Thương mại truyền thống là gì? Ưu điểm của thương mại truyền thống?

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo điều kiện cho việc mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Nhưng không vì thế mà thương mại truyền thống trở nên mờ nhạt đi. Trái lại, các doanh nghiệp còn phối hợp hai hình thức thương mại truyền thống và thương mại điện tử để có thể tiếp cận hiệu quả hơn với người tiêu dùng. Vậy “thương mại truyền thống” là gì? Đâu là ưu, nhược điểm của mô hình này? Hãy đọc hết bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé.

Thương mại truyền thống là gì?

thuong-mai-truyen-thong

Thương mại truyền thống là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Thương mại truyền thống là hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa trực tiếp tại điểm bán giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Mô hình này đã tồn tại từ lâu và là một trong những phương thức chủ yếu để khách hàng mua sắm sản phẩm. Tất cả hoạt động từ xem xét, cân nhắc sản phẩm đến giao dịch, thanh toán của mô hình thương mại truyền thống đều được diễn ra tại điểm bán.

Một số ví dụ về mô hình thương mại truyền thống có thể kể đến như: mua bán trực tiếp tại cửa hàng, chợ, siêu thị, các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,...

Ưu điểm và nhược điểm của thương mại truyền thống?

Thương mại truyền thống đóng vai trò không thể thiếu trong việc gia tăng trải nghiệm và gắn kết người dùng tại điểm bán. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của mô hình này, thương mại truyền thống vẫn tồn tại những nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của mô hình thương mại truyền thống:

Một trong những đặc điểm của thương mại truyền thống là “đúng lúc - đúng chỗ” - tức là thương hiệu có thể đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của người mua hàng tại điểm bán. Vì thế, một trong số những ưu điểm của mô hình thương mại truyền thống có thể kể đến như:

  • Gia tăng trải nghiệm của người mua hàng: Theo khảo sát của Deloitte, hơn 73% người tiêu dùng cho rằng họ thường cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến sản phẩm như: chất lượng, mẫu mã, bao bì, độ an toàn,... trước khi mua. Mô hình thương mại truyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trải nghiệm và so sánh sản phẩm.
  • Dễ dàng thuyết phục người tiêu dùng: Bên cạnh việc được cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm trực tiếp, bên mua còn có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sản phẩm và sẽ được bên bán giải đáp nhanh chóng, cụ thể. Thông qua việc trò chuyện trực tiếp, nhân viên có thể thấu hiểu được “nỗi đau” của người tiêu dùng từ đó đề ra những phương án giải quyết bằng cách giới thiệu những mẫu sản phẩm phù hợp nhất.

thuong-mai-truyen-thong

Thương mại truyền thống giúp gia tăng trải nghiệm của người tiêu dùng

Nhược điểm của mô hình thương mại truyền thống:

Tuy thương mại truyền thống có thể gia tăng trải nghiệm của người dùng tại điểm bán nhưng mô hình này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Hạn chế trong việc mở rộng tệp khách hàng: Thông thường các cửa hàng kinh doanh truyền thống thường phát triển dựa trên “sự truyền miệng” của các khách hàng thân thuộc. Thông thường “sự truyền miệng” này tốn khá nhiều thời gian và thường bị giới hạn trong khu vực hoặc mối quan hệ của khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ khó có thể chủ động trong việc mở rộng tệp khách hàng và quảng bá sản phẩm.
  • Chi phí vận hành cửa hàng: Việc vận hành một cửa hàng truyền thống đòi hỏi người bán phải chi trả cho nhiều chi phí khác nhau như: mặt bằng, kho bãi, nhân viên, chi phí điện nước,... Do đó, chi phí vận hành thường chiếm tỷ lệ cao so với doanh thu tổng thể và gây ra nhiều bất lợi nếu người chủ không tính toán kỹ lưỡng.

So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử?

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang mô hình kinh doanh đa kênh - phối hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ sự khác nhau giữa hai mô hình này để có thể tận dụng ưu điểm và tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh.

Hình thức mua bán:

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa mô hình thương mại truyền thống và thương mại điện tử là hình thức mua bán:

  • Thương mại truyền thống: Hình thức mua bán của mô hình này chủ yếu là ở cửa hàng, chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị,... Tức là những nơi sẽ diễn ra giao dịch mua bán trực tiếp giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
  • Thương mại điện tử: Hình thức mua bán của mô hình thương mại điện tử thường là các nền tảng gián tiếp. Người mua có thể tham khảo và đặt mua sản phẩm ở các trang Fanpage bán hàng, website của thương hiệu, các sàn thương mại điện tử,...

thuong-mai-truyen-thong

Thương mại truyền thống diễn ra tại điểm bán

Thời gian hoạt động:

Do khác nhau về địa điểm mua bán nên thời gian hoạt động, nhận hàng của giữa hai mô hình này cũng có nhiều điểm riêng biệt:

  • Thương mại truyền thống: Thời gian hoạt động của cửa hàng sẽ bị giới hạn, thông thường các cửa hàng sẽ mở cửa từ 07 giờ đến 21 giờ. Do đó, người bán sẽ không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tham khảo và mua sắm sản phẩm nếu họ ghé sang cửa hàng ngoài khung giờ này. Chính vì thế, mô hình thương mại truyền thống sẽ bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Thương mại điện tử: Do không bị giới hạn về giờ giấc hoạt động nên người tiêu dùng có thể cân nhắc và lựa chọn sản phẩm chỉ thông qua vài cú click. Do đó, thương hiệu có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng bất cứ lúc nào mà không gặp quá nhiều trở ngại, rào cản.

thuong-mai-truyen-thong

Thương mại truyền thống bị giới hạn thời gian hoạt động

Tính tương tác:

Được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại điểm bán nên mô hình thương mại truyền thống sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn so với thương mại điện tử:

  • Thương mại truyền thống: Người bán có thể trò chuyện trực tiếp với người tiêu dùng từ đó thấu hiểu nhanh chóng mong muốn và nhu cầu của người mua. Vì thế, nhân viên có thể thuyết phục và đề xuất các sản phẩm phù hợp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo trải nghiệm của người dùng tại điểm bán, thương hiệu nên đào tạo nhân viên bán hàng một cách bài bản, chuyên nghiệp.
  • Thương mại điện tử: Do cách nhau qua màn hình nên nhân viên tư vấn sẽ gặp một số trở ngại khi giao tiếp với khách hàng bởi họ không thể quan sát thái độ, cảm xúc của người tiêu dùng với sản phẩm. Từ đó, nhân viên sẽ khó khăn hơn trong việc thuyết phục người tiêu dùng.

Khả năng thanh toán:

Bên cạnh việc cân nhắc và xem xét chất lượng sản phẩm thì khả năng thanh toán cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hành trình mua sắm của khách hàng:

  • Thương mại truyền thống: Đa số những cửa hàng truyền thống hiện nay chỉ chấp nhận thanh toán qua tiền mặt. Một số cửa hàng có tích hợp tính năng thanh toán qua ngân hàng, các ví điện tử nhưng không quá phổ biến.
  • Thương mại điện tử: Các phương án thanh toán trên mô hình thương mại điện tử sẽ đa dạng hơn, từ thanh toán tiền mặt khi nhận hàng đến thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng, thẻ visa, ví điện tử Momo, Zalopay,...

thuong-mai-truyen-thong

Thương mại truyền thống chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt

Kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Khi nhận sản phẩm, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa cũng có sự khác nhau giữa mô hình thương mại truyền thống và mô hình thương mại điện tử:

  • Thương mại truyền thống: Người bán sẽ được cầm nắm, trải nghiệm và kiểm tra sản phẩm tại điểm bán trước khi thanh toán. Do đó, quá trình sử dụng sản phẩm sẽ không phát sinh quá nhiều vấn đề.
  • Thương mại điện tử: Chỉ khi nhận hàng, người mua mới có thể kiểm tra chất lượng của sản phẩm vì thế việc kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ có nhiều công đoạn hơn. Bên cạnh đó, những hàng hóa như thức ăn, đồ dễ vỡ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình bảo quản khi vận chuyển.

thuong-mai-truyen-thong

Mô hình thương mại truyền thống cho phép người dùng trải nghiệm thực tế sản phẩm trước khi thanh toán

Kết luận

Thương mại truyền thống là một trong những mô hình kinh doanh tiêu biểu trong thời đại hiện nay. Hiểu rõ ưu nhược điểm của mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh đáng kể. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được thương mại truyền thống là gì cũng như sự khác nhau giữa mô hình này với thương mại điện tử.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: