Bên cạnh việc tăng trưởng doanh số, thì một trong những mục tiêu hàng đầu mà rất nhiều doanh nghiệp đã và đang theo đuổi đó chính là phát triển thương hiệu. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Brand Marketing là gì, đồng thời cũng sẽ gợi ý cho bạn cách làm Brand Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
1. Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là gì? Brand Marketing là làm gì? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người khi mới bước chân vào con đường kinh doanh. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn giải đáp 2 câu hỏi trên.
Brand Marketing là một chiến lược mà các doanh nghiệp đưa ra nhằm quảng bá, giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ nào đó tới khách hàng thông qua việc phát triển thương hiệu, khắc sâu vào tâm trí khách hàng và làm cho khách hàng cảm thấy yêu thích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Brand Marketing được xem như là khuynh hướng chủ yếu của Marketing hiện đại. Hiện nay, các doanh nghiệp, có rất các công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã tiên phong trong việc lấy trung tâm và mọi chiến lược truyền thông khác đều xoay quanh, khác hẳn với việc chỉ tập trung vào sản phẩm do với cách Marketing truyền thống trước đó.
Khi làm Brand Marketing, nếu như các thương hiệu tốt khi tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình thường có tính đồng nhất và xuyên suốt thì các thương hiệu chưa tốt lại luôn luôn làm ngược lại, họ thường xuyên thay đổi “tính cách” khi tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
Ví dụ: Những doanh nghiệp lớn như Adidas, Vinamilk, Apple,... họ sẽ phát triển thương hiệu cho từng dòng sản phẩm riêng biệt. Bên cạnh đó, những thương hiệu ấy cũng đều có chiến lược Brand Marketing cho một phân khúc khách hàng cụ, nhưng dù vậy thì tất cả các dòng sản phẩm đó đều mang tính cách xuyên suốt của thương hiệu mẹ.
2. Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing
Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing
Trước khi giúp bạn phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing, thì sau đây, Haravan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Trade Marketing là gì?” trước.
Hiểu một cách đơn giản, Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động của một doanh nghiệp, một công ty nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ và chiến lược thương hiệu trên hệ thống kênh phân phối. Mục tiêu của các doanh nghiệp khi làm Trade Marketing đó chính là thúc đẩy khách hàng mua hàng qua việc tác động lên quyết định mua hàng của họ.
Các hoạt động mà Trade Marketing thường hỗ trợ cho việc bán hàng như: tổ chức chương trình phát triển khách hàng, quầy trải nghiệm sản phẩm, promotion, trưng bày sản phẩm, tư vấn,...
Sau khi bạn đã hiểu rõ khái niệm về Trade Marketing và Brand Marketing thì tiếp đến, hãy đọc bảng dưới đây để có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa Trade Marketing và Brand Marketing:
| Brand Marketing | Trade Marketing |
Về đối tượng mục tiêu | Người tiêu dùng (customer) → Người trực tiếp sử dụng sản phẩm. | Người mua hàng (shopper) và các đối tác trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp như nhà bán sỉ/lẻ, nhà phân phối, khách hàng (customer) → Người ra quyết định tại điểm bán nhưng chưa chắc họ đã sử dụng sản phẩm đó. |
Hoạt động triển khai | Thường tập trung vào quảng cáo, tổ chức sự kiện, digital PR, TVC,... để tác động vào tâm trí người tiêu dùng. → Hướng đến các chiến lược nhằm nắm được tâm lý người tiêu dùng. | Thường tập trung vào các hoạt động tại điểm bán hàng như giảm giá, trưng bày sản phẩm, các chương trình khuyến mãi,... → Triển khai các hoạt động để thúc đẩy người mua hàng ra quyết định tại điểm bán. |
| Tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua các phương tiện truyền thông. | Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại điểm bán. |
| Giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng khách hàng. | Giúp doanh nghiệp tăng số lượng hàng hóa được bán ra. |
| Có tác động dài hạn. | Có tác động tức thời. |
Dù khác nhau là vậy, nhưng Trade Marketing và Brand Marketing cũng có mối quan hệ vô cùng gắn bó, mật thiết trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Bởi đến cuối cùng, mục tiêu của Trade Marketing và Brand Marketing là đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng mục tiêu, từ đó thúc đẩy doanh số và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà một doanh nghiệp muốn phát triển toàn diện, vững mạnh trong thị trường đầy rẫy cạnh tranh thì không thể nào thiếu một trong hai công cụ này.
3. Brand Marketing là làm gì?
Brand Marketing là làm gì?
Brand Marketing là làm gì? Tùy theo quy mô tổ chức của mỗi doanh nghiệp và tùy theo từng cấp bậc thì người làm Brand Marketing cũng sẽ có những công việc khác nhau. Brand Marketing hiện nay thường được phân ra 2 cấp độ:
3.1 Ở cấp chuyên viên Brand Marketing
Ở cấp này, người làm Brand Marketing sẽ tập trung vào các công việc cụ thể liên quan đến giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu như:
Đề xuất phương án phát triển thương hiệu đến cấp trên thông qua việc nghiên cứu, phân tích các con số liên quan đến thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
Theo sát và báo cáo về ngân sách sử dụng cho chiến lược thương hiệu trong các giai đoạn như tháng, quý hoặc năm.
Xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như slogan, logo, màu sắc, hình ảnh,... cho các sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp.
Quản trị các kênh truyền thông của sản phẩm, dịch vụ như các kênh mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,...), website,...
Thực thi các hoạt động Brand Marketing đã được phê duyệt từ cấp trên thông qua việc liên hệ và làm việc với các đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí,...
3.2 Ở cấp bậc Brand Manager
Ở cấp bậc này, người làm Brand Marketing sẽ tập trung vào việc định hướng phát triển thương hiệu cho thương hiệu “mẹ” trong dài hạn và quản trị cấp dưới của mình, cụ thể như:
Nghiên cứu thị trường, lên các hoạt động cụ thể và chi tiết cho doanh nghiệp rồi báo cáo lên cấp trên để có thể triển khai và thực thi kế hoạch.
Hoạch định các mục tiêu, định hướng lớn cho thương hiệu trong dài hạn. Ngoài ra, còn là người chốt các hướng đi cuối cùng cho các hoạt động đó.
Quản trị nguồn ngân sách cho hoạt động thương hiệu trong dài hạn.
Quản trị nguồn nhân lực cho phòng mình.
Trao đổi, báo cáo trực tiếp các kế hoạch và kết quả liên quan đến thương hiệu với ban giám đốc hoặc các đối tác lớn của doanh nghiệp.
Đảm bảo tiến độ thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu giữa phòng ban nội bộ với các phòng ban khác cũng như với đối tác, khách hàng được được diễn ra theo đúng tiến độ.
4. Cách làm Brand Marketing hiệu quả
Đâu là cách làm Branding hiệu quả? Có những cách làm Branding hiệu quả nào? Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!
4.1 Xác định rõ mục đích thực sự của Brand Marketing
Xác định rõ mục đích Brand Marketing
Để có thể có được một thương hiệu thành công thì đằng sau mỗi thương hiệu đó là một tầm nhìn to lớn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn có thể xác định được rõ ràng sứ mệnh của doanh nghiệp mình, để doanh nghiệp bạn có thể có nền tảng để tồn tại, phát triển mà không bị mất đi phương hướng. Hay nói một cách đơn giản, bạn cần phải biết mình cần làm gì để có thể giúp người tiêu dùng giải quyết những vấn đề của họ.
Để có thể xác định được sứ mệnh của thương hiệu, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
Đâu là lý do mà doanh nghiệp của bạn cần phải tồn tại?
Doanh nghiệp của bạn và doanh nghiệp của đối thủ trong cùng lĩnh vực có những sự khác biệt nào?
Doanh nghiệp của bạn đang giải quyết vấn đề gì?
Tại sao người tiêu dùng nên quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu của bạn thay vì sản phẩm, thương hiệu của đối thủ?
Hãy dựa vào 4 câu hỏi trên để có thể làm nền tảng cho sự thành lập thương hiệu, vạch ra một khẩu hiệu xuyên suốt, thông điệp, tầm nhìn và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Khi bạn càng đi sâu vào 4 câu hỏi trên thì bạn càng thấy rõ hơn về những giá trị lợi thế mà doanh nghiệp bạn đang có. Từ đó mà doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.
4.2 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh
Nghiên cứu và phân tích đối thủ khi làm Brand Marketing
Hãy sáng tạo, tìm ra những thứ mới chứ đừng bắt chước giống hệt những gì mà các thương hiệu lớn trong lĩnh vực bạn đang làm. Thay vào đó, hãy nghiên cứu và học hỏi họ, hãy cân nhắc xem điều gì mang lại thành công và thất bại cho những thương hiệu đó, từ đó hãy rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp bạn.
Mục đích cuối cùng của bước này là bạn cần tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Và thuyết phục khách hàng tại sao nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn mà không phải là những thương hiệu khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, hãy phân tích xem các đối thủ của bạn xây dựng thương hiệu ra sao, đặt tên cho thương hiệu như thế nào. Sau đó, bạn cần tạo ra một bảng phân tích các thương hiệu của đối thủ sau việc phân tích bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
Các thông điệp hoặc tầm nhìn mà đối thủ của bạn đã đặt ra qua các kênh có phù hợp với họ không?
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của đối thủ như thế nào?
Qua những ý kiến đánh giá (cả tích cực lẫn tiêu cực) trên các trang mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh, bạn học được những gì?
Cách thức hoạt động thị trường (cả online lẫn offline) của họ diễn ra như thế nào?
4.3 Xác định phân khúc khách hàng doanh nghiệp muốn hướng tới
Xác định khách hàng muốn hướng tới khi làm Brand Marketing
Doanh nghiệp cần quyết định và đưa ra một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể mà mình nhắm tới, đó chính là nền tảng của việc xây dựng thương hiệu. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm ra sứ mệnh và thông điệp mà mình muốn hướng tới thông qua những nhu cầu của nhóm khách hàng này.
Và bước quan trọng nhất trong việc xác định nhóm đối tượng khách hàng chính là tính cụ thể. Đối với nhóm khách hàng tiềm năng, hãy tìm ra những hành vi, cách sống của họ thật chi tiết. Chẳng hạn như: thay vì xác định mục tiêu là tất cả đàn ông, thì bạn nên xác định rõ những người đàn ông ở đây như thế nào, có độ tuổi và nghề nghiệp ra sao. Cụ thể như: đàn ông độc thân, ngoài 30 tuổi, nhân viên văn phòng. Hoặc, thay vì chỉ xác định chung chung là họ cần có vợ, thì bạn cũng có thể cụ thể hơn là những ông bố đơn thân muốn có vợ 2.
Vì vậy, khi xác định một thị trường ngách của doanh nghiệp bạn, bạn cần thiết phải đi sâu vào ngách đó. Như vậy thì giá trị mà doanh nghiệp bạn trao đi sẽ cụ thể hơn, có giá trị chuyển đổi hơn, và qua đó mà bạn sẽ biết được là mình cần bắt đầu từ đâu. Khi giảm phạm vi tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hơn để nhận ra được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu mình so với các thương hiệu khác trên thị trường.
Để có thể định hình cũng như là xây dựng chân dung khách hàng giúp việc xây dựng hình ảnh thương hiệu được thành công, bạn cần phải định hình được chân dung khách hàng càng cụ thể càng tốt. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn những yếu tố bắt buộc cần có trong việc xác định chân dung khách hàng:
Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Giới tính của họ là gì?
Địa điểm sinh sống của họ là ở đâu?
Thu nhập của họ ra sao? Trình độ học vấn của họ như thế nào?
Mục tiêu trong cuộc sống và trong công việc của họ là gì?
Họ đang gắn kết với thương hiệu sản phẩm nào?
Việc xác định khách hàng mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà bạn cần thiết phải làm mỗi ngày bởi nó sẽ ảnh hưởng và có lợi cho tất cả các khía cạnh trong việc xây dựng thương hiệu, và nó có thể giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng hơn. Việc xác định rõ khách hàng mục tiêu là một bước đệm đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc xây dựng những chiến lược xây dựng thương hiệu. Vì vậy mà bạn hãy làm nó thật cẩn thận và thường xuyên.
4.4 Tuyên bố sứ mệnh cho thương hiệu của bạn
Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu khi làm Brand Marketing
Ngoài việc xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp của bạn đã bao giờ nghĩ đến việc thiết lập sứ mệnh thương hiệu chưa?
Cụ thể hơn, thì bạn cần diễn tả những mong muốn, khát khao mà doanh nghiệp của mình muốn trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, thì doanh nghiệp cần phải thấu hiểu những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem lại cho họ. Chỉ khi bạn đem lại cho khách hàng những thứ mà họ cần, thì mới có thể khiến cho khách hàng tin tưởng bạn.
Ngoài ra, từng đặc điểm có thể giúp cho khách hàng nhận ra doanh nghiệp của bạn như logo, slogan, tính cách, những hoạt động thường nhật của doanh nghiệp,... đều phải nhất quán với sứ mệnh thương hiệu mà doanh nghiệp đã thiết lập trước đó.
4.5 Xây dựng thông điệp và câu chuyện của Brand
Xây dựng thông điệp khi làm Brand Marketing
Trong quy trình xây dựng thương hiệu, thì doanh nghiệp cần phải định hình cho mình những tính cách cũng như là phẩm chất riêng biệt so với các đối thủ khác. Việc định hình tính cách cho doanh nghiệp sẽ khiến cho khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi giao tiếp, tiếp xúc với một doanh nghiệp có đầy đủ tính cách và phẩm chất đặc thù, chứ không phải như một con robot vô hồn, không hơn không kém.
Chính vì vậy, khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải định hình cho mình thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng. Lưu ý rằng, thông điệp này sẽ đi theo doanh nghiệp trong suốt các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai, nên doanh nghiệp của bạn cần suy nghĩ thật kỳ về vấn đề này.
Theo kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của Haravan, thì thông điệp nên bao gồm các yếu tố:
Doanh nghiệp của bạn là ai?
Doanh nghiệp của bạn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào cho khách hàng?
Đâu là điều mà doanh nghiệp của bạn muốn cống hiến cho xã hội, cộng đồng thông qua các sản phẩm, dịch vụ?
Quan trọng hơn cả, thì thông điệp mà doanh nghiệp của bạn muốn truyền tải cần phải đơn giản, ngắn gọn, xúc tích nhất có thể. Chỉ có như vậy thì khách hàng mới có thể hiểu doanh nghiệp của bạn đang muốn truyền tải thông điệp gì tới họ.
4.6 Tạo logo và slogan
Tạo logo và slogan khi làm Brand Marketing
Thứ đập vào mắt của khách hàng ngay từ những lần đầu nhìn thấy đó là logo và bộ nhận diện của thương hiệu. Vậy nên, để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công, thì doanh nghiệp của bạn nên thiết kế logo và tạo ra những câu slogan thú vị để có thể thu hút khách hàng cũng như gây được ấn tượng với họ.
Ngoài ra, khi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp của bạn cần quản lưu ý đến một số yếu tố như:
4.7 Tạo sự thống nhất giữa Brand và tất cả các khía cạnh doanh nghiệp bạn đang kinh doanh
Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình không có điểm dừng. Thương hiệu doanh nghiệp của bạn cần phủ sóng ở mọi khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp để nhiều người có thể biết đến. Để làm được như vậy thì hình ảnh doanh nghiệp của bạn cần có mặt trên bao bì sản phẩm, danh thiếp, đồng phục nhân viên,...
Ngoài ra, thương hiệu doanh nghiệp của bạn cũng cần thiết phải phủ sóng trên website, mạng xã hội,... Khi có mặt ở càng nhiều kênh tiếp thị thì doanh nghiệp của bạn càng được nhiều người biết đến một cách nhanh chóng hơn.
4.8 Xây dựng, phát triển đúng với thương hiệu doanh nghiệp xây dựng
Sự kiên định chính là chìa khóa chính trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bạn không nên thay đổi thương hiệu sau một quá trình dài đo lường kết quả. Hãy kiên định với brand của mình. Một khi bạn đã xác lập giọng điệu doanh nghiệp, sứ mệnh doanh nghiệp, bạn nên sử dụng chúng hằng ngày trong các bài viết tại website của doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra, để có thể tạo lập một website chuẩn thương mại điện tử, bạn có thể sử dụng phần mềm xây dựng website Haraweb của Haravan.
Haraweb sẽ giúp cho bạn tạo dựng được website một cách dễ dàng, hiệu quả với các tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
Phần mềm xây dựng website Haraweb
Cung cấp SSL miễn phí giúp bảo mật và xây dựng uy tín cho Website. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng sở hữu website chuyên nghiệp theo nhu cầu, không phải tốn thời gian, chi phí thuê kỹ thuật viên thiết kế.
Có được một Website chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo tiêu chuẩn của Google. Giúp doanh nghiệp truyền tải sứ mệnh, tầm nhìn, câu chuyện riêng, từ đó tăng mức độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng.
Trang bị nền tảng quảng cáo đa kênh miễn phí.
Tính năng Responsive cho nhiều thiết bị, hỗ trợ trải nghiệm mượt mà trên di động. Qua đó mà doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian mua sắm cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Dễ dàng kết nối với sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm chi phí vận hành, cụ thể là chi phí nhân sự, mặt bằng hoặc chi phí marketing. Qua đó mà có thể tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận bán hàng.
Liên kết với công cụ quảng cáo Facebook, Zalo, Chatbot giúp cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng.
Báo cáo đa kênh trực quan, chi tiết giúp cho bạn dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp mình hơn.
Chính vì những ưu điểm nổi trội của Haraweb mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm xây dựng website mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
5. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Brand Marketing là gì?”, và đã chỉ ra cho bạn sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing. Bên cạnh đó, Haravan cũng đã gợi ý cho bạn các cách làm Brand Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về Brand Marketing và có thể đưa ra cho mình một chiến dịch Brand Marketing chi tiết và hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: