Đối với những người làm marketing có lẽ không còn xa lạ với khái niệm Growth Marketing. Đây là một phương pháp tiếp cận khách hàng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng cực kỳ hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng như Spotify, Hubspot,... Vậy cụ thể Growth Marketing là gì? Cách thức để tạo nên một chiến lược Growth Marketing ra sao? Hãy cùng Haravan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là một phương pháp tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng, tập trung vào thử nghiệm và tiếp thị cá nhân hóa thông qua việc nghiên cứu hành vi, sở thích khách hàng.
Thuật ngữ Growth Marketing được ra đời từ năm 2010, xuất phát từ mục đích của doanh nhân Sean Ellis mong muốn tìm kiếm nhân viên phụ trách marketing hướng đến phát triển người dùng. Growth Marketing đã nhanh chóng trở thành chiến lược phổ biến đối với người làm kinh doanh bởi hiệu quả tăng trưởng vượt bậc mà nó mang lại. Chiến lược Growth Marketing không chỉ giúp phát triển dữ liệu người dùng cho doanh nghiệp mà còn giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nói chung, Growth Marketing là một dạng tiếp thị dài hạn, hướng đến xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành từ phái khách hàng.
Growth Marketing thử nghiệm nhiều kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng khác nhau áp dụng trên nhiều kênh và nhiều chiến lược khác nhau một cách thường xuyên, tối ưu hóa. Các marketer sẽ nghiên cứu kỹ nhóm khách hàng để có cơ sở tiếp thị phù hợp với đối tượng, giảm thiểu thấp nhất các chi phí cũng như tiết kiệm thời gian.
2. Điểm khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing
Growth Hacking là một khía cạnh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Growth Marketing. Vậy trước tiên bạn cần hiểu Growth Hacking Marketing là gì?
Điểm khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing
Growth Hacking Marketing là một cách làm tiếp thị theo hướng thử nghiệm, bằng cách liên tục kiểm tra thông điệp, nội dung và cách thức thiết kế website để tăng ROI. Growth Hacking có vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi chiến lược Growth Marketing bởi vì nó giúp thử nghiệm cách phân phối thông điệp mới thường xuyên để thu hút khách hàng tương tác, duy trì sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng. Những điểm khác biệt cần phân biệt giữa hai khái niệm này là:
- Trong khi Growth Marketing tập trung vào xây dựng chiến lược dài hạn thì Growth Hacking Marketing hướng đến kết quả ngay lập tức.
- Growth Marketing tập trung vào việc đạt được mục tiêu bán hàng hơn là cách để thực hiện việc bán hàng, hơn nữa chiến lược này cũng hướng đến phát triển các mối quan hệ cá nhân. Còn Growth Hacking Marketing tập trung vào cách sử dụng các công cụ để đạt được doanh số và lợi nhuận mục tiêu
Nói chung, cả Growth Marketing và Growth Hacking Marketing đều cần thiết để tạo nên thành công cho chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp.
3. Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing
Dưới đây là các thành phần quan trọng để xây dựng nên một chiến lược Growth Marketing hiệu quả. Chúng được sử dụng phổ biến đối với các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, tuy nhiên nó cũng giúp ích nhiều cho các mô hình kinh doanh truyền thống.
A/B Testing là chiến lược thử nghiệm đa biến đóng vai trò cốt lõi trong tiếp thị tăng trưởng cho doanh nghiệp. Đây là một quy trình thử nghiệm và so sánh hai phiên bản A và B của một tình huống để có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Khi tiến hành quy trình A/B testing, marketer cần phải tập trung vào phân tích và tùy chỉnh cho từng phân đoạn để chọn ra nội dung phù hợp nhất mà khách hàng muốn nhắm đến. Khi đã có phương án phù hợp rồi mới tiếp tục thử nghiệm các biến thể khác để tối ưu kết quả tốt nhất.
Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing
Cross-channel marketing là phương pháp tiếp thị đa kênh để xây dựng chiến lược Growth Marketing hiệu quả, tiếp cận được đông đảo khách hàng. Các kênh ở đây thường là Email Marketing, SMS, Push Notification,... được dùng để tiếp cận các khách hàng tiềm năng dựa trên các phân tích hành vi và sở thích của họ.
Customer Lifecycle là một vòng đời khách hàng, hay được hiểu như hành trình từ khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ đến khi bắt đầu tương tác và đưa ra quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Các giai đoạn quan trọng của Customer Lifecycle bao gồm:
- Giai đoạn kích hoạt: Giai đoạn này cần đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, mời chào, dùng thử sản phẩm,... để xây dựng mới quan hệ và nâng cao niềm tin từ phía khách hàng.
- Giai đoạn nuôi dưỡng: Đây là giai đoạn chiến phần lớn của Cross-channel marketing, gồm các công việc tiếp thị thúc đẩy tăng trưởng như bán hàng, khuyến mãi, cập nhật thông tin,... để nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.
- Giai đoạn kích hoạt lại: Giai đoạn này tập trung đẩy mạnh việc tương tác với khách hàng, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất.
4. Cách thực hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả
Để triển khai một chiến lược Growth Marketing mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo các bước theo hướng dẫn dưới đây.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào cũng cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình muốn nhắm đến. Đó có thể là phụ nữ, nam giới, người lớn tuổi, độ tuổi teen, nhóm người tri thức,... Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch marketing của bạn được triển khai trọng tâm, đúng đối tượng, hạn chế việc lãng phí ngân sách và thời gian.
Tìm hiểu khách hàng tiềm năng
Vì mục tiêu cốt lõi của Growth Marketing là tạo mối quan hệ bền vững với tệp khách hàng nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ về đối tượng tiềm năng muốn hướng đến. Bằng cách nghiên cứu nhân khẩu học cụ thể, bạn có thể tìm được các nhóm khách hàng phù hợp để liên hệ với họ.
Nếu bạn có sẵn hệ thống kinh doanh trực tuyến, hãy tạo các cuộc khảo sát, tìm cách giao tiếp với khách hàng để có thể nhận được phản hồi từ họ. Còn nếu bạn chưa phát triển kinh doanh trực tuyến thì có thể thực hiện ngay tại cửa hàng bằng cách cung cấp chiết khấu, miễn phí để đổi lại các câu trả lời từ khách hàng.
Phân tích dữ liệu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Để tiếp cận khách hàng trực tuyến, bạn cần căn cứ vào tính chất lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hành vi khách hàng để chọn nền tảng phù hợp. Ngày nay có rất nhiều kênh mạng xã hội được người dùng ưa chuộng như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok,... Bạn nên chọn nền tảng được các đối tượng mục tiêu sử dụng nhiều nhất để tiếp cận họ.
Ngoài các kênh social media kể trên thì các doanh nghiệp nên tham khảo thêm Email marketing và Blog để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Hai nền tảng này cho phép bạn kiểm soát toàn quyền các thông tin, bạn có thể đưa ra bất kỳ thông tin nào mà bạn muốn. Đối với Email marketing, bạn có thể tạo các nội dung khác nhau cho từng loại đối tượng khách hàng mục tiêu để tăng hiệu quả công việc.
Khi đã chọn được kênh tiếp cận khách hàng phù hợp rồi thì bạn cần xây dựng nội dung thật thu hút, hiệu quả để truyền tải tới khách hàng. Bạn nên thử nghiệm các loại nội dung khác nhau để đánh giá hiệu quả và chọn ra nội dung phù hợp nhất.
Trước hết, bạn nên xem lại số liệu thống kê có sẵn để xem nội dung nào thúc đẩy doanh số tốt nhất rồi hãy trình bày chủ đề đó thành các dạng khác nhau. Bạn cần căn cứ vào kênh đăng bài để tạo ra dạng nội dung cho phù hợp: bài viết, hình ảnh, video cho Facebook, dạng video trên Youtube,...
Kiểm tra kết quả để đo lường và cải thiện ROI
Growth Marketing chú trọng nhiều vào việc phân tích dữ liệu thống kê để đo lường hiệu quả chiến dịch. Do đó, bạn cần phải thường xuyên cập nhật và đánh giá hiệu quả của các nội dung được triển khai để có cái nhìn tổng thể nhất.
Không phải tất cả các hình thức marketing tạo ra thành công đều nhanh chóng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn sẽ cần phải kiểm tra, đánh giá những điều phù hợp và không phù hợp của chiến dịch để cải thiện kịp thời nhất.
Kiểm tra kết quả để đo lường và cải thiện ROI
5. Case study điển hình của Airbnb áp dụng chiến lược Growth Marketing
Airbnb (Airbed & Breakfast) là một mô hình kinh doanh bằng cách kết nối người có nhu cầu thuê nhà ở với người có nhu cầu cho thuê trên toàn thế giới thông qua ứng dụng hoặc website cực kỳ tiện lợi. Hiện nay, Airbnb đã có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Kể từ khi mới ra mắt, Airbnb đã tạo nên những thay đổi vượt bậc cho ngành Hospitality đồng thời cạnh tranh trực tiếp với các mô hình khách sạn truyền thống. Chiến lược Growth Marketing góp phần quan trọng cho sự thành công của Airbnb:
- Hack Craigslist: Chiến dịch Growth Marketing nổi tiếng lúc bấy giờ của Airbnb đó là việc tự động đăng tải quảng cáo Craigslist kể cả khi chưa có sự chấp thuận từ Craigslist.
- Thiết kế sản phẩm: Các sản phẩm từ nhà thiết kế Chesky và Gebbia luôn cam kết sự tận tâm mang lại trải nghiệm cực kỳ tốt cho cả chủ nhà và khách hàng.
- Đơn giản hóa: Khách hàng có thể dễ dàng đăng tải thông tin phòng cho thuê cũng như tìm kiếm và đặt phòng trên ứng dụng lẫn website của Airbnb.
6. Kết luận
Toàn bộ những kiến thức trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiến dịch Growth Marketing là gì cũng như cách thức tạo ra một chiến dịch Growth Marketing hiệu quả. Haravan mong rằng đã giúp bạn có thêm hiểu biết để triển khai các chiến dịch marketing phù hợp với lĩnh vực đang kinh doanh mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: