Brand Love là một chiến lược marketing liên quan đến việc ảnh hưởng tâm lý của khách hàng đến với thương hiệu. Đây là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng để giữ chân khách hàng và chiến thắng thị phần khốc liệt. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có khái niệm hiểu rõ về Brand Love. Vậy Brand love là gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách xây dựng hành trình Brand Love để có được vị trí trong lòng khách hàng.
Brand love là gì?
Brand love là tình yêu giữa thương hiệu với khách hàng được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau
Brand Love được định nghĩa là tình yêu thương hiệu, là tình cảm gắn bó của khách hàng với thương hiệu được thể hiện tần suất những hành động như tương tác, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng với thương hiệu đó. Brand love là tình cảm được xây dựng dựa trên sự kết nối cảm xúc chứ, không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Do đó, chiến lược Brand Love cần được doanh nghiệp đầu tư, chăm chút tỉ mỉ và sâu sắc.
Vai trò của brand love đối với sự phát triển thương hiệu
Brand Love là một chiến lược Marketing hiệu quả được nhiều thương hiệu sử dụng hiện nay
Một số Marketer hàng đầu về thương hiệu chia sẻ rằng tình cảm khách hàng đối với thương hiệu chính là chiếc chìa khóa quyết định thương hiệu đó có thành công hay không. Khi khách hàng có tình cảm với thương hiệu, nghĩa là họ sẽ luôn đặt thương hiệu lên hàng đầu và ưu tiên sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ từ thương hiệu đó. Những thương hiệu có được tình yêu với khách hàng sẽ dễ dàng gây thiện cảm khi tung ra sản phẩm mới.
Đồng thời, thương hiệu sẽ được tăng doanh số hơn, khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu nhiều hơn, nhân viên thích làm việc cho những thương hiệu này hơn. Ngoài ra, vai trò của Brand Love còn có một số ý nghĩa với thương hiệu như:
- Khách hàng sẽ không đặt yếu tố giá cả lên hàng đầu: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, 86% người trưởng thành sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm mà họ Brand Love.
- Lòng trung thành tự nguyên từ khách hàng: Thương hiệu sẽ xây dựng được tình cảm mạnh mẽ với những khách hàng trung thành.
- Khách hàng tự nguyện trở thành kênh quảng cáo thương hiệu: Những khách hàng yêu thích thương hiệu sẽ có xu hướng giới thiệu đến với những khách hàng khác. Những người này có thể là bạn bè/ đồng nghiệp của khách hàng.
Hành trình xây dựng Brand Love hiệu quả
Hành trình xây dựng Brand Love gồm 5 giai đoạn khác nhau
Dưới đây là 5 giai đoạn trong hành trình xây dựng Brand love hiệu quả đối với những thương hiệu mới bắt đầu:
Giai đoạn chưa biết
Đối với một thương hiệu mới, bạn cần xây dựng được thông điệp mạnh mẽ, thu hút, khách hàng để họ có ấn tượng. Nếu không, khách hàng sẽ chẳng thèm ngoái nhìn đến bạn. Do đó, thương hiệu cần phải tận dụng mọi nguồn lực để nổi bật và tăng độ nhận diện trong mắt khách hàng.
Giai đoạn ít được biết đến
Đối với giai đoạn này, khách hàng sẽ xem thương hiệu như “1 món đồ” thay thế so với thương hiệu yêu thích của họ. Khách hàng sẽ sẵn sàng mua sản phẩm của thương hiệu khi có những chương trình như ưu đãi, nhưng lúc bình thường họ sẽ chọn thương hiệu mà họ yêu thích. Thương hiệu cần phải chứng tỏ được giá trị, bản sắc và sự độc đáo để có thể cạnh tranh với đối thủ. Nhiều thương hiệu đã rời thị trường sớm do không thể đạt được sự thành công ở bước này.
Giai đoạn hứng thú
Khi thương hiệu đi đến giai đoạn này, có thể được xem đã đến với bậc thang thành công đầu tiên. Khách hàng sẽ xem xét dưới góc độ lựa chọn logic, hữu ích và thông minh. Tuy nhiên, khách hàng vẫn sẽ chưa dành nhiều cảm xúc với thương hiệu và dễ dàng thay đổi theo cảm hứng. Mặc dù vậy, thương hiệu đã đến giai đoạn quá tập trung phát triển sản phẩm mà không nuôi dưỡng cảm xúc với khách hàng.
Giai đoạn yêu thích
Đối với giai đoạn này, thương hiệu đã bắt đầu len lỏi và trái tim của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, thương hiệu cần lưu ý nguyên tắc” Khách hàng phải yêu bạn trước khi bạn nói với khách hàng lý do vì sao khách hàng nên yêu bạn.” Trong giai đoạn này, hách hàng đã xem thương hiệu như một phần của cuộc sống và thường xuyên mua sản phẩm từ thương hiệu.
Giai đoạn yêu thương
Cuối cùng, trong giai đoạn này thương hiệu đã trở thành một biểu tượng trong lòng khách hàng và người tiêu dùng. Khách hàng sẽ xây dựng 1 cộng đồng người hâm mộ, luôn sẵn sàng yêu thương, bảo vệ, tự hào khi trở thành 1 phần của thương hiệu. Do đó, các thương hiệu mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng để họ sẽ chia sẻ với bạn bè, người thân và cộng đồng. Nếu thành công, hình ảnh thương hiệu sẽ được quảng bá rộng rãi nhất có thể.
Những điều cần tập trung khi xây dựng Brand love
Khi xây dựng Brand love, tập trung tạo sự liên tưởng với cảm xúc trong tâm trí khách hàng
Khi xây dựng Brand love, thương hiệu cần tập trung xây dựng Brand Association (liên kết thương hiệu). Bạn cần gắn liền thương hiệu với những cảm xúc và liên tưởng tốt cho người tiêu dùng khi nghĩ về trong những lần tiêu dùng. Bởi vì con người khi hành xử và đưa ra quyết định sẽ dựa trên cảm xúc rất nhiều.
Do đó, để có Brand love thương hiệu hãy tập trung xây dựng những liên tưởng với cảm xúc tốt trong tâm trí người tiêu dùng. Để khi có một nảy sinh nhu cầu, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến thương hiệu đầu tiên.
Làm thế nào để thương hiệu “tán đổ” khách hàng
Brand love là một chiến lược quan trọng nhất được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Nó đóng vai trò quan trọng để xây dựng nền tảng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với thương hiệu. Thông qua tình yêu thương hiệu của khách hàng có thể dẫn đến sự phát triển kinh doanh thành công theo thời gian. Dưới đây là một số bí quyết để xây dựng brand love để thương hiệu có thể tán đổ khách hàng.
Một số bí quyết để thương hiệu tán đổ khách hàng
Trải nghiệm khách hàng
Đầu tiên, thương hiệu cần tạo ra các trải nghiệm tuyệt vời để người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích nhãn hàng. Theo một nghiên cứu được cho rằng hơn 75% trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng đều dựa trên cảm xúc cá nhân. Các chiến lược Marketing ngày nay sẽ xoay quanh việc lấy lòng người tiêu dùng. Do đó, thương hiệu nên tập trung xây dựng trải nghiệm khách hàng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.
Xu hướng tương tác
Thương hiệu nên học cách lắng nghe các cuộc trò chuyện đang được diễn ra xung quanh. Cuộc trò chuyện có thể được diễn ra từ người tiêu dùng đến các đối thủ. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách khán giả phản ứng với những xu hướng mới. Điều này sẽ giúp thương hiệu bắt kịp các xu hướng Marketing mới để doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
Marketing hoài niệm
Đây là một giải pháp có tên gọi là Nostalgia marketing được kết hợp giữa thông điệp thương hiệu và những ký ức đẹp. Đa phần, người tiêu dùng đều yêu thích những hoài niệm, trân trọng quá khứ và nhớ về những giai đoạn gắn liền với phần cảm xúc đẹp đẽ. Thương hiệu có thể khơi gợi chiến lược Marketing bằng những kỷ niệm của khách hàng với thương hiệu trong suốt hành trình kinh doanh. Thông qua đó, thương hiệu sẽ lấy lại được tình yêu của khán giả và khiến họ nhớ mãi về bạn.
Trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội có cụm từ tiếng Anh là Corporate social responsibility (CSR) là cam kết của doanh nghiệp dựa trên đạo đức kinh doanh để đóng góp cho cộng đồng và xã hội nói chung. Để có thể “tán đổ” được khách hàng, thương hiệu cần tăng cười sự kết nối bằng cách mang đến những giá trị, thông điệp hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội đang được quan tâm tại thời điểm đó.
Vận động nhân viên
Thương hiệu có thể sử dụng hình thức tiếp thị Employee Advocacy để vận động từ chính cộng đồng nhân viên. Điều này sẽ giúp cho việc quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng sức mạnh truyền thông. Đồng thời, tạo ra môi trường làm việc thân thiện để góp phần khuyến khích nhân viên tích cực quảng bá thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu được nâng cao hình ảnh để có thể tiếp cận được nhiều đối tác, khách hàng hơn.
Người tiêu dùng thật sự có brand love không?
Có thật sự tồn tại Brand love giữa khách hàng và thương hiệu hay không?
Những người làm công việc Marketing liên quan tới người tiêu dùng thường dành rất nhiều công sức để có thể tạo nên được Brand love. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu không chỉ dừng lại ở tình yêu. Để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, thương hiệu cần chuẩn bị nhiều thứ hơn là “tình yêu”.
Tình yêu của người tiêu dùng với thương hiệu chỉ thoáng qua
Mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu có thể tồn tại rất mãnh liệt, khi khách hàng đều có thương hiệu, sản phẩm họ cực kỳ yêu thích và không thể sống thiếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tích tình yêu đó từ nhiều góc độ khác nhau về thời gian, địa điểm, nhu cầu khi chọn lựa sản phẩm.
Ví dụ, người tiêu dùng yêu thích nhãn hiệu sữa tắm X mỗi khi thư giãn trong lúc tắm. Những sau đó họ chẳng còn nghĩ đến chai sữa tắm X trong khoảng thời gian còn lại trong ngày. Tình yêu của họ sẽ được chuyển sang ly cà phê thơm ngon hoặc một bữa trưa thịnh soạn.
Thông qua đó, có thể thấy được mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu có thể vô cùng bền chặt, nhưng đó chỉ là tình yêu thoáng qua. Tình yêu thương hiệu đối với người tiêu dùng chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi và thoáng qua mà thôi.
Brand love gần như không tồn tại
Các thương hiệu hầu như đều thất bại trong việc xây dựng brand love với người mua hàng. So với các đối thủ cạnh tranh, thương hiệu được yêu thích cũng chỉ là những sự lựa chọn sau khi được cân nhắc kỹ càng. Bên cạnh đó, tiêu dùng sẽ là một trải nghiệm riêng tư, điều không thể xây dựng được trong một môi trường cụ thể. Thực tế, phần lớn quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng đến từ thói quen trong quá khứ, nên ít có thương hiệu nào đủ khả năng thuyết phục họ thay đổi được điều này.
Những thương hiệu nên làm gì để cải thiện quan hệ với người mua hàng
Tạo ra giá trị cho khách hàng để cải thiện mối quan hệ với thương hiệu
Để cải thiện mối quan hệ với người khách hàng, thương hiệu có thể lưu ý một số điều cụ thể như sau:
Thực tế hơn
Thương hiệu cần phải chấp nhận một sự thật rằng không phải ai cũng thích bạn và thường thì họ chỉ có tình cảm trong những khoảnh khắc tiêu dùng. Do đó, bạn hãy trở nên thực tế hơn để có thể nhận ra được sự thật đằng sau tình yêu của thương hiệu.
Khơi dậy sự lãng mạn
Bạn có thể gợi nhắc người mua hàng về những khoảnh khắc tiêu dùng sẽ xảy ra với thương. Thật khó để xây dựng toàn bộ giá trị của thương trong môi trường cửa hàng. Tuy nhiên, việc gợi nhắc những giá trị ấy còn tồn tại thì không phải là điều không thể.
Kiểm tra người tiêu dùng có phải người mua hàng không
Thương hiệu nên thực hiện những khảo sát để kiểm tra người tiêu dùng có thực sự là người mua hàng hay không. Nếu không phải thì việc xây dựng tình yêu của thương hiệu là điều không thể. Do đó, thương hiệu cần chấp nhận sự thật này.
Đừng phá vỡ thói quen của người mua hàng
Các thương hiệu cần cẩn thận với những chương trình khuyến mại, giảm giá hay các hoạt động nào. Nếu không, chúng sẽ làm cho bạn bị cạn kiệt hàng hóa trên kệ và khiến người mua hàng trở nên thất vọng hơn.
Gia tăng giá trị cho người mua hàng
Thương hiệu có thể tìm những cách để gia tăng giá trị cho người mua hàng. Ví dụ như điều gì khiến cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ với việc thấu hiểu được sự khác biệt trong cốt lõi giữa người mua hàng và tiêu dùng, chúng ta có thể tìm ra được những điều sáng tạo và độc đáo để xây dựng tình yêu với người mua hàng.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ được brand love là gì và hành trình xây dựng Brand love như thế nào hiệu quả. Có thể thấy Brand love chính là nền tảng, cốt lõi sâu sắc và giá trị để giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu. Để xây dựng tình yêu với khách hàng trung thành là một điều cực kỳ khó, là cả một quá trình. Một khi tình yêu thương hiệu trở nên mãnh liệt, khách hàng sẽ khó lòng thay đổi được thói quen sử dụng sản phẩm của các brand khác. Do đó, thương hiệu cần nắm bắt được mức độ tình cảm của khách hàng hiện tại để phát triển lâu dài.
----------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng
Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing
Sự khác biệt giữa Above the line và Below the line là gì?