C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì đặc biệt?

Áp dụng đúng mô hình kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Vì thế, các mô hình kinh doanh giúp tăng dân số, thu về lợi nhuận ngày một nở rộ. Trong đó phải kể đến mô hình C2C. C2C là gì? Mô hình này có gì đặc biệt? Cùng khám phá bài viết sau để lí giải về mô hình này bạn nhé!


1. C2C là gì?

Mô hình C2C được áp dụng phổ biến trong kinh doanh

Mô hình C2C được áp dụng phổ biến trong kinh doanh

C2C là cách viết tắt của cụm từ Consumer To Consumer - dịch ra là khách hàng đến khách hàng.
C2C là một mô hình kinh doanh mà ở đó, người tiêu dùng có thể giao dịch trực tiếp với nhau, thường là qua môi trường trực tuyến, qua Internet. Người tiêu dùng (người bán lẫn người mua đều có thể trao đổi trực tiếp) qua một bên thứ ba là website, sàn thương mại điện tử. Họ thực hiện mua bán, trao đổi, giao dịch trực tiếp qua hỗ trợ nền tảng từ bên thứ ba.
Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp C2C có gắn bó mật thiết với công nghệ điện tử, Internet.

2. Đặc điểm của mô hình C2C

2.1 Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh

Mô hình C2C có sự tranh cạnh tranh về sản phẩm vì mô hình này dựa trên trao đổi qua lại giữa các cá nhân. Những cá nhân bán hàng không phải doanh nghiệp. Họ có lưu trữ, có nguồn hàng được linh động. Rất nhiều sản phẩm không còn sản xuất trên thị trường sẽ tìm được ở những người bán hàng này.
Đồng thời, rất nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ có sự cạnh tranh với nhau do mô hình C2C rất dễ thực hiện. Các bên bán hàng cần có những chính sách, ưu đãi dành riêng cho khách hàng qua voucher giảm giá, quà tặng để thu hút khách.

Đặc điểm C2C: cạnh tranh sản phẩm

Đặc điểm C2C: cạnh tranh sản phẩm

2.2 Gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cho người bán

Người bán hàng trong mô hình C2C sẽ không chịu nhiều tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất. Họ là chủ hàng, tự nhập hàng, tự phân phối.
Tỷ lệ lợi nhuận họ có được cao hơn vì không phải chịu nhiều tác động từ các bên trung gian.

Đặc điểm C2C: gia tăng tỉ lệ lợi nhuận

Đặc điểm C2C: gia tăng tỉ lệ lợi nhuận

2.3 Khó khăn trong kiểm soát chất lượng ngành hàng

Tuy vậy, với mô hình C2C, người bán hàng, nhất là những người bán hàng mới sẽ phải chấp nhận việc không có sự can thiệp từ nhà sản xuất, từ nhà bán buôn, bán lẻ. Vì thế, chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo.
Muốn tạo được uy tín, người bán hàng trong C2C cần phải có sự chặt chẽ trong khâu kiểm soát nhập hàng.

Đặc điểm C2C: khó khăn khi kiểm soát chất lượng

Đặc điểm C2C: khó khăn khi kiểm soát chất lượng

3. 3 nền tảng C2C phổ biến

3.1 Đấu giá

Nền tảng đấu giá trong mô hình C2C cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm của mình và niêm yết một mức giá cố định trên sàn. Các sàn này là các sàn đấu giá được cấp phép, có thể kể đến nổi tiếng nhất là eBay.
Những cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm của bạn sẽ đấu giá để mua được sản phẩm. Và người đưa ra mức giá cao nhất là người sở hữu sản phẩm.

Nền tảng C2C: đấu giá

Nền tảng C2C: đấu giá

3.2 Giao dịch trao đổi

Giao dịch trao đổi trong C2C được tiến hành khi người dùng trao đổi hàng hóa với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm, hoặc vật phẩm ngang giá.

Nền tảng C2C: giao dịch trao đổi

Nền tảng C2C: giao dịch trao đổi

3.3 Dịch vụ hỗ trợ

Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong mô hình C2C là trao đổi giữa cá nhân xa lạ với nhau. Vì thế, các dịch vụ hỗ trợ đã ra đời nhằm giúp hoạt động thanh toán, phản hồi giữa người bán và người mua trở nên nhanh chóng, tin cậy hơn.
Trên thị trường dịch vụ hỗ trợ hiện nay, Paypal chính là hình thức thanh toán phổ biến và còn được biết đến là một dịch vụ hỗ trợ.

Nền tảng C2C: thông qua dịch vụ hỗ trợ

Nền tảng C2C: thông qua dịch vụ hỗ trợ

4. Lợi ích của mô hình C2C trong kinh doanh

4.1 Chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận thu về cao

Chi phí bạn cần bỏ ra trong C2C phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người. Chỉ cần đăng kí dịch vụ, bạn đã có thể trao đổi, buôn bán hàng hóa trên các nền tảng dịch vụ có C2C. Chi phí đầu tư không cần cao nhưng bạn vẫn dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu.
Lợi nhuận khi kinh doanh C2C có tính tập trung cao. Người bán là người trực tiếp thụ thưởng lợi nhuận mà không cần phải thông qua các bên. Chính yếu tố này đã hấp dẫn nhiều người chọn lựa mô hình kinh doanh C2C.

C2C giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận

C2C giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận

4.2 Dễ dàng kết nối người bán, người mua

Người bán, người mua trong mô hình kinh doanh C2C được kết nối với nhau nhờ vào những sàn, những trang thương mại điện tử, những trang mạng xã hội.
Có thể kể đến là Facebook, Shopee, Lazada,...Trong đó, người mua hàng sẽ tìm đến sản phẩm. Người bán thì đăng bán sản phẩm. Họ kết nối với nhau và hoạt động mua bán đã diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn.

C2C kết nối người bán và người mua

C2C kết nối người bán và người mua

4.3 Giảm chi phí hoa hồng cho nền tảng trung gian và bên môi giới

Khi không còn sự ảnh hưởng từ nhà sản xuất, nhà bán buôn, người mua và người bán sẽ được tiết kiệm nhiều chi phí.
Cả hai bên đều được nhận về lợi ích do không phải chiết khấu phần trăm doanh thu và hoa hồng cho bên thứ ba. Nhờ vậy, tỉ lệ lợi nhuận sẽ được gia tăng đáng kể. Người mua sẽ nhận được mức giá rẻ hơn so với giá mua trực tiếp tại cửa hàng.

C2C giúp giảm chi phí hoa hồng cho mô giới

C2C giúp giảm chi phí hoa hồng cho mô giới

4.4 Dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, kể cả là hàng khan hiếm

Với hoạt động C2C, khách hàng sẽ an tâm vì người bán luôn có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn hàng. Trong đó, sẽ có không ít những mặt hàng, sản phẩm độc lạ, mang tính “quốc dân” và nhanh chóng hết hàng.
Người mua cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những sản phẩm độc đáo khi mua hàng qua C2C. Do đó, mô hình này rất được ưa chuộng.

Kinh doanh C2C giúp người dùng tìm kiếm sản phẩm

Kinh doanh C2C giúp người dùng tìm kiếm sản phẩm

5. Rủi ro khi sử dụng mô hình kinh doanh C2C

5.1 Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm

Do mô hình kinh doanh C2C là hoạt động trao đổi, mua bán trực tiếp nên sẽ không có sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Vậy nên, nhiều khả năng bạn sẽ nhận về sản phẩm kém chất lượng chứ không như cam kết.

Mô hình C2C không có sự kiểm soát về chất lượng

Mô hình C2C không có sự kiểm soát về chất lượng

5.2 Tồn tại rủi ro thanh toán

Nếu người mua phải đối diện với hạn chế trong khâu chất lượng sản phẩm thì người bán cũng sẽ gặp phải rủi ro về thanh toán. Người bán có thể bị “bom hàng” với những lí do rất khó hiểu.
Trong nhiều trường hợp, người bán sẽ phải chịu khoản chi phí vận chuyển chỉ vì ý thức không tốt của một bộ phận khách hàng.

Rủi ro khi thanh toán mô hình kinh doanh C2C

Rủi ro khi thanh toán mô hình kinh doanh C2C

6. So sánh mô hình C2C và B2B

Điểm chung mô hình C2C và mô hình B2B là hướng đến việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, giữa hai mô hình kinh doanh này vẫn có nhiều điểm khác biệt.
Với mô hình C2C: Khách hàng trực tiếp mua bán, trao đổi với nhau (Người tiêu dùng - người tiêu dùng). Không có sự tham gia của doanh nghiệp hay các bên trung gian.
Với mô hình B2B: Khách hàng sẽ mua sản phẩm từ doanh nghiệp (Người tiêu dùng - doanh nghiệp)

So sánh mô hình kinh doanh C2C và B2B

So sánh mô hình kinh doanh C2C và B2B

Quy mô và phạm vi giao dịch:

  • Mô hình C2C: Thường xoay quanh các giao dịch nhỏ, cá nhân và cá nhân, không có sự phụ thuộc vào doanh nghiệp lớn.
  • Mô hình B2B: Các giao dịch thường có quy mô lớn và thường liên quan đến các đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp và tổ chức.

Tính chất của sản phẩm và dịch vụ:

  • Mô hình C2C: Có thể là sản phẩm mới hoặc cũ, các mặt hàng đa dạng và cá nhân có thể bán và mua những gì họ muốn.
  • Mô hình B2B: Thường là các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp, có tính chất thương mại và dành riêng cho việc phục vụ cho các doanh nghiệp và tổ chức.

7. Ví dụ về mô hình C2C thành công tại thị trường Việt Nam

7.1 Mô hình kinh doanh C2C: Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử C2C lớn mạnh và phát triển nhất ở Việt Nam. Số lượng người dùng Shopee rất đông đảo.
Trên nền tảng Shopee, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những gian hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, tại Shopee còn có gian hàng chất lượng là Shopee Mall với những đảm bảo về chất lượng sản phẩm và quyền lợi cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra, quy trình trao đổi, giao dịch, hoàn hàng cũng được đảm bảo.
Hàng tháng, Shopee còn có những khuyến mãi, chương trình giảm giá. Giá sản phẩm trên Shopee cũng rất ưu đãi, rẻ hơn so với thị trường. Nhờ vậy, Shopee là kênh bán hàng rất được yêu thích.

Mô hình kinh doanh C2C: Shopee

Mô hình kinh doanh C2C: Shopee

7.2 Mô hình kinh doanh C2C: Tiki

Tên tuổi của Tiki đã sớm quen thuộc với thị trường Việt Nam.
Trước đây, Tiki kinh doanh theo hướng B2C, giữa nhà sản xuất - khách hàng. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Tiki đã triển khai thêm mô hình C2C với danh mục sản phẩm phong phú, độc đáo.
Tuy nhiên, Tiki vẫn rất khắt khe trong giấy tờ kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Và giá cả trên Tiki không quá chênh lệch so với thị trường.

Mô hình kinh doanh C2C: Tiki

Mô hình kinh doanh C2C: Tiki

7.3 Mô hình kinh doanh C2C: Lazada

Có thể coi Lazada là đối thủ cạnh tranh của Shopee. Sản phẩm trên sàn Lazada đa dạng, phong phú. Đồng thời, Lazada cũng có nhiều khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng, nhất là trong những dịp sale.
Sản phẩm trên sàn Lazada phong phú, đa dạng, nhiều mẫu mã và nhiều mức giá. Vì vậy, người mua hàng phải hiểu rõ về shop mua hàng và dựa trên những đánh giá của khách hàng trước đó.

Mô hình kinh doanh C2C: Lazada

Mô hình kinh doanh C2C: Lazada

8. Kết luận

C2C là gì? Có lẽ qua bài viết trên, bạn đã tìm ra câu trả lời cho bản thân và hiểu hơn về mô hình kinh doanh này. Nếu biết áp dụng mô hình kinh doanh C2C hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ mang về doanh số tốt và cải thiện công việc kinh doanh.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Mô hình kinh doanh C2C: Lazada

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: