Bán sỉ, bán lẻ là gì? Phân biệt bán sỉ và bán lẻ trong kinh doanh

Bán sỉ và bán lẻ là những hình thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, tiểu thương áp dụng. Bên cạnh sự khác biệt về hình thức bán hàng, giá thành thì hai hình thức bán sỉ và bán lẻ vẫn còn nhiều điểm tương đối khác nhau. Cùng tìm hiểu “bán sỉ là gì, bán lẻ là gì” và cách để phân biệt hai hình thức kinh doanh này.

Bán sỉ, bán buôn là gì?

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Bán sỉ là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay

Bán sỉ hay còn được gọi là bán buôn, là hình thức bán hàng với số lượng lớn, giá thành thấp và ưu đãi hơn so với mặt bằng thị trường chung. Phần lớn, hình thức bán sỉ thường phục vụ mục đích cung cấp hàng hóa cho những khách hàng có nhu cầu kinh doanh lại sản phẩm.

Trung gian thương mại như các tổng đại lý, đại lý độc quyền, đại lý phân phối thường áp dụng mô hình bán sỉ trong quá trình kinh doanh. Những cửa hàng với quy mô nhỏ hơn, chuyên cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ là nhóm khách hàng chính của ngành bán sỉ, bán buôn.

Mức giá bán sỉ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Tần suất mua hàng.
  • Số lượng hàng hóa trong mỗi lần mua.
  • Thời gian giao hàng.
  • Điều kiện thanh toán.
  • Mức độ hợp tác và quan hệ khách hàng.
  • Cạnh tranh trên thị trường.

Đơn vị sử dụng phổ biến trong bán sỉ là gì?

Trong ngành hàng bán sỉ, hàng hóa thường được kinh doanh với số lượng lớn. Chính vì thế, các đơn vị hàng hóa trong lĩnh vực bán sỉ thường khá đặc trưng:

  • 1 lô: đại diện cho số lượng lớn, số lượng hàng hóa của 1 lô thường trên 1000 đơn vị. Ví dụ: quần áo, thiết bị gia dụng,...
  • 1 ri: Một lô sẽ bao gồm nhiều ri khác nhau. Số lượng hàng hóa trong mỗi ri sẽ do những người bán hàng quy định. Thông thường mỗi ri sẽ đại diện cho một đặc tính về hàng hóa như: màu sắc, kích thước, form dáng hay chất liệu sản phẩm.
  • 1 set: Đơn vị này thường chỉ các mặt hàng khác nhau phối hợp lại tạo thành 1 set. Ví dụ: set áo quần ngủ, set trang sức,...

Bán lẻ là gì?

Bán lẻ được xem là hình thức trao đổi hàng hóa phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, các cửa hàng bán lẻ sẽ phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không cần phải thông qua bất kỳ hình thức trung gian nào.

Giá thành của các sản phẩm trong cửa hàng bán lẻ thường được quy định cụ thể. Các mức giá sẽ không giảm đi nếu khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm, hàng hóa tại cửa hàng.

Các thương hiệu lớn thường tận dụng các cửa hàng bán lẻ để thu hút nhóm khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Bán lẻ là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay

Bán lẻ có những hình thức nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều hình thức bán lẻ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục tiêu kinh doanh đặc trưng của thương hiệu. Trong đó, những hình thức bán lẻ phổ biến nhất bao gồm:

Bán lẻ thu tiền tập trung

Với hình thức bán lẻ thu tiền tập trung, quy trình lựa chọn, thanh toán và nhận hàng sẽ diễn ra độc lập với nhau. Khách hàng sẽ cân nhắc, xem xét các mặt hàng tại khu vực mua sắm. Sau đó, khách hàng sẽ thanh toán tại quầy thu ngân và nhận hàng ở khu vực quy định.

Nhân viên sẽ dựa vào lượng hóa đơn thanh toán để quản lý và thống kê hàng tồn kho cũng như sắp xếp, phân loại các sản phẩm, hàng hóa.

Bán lẻ thu tiền trực tiếp

Khác với hình thức bán lẻ thu tiền tập trung thì ở hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, khách hàng sẽ nhận các sản phẩm mà mình chọn mua tại quầy thanh toán. Ngoài ra, nhiệm vụ của nhân viên bán lẻ thu tiền trực tiếp cũng giống với bán lẻ thu tiền tập trung: thống kê lượng hóa đơn, kiểm tra hàng tồn kho và sắp xếp lại hàng hóa, sản phẩm trong kho nếu cần.

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Bán lẻ thu tiền trực tiếp là một hình thức của bán lẻ

Bán lẻ tự phục vụ

Đây là hình thức bán lẻ thường được áp dụng trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Ở mô hình bán lẻ này, khách hàng không cần quá nhiều sự tư vấn, hỗ trợ từ phía nhân viên. Nhân viên sẽ đóng vai trò sắp xếp hàng hóa, thanh toán cho khách hàng.

Bán lẻ hàng hóa tự động

Đây là mô hình bán lẻ thường được thấy ở các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học hay những nơi tập trung đông người qua lại. Hình thức bán lẻ này không đòi hỏi quá nhiều về nguồn nhân lực, khách hàng chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản để mua hàng như: lựa chọn mã sản phẩm, thanh toán và nhận hàng. Các thao tác này diễn ra tự động hóa trong một thời gian ngắn.

Song, mô hình bán lẻ hàng hóa tự động vẫn tồn tại một số nhược điểm như: giới hạn số lượng và sự đa dạng trong hàng hóa kinh doanh, chưa được ứng dụng rộng rãi,... Các ngành hàng thường áp dụng mô hình bán lẻ hàng hóa tự động có thể kể đến như: bánh kẹo, nước ngọt,...

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Bản lẻ hàng hóa tự động thường xuất hiện tại các siêu thị, trung tâm thương mại, con con đường đông người qua lại

Bán trả góp

Bán trả góp cũng là một hình thức bán lẻ phổ biến tại Việt Nam. Ở hình thức này, khách hàng sẽ được chia số tiền thanh toán thành nhiều kỳ khác nhau. Ngoài ra, ở một số cửa hàng, khách hàng cần phải trả thêm một khoản lãi do trả chậm khi lựa chọn hình thức trả góp này. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với các ngân hàng, tổ chức tài chính để hỗ trợ khách hàng trả góp.

Gửi đại lý bán hàng hoặc ký gửi hàng hóa

Đây là hình thức các doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho các đại lý cấp dưới để phân phối hàng hóa trực tiếp đến với người tiêu dùng. Dựa trên số hàng hóa bán được, các đại lý cấp dưới sẽ nhận được thêm một khoản hoa hồng tương ứng.

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Gửi đại lý bán hàng hoặc ký gửi hàng hóa

Phân biệt bán sỉ và bán lẻ trong kinh doanh

Bán sỉ và bán lẻ là những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Những điểm khác biệt chính giữa hai hình thức kinh doanh này có thể kể đến như:

Hình thức bán hàng

  • Đối với bán sỉ: các đại lý thường phân phối sản phẩm theo lô với số lượng lớn cho mỗi chủng loại sản phẩm.
  • Đối với bán lẻ: khách hàng sẽ mua với số lượng ít, đa dạng mẫu mã, sản phẩm trong một lần mua sắm.

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Hình thức bán hàng giữa bán sỉ và bán lẻ khác nhau rõ rệt

Đối tượng khách hàng

  • Đối với bán sỉ: thường phân phối hàng hóa, sản phẩm cho các đại lý, những nhà phân phối hàng hóa.
  • Đối với bán lẻ: thường bán cho người tiêu dùng - những người trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Giá thành sản phẩm

  • ​​​​​Đối với bán sỉ: Giá thành của các cửa hàng bán sỉ rất đa dạng. Bảng giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: số lượng hàng hóa cần nhập, tần suất mua hàng của người mua.
  • Đối với bán lẻ: Giá thành của các cửa hàng bán lẻ thường được niêm yết cụ thể, chỉ giảm giá thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi tại cửa hàng.

ban-si-la-gi-ban-le-la-gi

Giá thành của thị trường bán sỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Mức rủi ro

  • Đối với bán sỉ: Người bán sỉ sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn do họ thường nhập một lượng lớn hàng hóa trong kho để kịp thời phân phối cho các nhà bán lẻ khác.
  • Đối với bán lẻ: Những cửa hàng bán lẻ không chịu quá nhiều rủi ro như các nhà bán sỉ. Bởi lượng hàng hóa trong mỗi cửa hàng khá ít.

Kết luận

Nhìn chung, bán sỉ và bán lẻ đều phục vụ cho những mục tiêu kinh doanh khác nhau, phục vụ cho những nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “bán sỉ là gì”, “bán lẻ là gì” cũng như phân biệt hai hình thức kinh doanh phổ biến này.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Cộng tác viên bán hàng online

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: