doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong điều phối và đáp ứng nguồn lực cần có cho việc thực hiện chiến dịch mới.

  • Khó khăn trong tạo động lực cho nhân viên:

Chuyển đổi sang thị trường địa dương xanh cũng giống như một bước ngoặt. Muốn thành công thì doanh nghiệp cần tăng tốc và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần động viên, đốc thúc các nhân viên chủ chốt nâng đẩy nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Điều này cũng là một vấn đề khó khăn dễ tạo nên sự hụt hơi cho nhân viên.

  • Điều hòa các mối quan hệ:

Ý tưởng đánh vào các thị trường mới là suy nghĩ táo bạo và mới mẻ. Do đó muốn triển khai được trong doanh nghiệp thì cần tạo tạo được sự kết nối, đồng tình giữa các nhóm quyền lực trong doanh nghiệp.

> Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý không nên bỏ qua

4.6. Thực thi hóa chiến lược

Để đánh giá xem chiến lược mà doanh nghiệp xác định có thành công hay không thì cần phải thực thi hóa nó. Khi đưa chiến lược đại dương xanh vào thực tế cần phải chú ý 3 điều quan trọng sau đây:

  • Tính liên quan: Chiến lược kinh doanh phải do tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện với quyết tâm cao độ, có sự phối hợp chặt chẽ.

  • Sự giải thích: Mọi quyết định trong chiến lược cần phải được giải thích rõ ràng, thuyết phục rồi mới triển khai.

  • Sự kỳ vọng: Xác định rõ mức độ kỳ vọng của nhà quản lý đối với nhân viên để tạo ý thức trách nhiệm cao cho người thực hiện.

5. Các chiến lược đại dương xanh điển hình

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp triển khai thành công chiến lược đại dương xanh để khẳng định vị thế vững vàng của mình trên thị trường. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là hai ví dụ điển hình sử dụng chiến dịch kinh doanh này.

5.1. Canon

Chiến dịch đại dương xanh đã từng được Canon áp dụng vô cùng hiệu quả nhờ việc tạo ra các sản phẩm máy photocopy để bàn. Các nhà sản xuất máy photocopy truyền thống lúc bấy giờ chỉ nhắm đến đối tượng khách hàng là các nhà quản lý bộ phận cần mua thiết bị văn phòng kích thước lớn, bền, không cần bảo trì thường xuyên.

Sản phẩm trong chiến dịch đại dương xanh của Canon

Sản phẩm trong chiến dịch đại dương xanh của Canon

Trong khi đó, Canon đã tạo ra cho mình một thị trường hoàn toàn mới mẻ, hướng tới các thư ký văn phòng. Canon chuyển hướng đối tượng mục tiêu sang nhóm người trước giờ bị bỏ qua nhưng họ có nhu cầu sử dụng máy in hơn bất kỳ ai. Ý tưởng này đã giúp Canon thu về khoản lời cực lớn và sớm chiếm thị phần cao trên thị trường.

5.2. iTunes

Bắt nguồn từ thực trạng các file nhạc được chia sẻ một cách bất hợp pháp, Apple đã phát triển thành công thiết bị iTunes vào năm 2003 để cung cấp danh sách các bài hát riêng lẻ với giá hợp lý. Hơn nữa, iTunes cho phép khách hàng mua lẻ các bài hát thay vì mua cả đĩa CD, điều này đã giải quyết được vấn đề gây khó chịu cho người dùng.

Kết luận

Chiến lược đại dương xanh là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp nhanh chóng bứt phá và giành chỗ đứng trên thị trường. Để tạo ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nhạy bén, luôn dám đương đầu và khai phá cái mới. Hy vọng những kinh nghiệm Haravan chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: