Slogan là gì? Làm thế nào để tạo một Slogan độc đáo và sáng tạo

Thông thường, Slogan được biết đến là những câu văn ngắn gọn và sáng tạo thể hiện được giá trị và thông điệp mà thương hiệu muốn đem đến cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng hiểu rõ được bản chất slogan là gì để có thể xây dựng được khẩu hiệu chất lượng. Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về slogan và cách tạo ra một slogan độc đáo và sáng tạo cho thương hiệu của bạn.

1. Slogan là gì?

Slogan là gì

Slogan là một câu văn ngắn gọn nhưng chứa đựng giá trị và thông điệp mà thương hiệu đem đến

Slogan là một câu văn ngắn nhưng chứa đựng thông điệp ý nghĩa mang tính mô tả và thuyết phục khách hàng. Slogan thường chứa đựng những thông điệp diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển trong tương lai của thương hiệu. Slogan thường xây dựng dựa trên lối chơi chữ bao gồm sự điệp âm, các kiểu chơi chữ, những từ ngữ có nghĩa mở rộng. Đây là điều cơ bản bắt buộc phải có trong khẩu hiệu quảng cáo.

Slogan thường mang tính ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng lòng tin của khách hàng và giá trị thương hiệu. Bên cạnh đó, slogan giúp khách hàng hiểu được giá trị và lợi ích sản phẩm thương hiệu mang đến là gì. Đồng thời, thông qua slogan khách hàng có thể hiểu được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Tầm quan trọng của Slogan ảnh hưởng tới thương hiệu

Slogan là gì

Slogan là đòn bẩy để kết nối thương hiệu đến gần hơn với khách hàng tiềm năng

Hiện nay, Slogan đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, tổ chức, thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh đối với khách hàng. Slogan đơn giản chỉ là một câu văn ngắn nhưng góp phần tăng khả năng nhận biết, tạo ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng. Tầm quan trọng của Slogan ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức cụ thể như:

  • Slogan là đòn bẩy cho thương hiệu, doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
  • Thông qua slogan, doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi hành động và trở nên được yêu mến hơn từ phía khách hàng.
  • Slogan là cầu nối quan trọng giúp liên kết giữa thương hiệu với khách hàng của doanh nghiệp.
  • Slogan giúp thương hiệu tạo dấu ấn cho khách hàng để họ có thể nhớ thật lâu về các sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
  • Slogan có khả năng chạm tới cảm xúc người tiêu dùng và giúp họ có cảm giác quen thuộc về sản phẩm.
  • Slogan sẽ là hình ảnh độc đáo của thương hiệu giúp mang đến sự khác biệt và tạo sự cạnh tranh với các đơn vị đối thủ khác.

3. Những yếu tố cơ bản của một Slogan hay

Để tạo nên một Slogan hay và ý nghĩa cần được đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:

Slogan là gì

Một số Slogan hay sẽ bao gồm nhiều yếu tố cơ bản khác nhau

  • Yếu tố gắn liền với thương hiệu: Slogan là một trong những cách hiệu quả giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn với mọi người. Từ đó, slogan và thương hiệu sẽ có mối liên kết với nhau để khách hàng dễ liên tưởng với dễ nhớ đến.
  • Yếu tố người xem: Sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất đều có mục đích cuối cùng đó là phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, nếu biết slogan đó có thật sự thành công hay không thì phải xem xét phản ứng của khách hàng về thương hiệu.
  • Yếu tố ngắn gọn, xúc tích: Slogan chỉ có vài giây để gây ấn tượng với người tiêu dùng. Do đó khi xây dựng một slogan phải gây ấn tượng từ chữ cái đầu tiên hoặc ý nghĩa ẩn sâu trong câu từ. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu truyền tải được giá trị, năng lượng tích cực.
  • Yếu tố trung thực: Hiện nay, khách hàng có xu hướng tìm kiếm những thương hiệu chia sẻ thông điệp hoặc slogan có ý nghĩa hơn là khẳng định. Bởi vì để khẳng định thương hiệu thì người tiêu dùng cần có thời gian để trải nghiệm. Một số nhãn hàng dùng slogan để khẳng định giá trị khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu và tạo nên phản ứng tiêu cực với sản phẩm và dịch vụ.

4. Một slogan chất lượng bao gồm những yếu tố nào?

Một slogan hay, chất lượng, ý nghĩa sẽ mang đến hiệu quả to lớn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Vậy một slogan chất lượng và hay sẽ bao gồm những yếu tố cụ thể như:

Slogan là gì

Slogan hay sẽ chứa đựng những yếu tố cơ bản nào mà thương hiệu muốn đem đến?

Mục tiêu

Khi tạo nên slogan, thương hiệu cần nắm được mục tiêu mà mình muốn hướng đến là gì? Làm thế nào để thông qua slogan có thể khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của một Slogan rất đa dạng và tùy theo các chiến lược cụ thể của nhãn hàng.

Ví dụ như Pepsi và Coca Cola là 2 đối thủ trong ngành nước giải khát. Để tạo nên sự khác biệt với Coca Cola, Pepsi đã sử dụng câu slogan “Generation Next” với mục tiêu chính đó là chiếm lấy thị phần của Coca Cola. Về câu slogan này, Pepsi đã thể hiện ấn ý rằng Coca Cola là đồ uống lỗi thời, không còn mới nữa và có mục tiêu hướng tới chính là giới trẻ.

Sự ngắn gọn

Slogan cần được đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đầy ý nghĩa. Bởi vì không ai muốn sử dụng một câu slogan kéo dài 2-3 dòng và diễn đạt ý nghĩa lan man, dài dòng. Một câu slogan ngắn gọn và xúc tích sẽ cần đi kèm yếu tố dễ hiểu, dễ đọc và mang lại sự liên tưởng, cảm xúc.

Ví dụ, cà phê Trung Nguyên đã từng sử dụng slogan “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Tuy nhiên, họ nhận thấy slogan dài dòng và không diễn đạt được ý nghĩa, trọng tâm thì họ đã thay đổi thành “Khơi nguồn sáng tạo”. Slogan này đã đáp ứng được yếu tố ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn so với slogan cũ.

Làm nổi bật được lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ

Một slogan hay và chất lượng cần phải làm nổi bật được tính năng, lợi ích khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Thông qua slogan khách hàng sẽ nắm bắt được những giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ mang lại. Ví dụ những slogan kinh điển như “Connecting People” của hãng điện hoặc di động Nokia hay “luôn luôn lắng nghe” của Viettel.

Không gây phản cảm

Đây là một trong yếu tố cực kỳ quan trọng cần được lưu ý khi xây dựng slogan nếu bạn không muốn bị ảnh hưởng lớn đến vấn đề truyền thông, marketing hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Khi tạo slogan, bạn tuyệt đối không được dùng những từ ngữ quá nhạy cảm, phản cảm. Nếu không thương hiệu của bạn sẽ gặp những sự cố lớn về khủng hoảng truyền thông.

Sử dụng kỹ thuật ngôn từ hay

Một slogan hay, ấn tượng còn nhờ vào cách sử dụng cấu trúc hoặc ngôn từ một cách hay và độc đáo. Bạn có thể dùng phép lặp, đối từ, từ láy, ẩn dụ hoặc đảo ngữ để thể hiện sự sáng tạo và khác biệt cho slogan của mình. Thông qua sự khác biệt, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng. Bởi vì những slogan này có tính chất dễ nhớ, dễ lan truyền viral slogan đến mọi người.

Khả năng tạo trend và tạo cảm hứng

Bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật như cách tạo câu từ thì thương hiệu có thể lưu ý về khả năng tạo cảm hứng, tạo trend trên thị trường. Bởi vì giới trẻ hiện nay rất năng động và thường xuyên “bắt trend” thông qua mạng xã hội. Nếu slogan của bạn tạo dựng được độ hot và tạo thành trend, xu hướng thì chắc chắn nhiều người sẽ sử dụng slogan của thương hieuj bạn. Chắc chắn nó sẽ rất có ích cho chiến dịch phát triển marketing của thương hiệu.

5. Hướng dẫn để tạo một Slogan độc đáo và sáng tạo

Để tạo ra một Slogan độc đáo, ý nghĩa và sáng tạo, bạn có thể tham khảo các bước và yếu tố cụ thể sau đây:

Slogan là gì

Các bước tạo nên một slogan hay, ý nghĩa, sáng tạo và độc đáo

Thấu hiểu thương hiệu

Slogan chính là bộ mặt, là tiếng nói tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu của bạn so với đối thủ. Do đó, bạn cần phải thấu hiểu thương hiệu của mình dựa trên những yếu tố như hướng đi, đặc tính sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa vào những mục tiêu có đặc điểm nổi bật đó mà xây dựng nên câu slogan có ý nghĩa, bám sát bào mục tiêu, sứ mệnh hay những giá trị mà thương hiệu hướng tới.

Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu cách mà các nhãn hiệu nổi tiếng xây dựng slogan dựa trên mục tiêu đã được đề ra hay định hướng phát triển. Nếu bạn muốn xây dựng slogan cho cá nhân, bạn cần phải hiểu rõ chính mình, hiểu rõ những điểm mạnh, nổi bật của bản thân. Từ đó, tạo ra slogan để xây dựng thương hiệu cá nhân so với những người khác.

Định vị thương hiệu

Đối với mỗi tệp khách hàng mục tiêu, thương hiệu sẽ có các lối đi và xây dựng những thông điệp khác nhau để truyền tải đến người tiêu dùng. Đồng thời thông qua sự định hướng pháp triển, doanh nghiệp sẽ xây dựng những câu slogan thể hiện được giá trị tốt đẹp mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang đến cho khách hàng. Để có thể định vị được thương hiệu, slogan cần thể hiện được giá trị cốt lõi mà thương hiệu hướng tới để tạo nên điểm khác biệt và đặc trưng riêng.

Đối với mỗi cá nhân đều có những điểm nổi bật khác nhau nên bạn cần phải thấu hiểu được chính bản thân mình. Đồng thời cố gắng tạo nên giá trị khác biệt cho chính mình. Từ đó, khán giả mới có thể cảm nhận được những giá trị ý nghĩa mà bạn muốn đem đến cho họ.

Tham khảo Slogan của các đối thủ trên thị trường

Một trong những cách tạo ra slogan chất lượng đó là tham khảo slogan của các đối thủ để học được những điều hay từ họ. Ngoài ra, học những slogan đã thành công trên thị trường sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng hơn. Bạn sẽ tìm ra được những bố cục hợp lý, câu văn hay để truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn, xúc tích cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn có thể thể hiện được sự nổi bật riêng biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, bạn cần tìm hiểu thêm về slogan được gắn với yếu tố nào của doanh nghiệp, hoạt động như thế nào. Khi biết được chi tiết bạn sẽ tìm ra được slogan cho riêng mình và doanh nghiệp.

Tổng hợp các ý tưởng Slogan

Để xây dựng một slogan chất lượng, ý nghĩa và phù hợp, bạn cần trải qua nhiều giai đoạn chắt lọc kỹ càng. Bởi vì slogan được xem là phương tiện truyền tải giá trị thể hiện bộ mặt cho thương hiệu.

Quá trình xây dựng slogan cần đến sự tham của nhiều người và cần được diễn ra theo tình tự. Bởi vì những điều sáng tạo hoặc độc đáo sẽ xuất hiện khi không một ai ngờ đến. Sau khi tổng hợp slogan, team content sẽ xem xét một lượt để chọn ra số lượng slogan tâm đắc và chỉnh sửa phù hợp với các tiêu chí, yếu tố cơ bản.

Lựa chọn Slogan phù hợp

Sau khi đã tổng hợp xong các ý tưởng, thương hiệu cần lựa chọn slogan phù hợp theo phương pháp loại trừ những slogan bạn thích nhất hoặc cảm thấy phù hợp cho sản phẩm nói riêng hoặc doanh nghiệp, cá nhân nói chung. Những câu slogan cần được lựa chọn phù hợp, chỉn chu và mang đến ý nghĩa tích cực. Đồng thời cần truyền tải được thông điệp giá trị sâu sắc mà doanh nghiệp hướng đến.

6. Tổng hợp một số Slogan hay nhất mọi thời đại

Dưới đây là một số Slogan hay nhất mọi thời đại đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường mà bạn có thể tham khảo:

Slogan là gì

Tổng hợp một số slogan hay nhất mọi thời đại mà có thể tham khảo

  • Nike - Just Do It: Slogan này đã giúp Nike chiến thắng Reebok trong cuộc chiến Sneaker vào thập niên 80s. Nike đã sử dụng slogan này liên tục trong hơn 30 năm liền. Với slogan này, Nike mong muốn khẳng định tinh thần thể thao mạnh mẽ và thách thức các vận động viên sẵn sàng đối mặt với các tình huống và thử thách.
  • Kit Kat - Have a break, have a Kit Kat: Kit Kat từ lâu đã định vụ sản phẩm là thanh socola mà người đàn ông mang tới nơi làm việc và tận hưởng trong giờ nghỉ. Ngay từ khi bắt đầu trong câu slogan, Kitkat đã tận dụng từ “break” mang ý nghĩa thời gian giải lao, vừa là hành động bẻ gãy thanh Kitkat.
  • California Milk Processor Board – Got Milk? Ban đầu slogan này được thể hiện trong seri quảng cáo thông qua các tình huống người dùng sử dụng các loại thực phẩm ngọt và khô nhưng thiếu sữa để cân bằng. Tuy nhiên, slogan này lại bị đánh giá là “thiếu sáng tạo”, “ngữ pháp không chính xác”. Để chứng minh sự đánh giá sai lầm, 1 năm sau, đã có 2,8 tỷ gallon sữa được bán ra tại California.
  • – M&Ms – Melts in your mouth, not in your hand: Slogan này được ra đời nhằm khẳng định sự khác biệt của Peanut M&M so với các loại kẹo cùng thời khi luôn gây cảm giác dấp dính trên ngón tay người tiêu dùng. Theo khảo sát của Texas Tech University, slogan của thương hiệu M&M là slogan được nhiều người yêu thích nhất trong lịch sử ngành quảng cáo.
  • – De Beers – A Diamond is forever: Slogan được ra đời trong hoàn cảnh Frances Gerety tuyệt vọng khi phát hiện ra đã quên một dòng chữ ký cho loạt quảng cáo của De Beers. Sau đó, slogan thành công mạnh mẽ với lượng kim cương bán ra tăng 55% tại Mỹ sau 2 năm và từ đó, nhẫn đính hôn kim cương trở thành nét văn hóa đặc biệt.
  • Avis – We Try Harder: Năm 1962, Avis chấp nhận là công ty cho thuê xe đứng thứ 2 tại Mỹ với slogan này. Trong một năm sau đó, thay vì tiếp tục thua lỗ $3.2 triệu thì công ty đã thu về lợi nhuận $1.2 triệu lần đầu tiên trong 13 năm.
  • – Wheaties – Breakfast of Champions: Thương hiệu Wheaties đã đưa hình ảnh các vận động viên nổi tiếng lên bao bì của các hộp ngũ cốc và khẳng định với slogan: Bữa sáng dành cho các nhà vô địch. Do đó, vô số vận động viên và người tiêu dùng đã bị kích thích với ham muốn trở thành “nhà vô địch”.
  • – L’oreal – Because you’re worth it: Slogan được viết từ góc nhìn của phụ nữ “Because I’m worth it”. Tuy nhiên, slogan này được chuyển thành “Because You're worth it” do một số khách hàng thấy nó quá mạnh mẽ so với đặc tính của phụ nữ. Với slogan này, L’Oreal tiếp tục nỗ lực để đưa thương hiệu trở thành một lối sống và triết lý cho phụ nữ quyền lực. Thương hiệu đã tiên phong trở thành thương hiệu mang góc nhìn phụ nữ đầu tiên trên thế giới.
  • – Las Vegas Conventions And Visitors Authority – What Happens Here, Stays Here: Theo nhiều nghiên cứu cho rằng cảm xúc kết nối Las Vegas Conventions với khách hàng là cảm giác tự do làm những điều họ không thể làm ở nhà. Slogan này đã định vị Las Vegas là nơi bạn có thể sống tự do mà không cần bận tâm những điều khác. Kết quả cho thấy mỗi $1 chi phí quảng cáo với slogan này đem về $26 lợi nhuận cho thành phố.
  • – Gillette – The Best a Man Can Get: Thương hiệu Gillette gặp khó khăn trong việc quảng bá sự nam tính của thương hiệu và chất lượng sản phẩm trong một vài năm đầu. Tuy nhiên, Slogan này đã kết hợp thành công 2 yếu tố đó và được dịch ra 14 thứ tiếng phát triển trên toàn thế giới. Nhờ vào slogan, Gillette trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp cạo râu.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về khái niệm slogan là gì và cách tạo ra slogan hay, độc đáo và sáng tạo. Đồng thời, bài viết còn cung cấp những slogan hay nhất mọi thời đại mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể tự tạo ra cho riêng mình slogan để định vị và khẳng định giá trị, thông điệp mà thương hiệu hoặc cá nhân muốn truyền tải.

----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Tagline là gì

Có thể bạn quan tâm:

Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

Key visual là gì và cách để tạo key visual nổi bật, bạn biết hay chưa?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: